Cây rau mương có tác dụng gì đối với việc trị bệnh?

Ngày nay trong các bài thuốc y học cổ truyền cây rau mương hầu như có mặt ở khắp mọi nơi. Đặc biệt các thành phần trong cây rau mương đặc biệt chuyên chữa trị các bệnh lí liên quan đến dạ dày. Vậy cây rau mương có tác dụng gì?

Cây rau mương là cây gì?

Cây rau mương hay còn gọi là rau mương đất, rau mương non, cây lức. Loại cây này có tên khoa học là- Ludwigia prostrate, một loại thực vật có hoa thuộc họ Onagraceae. Cây thường cao khoảng 20 – 50cm. Mọc thẳng đứng.

Lá cây có màu xanh lục, dài nhọn và chỉa dài ra hai hướng. Hoa rau mương thường mọc ra từ nách cây, mỗi cây thường có 6 – 8 hoa.

Cách nhanh nhất để tìm thấy cây rau mương là đến những nơi gần nước, đất ẩm ướt. Bởi những nơi như bờ đê, ven hồ, gò ruộng sở hữu các chất mà cây cần nên cây rất dễ phát triển. Đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Vì sỡ hữu nhiều lợi ích đặc biệt tốt nên vì thế ở một vài nơi cây rau mương thường được người dân trông và thu hoach quanh năm. Chúng có thể bảo quản trong thời gian dài nếu được phơi khô. Tích trữ để có thể sử dụng để chữa các loại bệnh khi cần thiết

Cây rau mương có tác dụng gì đối với việc trị bệnh 1Cây rau mương có tác dụng gì trong điều trị bệnh?

Cây rau mương có tác dụng gì?

Từ lâu, rau mương đã là một vị thuốc quý được Y học cổ truyền rất tin tưởng. Vì vậy, cây rau mương đem lại rất nhiều công dụng hữu ích:

Trị tiêu chảy, đầy bụng

Sử dụng một nắm lá cây rau mương, rửa sạch và ngâm với một ít nước muối pha loãng. Sau đó đem hỗn hợp đó giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Nó có thể làm cho chứng tiêu chảy và đầy bụng của bạn được cải thiện nhanh chóng.

Cây rau mương có tác dụng gì đối với việc trị bệnh 2Cây rau mương có công dụng hữu ích trong điều trị đầy bụng, khó tiêu

Trị đau dạ dày

Việc uống nước cây rau mương có thể làm cho tình trạng đau dạ dày của bạn tiến triển tốt hơn. Có thể thông qua việc ngâm nước muối pha loãng để sát khuẩn và làm sạch. Phần nước cốt có thể uống hai lần trong ngày. Cây rau mương sẽ phát huy tác dụng một cách nhanh nhất nếu sử dụng khi lá còn tươi.

Trị mụn nhọt, mụn mủ

Bạn dụng một ít lá cây rau mương, rửa sạch và ngâm với nước muối. Dã nát và đắp lên vết mụn khoảng 10 – 15 phút. Song song với đó bạn cũng có thể kết hợp giữa việc vừa uống và đắp. Cách làm này giúp bạn có thể cải thiện vết thương từ bên trong. Lá rau mương hoàn toàn lành tính nên bạn có thể sắc uống hằng ngày.

Cây rau mương có tác dụng gì trong việc trị bệnh 3Có thể trị mụn nhọt với cây rau mương

Trị tiểu đường

Chuẩn bị các nguyên liệu như cây rau mương, chuối hột, dây mây, lá vú sữa, lục bình, cam thảo, khổ qua. Tất cả các vị thuốc này này khi kết hợp có thể trị bệnh tiểu đường. Nếu bạn kiên trì uống mỗi ngày.

Có thể thấy trong các bài thuốc dân gian cây rau mương có thể phát huy hết tác dụng của mình. Theo Y học cổ truyền thì cây rau mương có tính mát, vị ngọt, có thể giúp thanh nhiệt, tiêu sưng, hỗ trợ cầm tiêu chảy. Bên cạnh đó có thể làm giảm triệu chứng của các bệnh như: mụn trứng cá, đau nhức răng, viêm họng, rối loạn tiêu hóa,…

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ cây rau mương

Mặc dù tốt là thế nhưng để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Cần đảm bảo lượng rau mương mà bạn sử dụng phải được sạch sẽ, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Nêu không nguồn vi khuẩn ở đất trong lúc trồng sẽ xâm nhập vào cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên quá lạm dụng cây rau mương. Dẫu biết đây là loại cây lành tính nhưng khi sử dụng bạn cần nên có tư vấn của các bác sĩ Y học Cổ truyền để có thể đảm bảo cho sức khỏe của bản thân.

Trên thực tế cái bài thuốc dân gian từ cây rau mương có thể đem lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh cho nhiều người, nhưng đây là loại cây thuốc chưa được nghiên cứu nhiều trong giới khoa học. Nên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi chọn sử dụng cây rau mương để trị bệnh.

Cây rau mương khá quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Tuy chỉ là một loại cây cỏ dại nhưng lại có mặt rất nhiều trong các bài thuốc dân gian trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến tiểu đường, dạ dày.

Ly Huỳnh

Nguồn thamm khảo: Vinmec.com

Rate this post