Cây sầu đâu là gì? 9 công dụng điều trị bệnh và lưu ý sử dụng

Hiện nay tại Việt Nam tồn tại nhiều loại cây sầu đâu. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt cũng như những công dụng đặc biệt của những loại cây này nhé!

1Giới thiệu về cây sầu đâu

Phân loại cây sầu đâu

  • Sầu đâu rừng: Còn gọi là Xoan rừng, Sầu đâu cứt chuột, Nha đảm (tử). Tên khoa học là Brucea javanica (L.) Merr. Thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae).
  • Sầu đâu bản địa: Còn gọi là Xoan ta, Xoan nhà, Sầu đông, Thầu đâu, Khổ luyện. Tên khoa học là Melia azedarach. Thuộc họ Xoan (Meliaceae).
  • Sầu đâu Ấn Độ: Còn gọi là cây Neem, Xoan Ấn Độ, Xoan ăn gỏi. Tên khoa học là Azadirachta indica. Thuộc họ (Meliaceae).

Các loại cây sầu đâu tại Việt nam

Các loại cây sầu đâu tại Việt nam

Mô tả cây sầu đâu

Sầu đâu bản địa

  • Cây cao khoảng 15 – 20m, thân gỗ, vỏ thân có rãnh dọc, rụng lá mùa đông.
  • Lá mọc so le, ở mép có răng cưa, nhẵn ở hai mặt.
  • Cụm hoa hình xim, gồm nhiều hoa màu tím nhạt, thơm hắc. Quả hạch hình cầu, khi chín màu vàng, có 4 hạt.[1]
  • Mùa Hoa: từ tháng 3 đến tháng 4.
  • Mùa quả: từ tháng 6 đến tháng 8.[nguon title=”MELIA AZEDARACH L.” link=”http://vienduoclieu.org.vn/tttv/danh-muc-cay-thuoc/cay-thuoc/Melia_azedarach_1620″][/nguon]

Sầu đâu Ấn Độ

  • Cây thân gỗ cao 10 – 15m, cành nhánh tỏa rộng.
  • Có lá kép lông chim hình ngọn giáo không cân đối, mọc so le nhau dài 20 – 30cm, mép lá có răng, hơi tù.
  • Hoa thơm, màu trắng, cao. Quả hạch màu đỏ, dài khoảng 2cm, có một vỏ cứng dễ vỡ và một hạt hoá gỗ; thịt quả khi chín màu đen.
  • Cây rụng lá vào mùa khô hạn.[3][nguon title=”Azadirachta indica A. Juss.” link=”https://www.nparks.gov.sg/florafaunaweb/flora/2/7/2738″][/nguon]

Sầu đâu rừng

  • Khác với 2 loại trên, cây sầu đâu rừng chỉ cao khoảng 1,5 – 2,5m, thân mềm và không to.
  • Lá mọc so le, xẻ lông chim không đều, hai mặt có lông mềm, nhiều nhất là ở mặt dưới, mép lá có răng cưa rộng và tù.
  • Hoa nhỏ mọc thành chùm xim, dài 15 – 25cm.
  • Quả hình bầu dục, khi chín có màu đen. Hạt hình trứng, màu nâu đen.
  • Mùa hoa quả thường từ tháng 3 đến tháng 9.

Hình ảnh cây sầu đâu

Hình ảnh cây sầu đâu

Thành phần có trong cây sầu đâu

Sầu đâu rừng

  • Toàn cây chứa các hợp chất quassinoid (bruceantin, bruceantarin, brusatol, brucein A-H), triterpenoid.
  • Quả còn có chứa nhiều dầu béo, ngoài ra còn chứa một glucozit là kosamin, đây là một chất có tác dụng diệt trùng và giun sán ở liều thấp. Tuy nhiên, ở liều cao sẽ gây độc, làm tim đập chậm, nôn mửa, đi tiêu lỏng,… có thể dẫn đến chết người.[5]

Sầu đâu bản địa

  • Trong vỏ có chứa nhiều hợp chất như tannin, alkaloid, sterol, muối oxalate,…
  • Lá có chứa các alkaloid, flavonoid,…
  • Hạt chứa chứa nhiều acid béo như acid stearic, palmitic, oleic, linoleic.[nguon title=”MELIA AZEDARACH L.” link=”http://vienduoclieu.org.vn/tttv/danh-muc-cay-thuoc/cay-thuoc/Melia_azedarach_1620″][/nguon]

Sầu đâu Ấn Độ

  • Hầu như tất cả các bộ phận của cây sầu đâu Ấn Độ (cây Neem) đều có chứa chất dầu đắng, nhiều nhất là ở hạt, chứa tới 4,5% dầu bao gồm các chất đắng như nimbin, nimbinin và nimbidin.[7]

Sầu đâu chứa nhiều thành phần như alkaloid, flavonoid,...

Sầu đâu chứa nhiều thành phần như alkaloid, flavonoid,…

2Công dụng của cây sầu đâu bản địa

Vỏ Sầu đâu bản địa (Xoan) chứa nhiều hợp nhất như tannin, alkaloid vì vậy thường được chỉ định dùng trị giun đũa, giun kim bằng cách sắc uống trực tiếp. Ngoài ra, có thể dùng lá Xoan nấu nước tắm hoặc rửa để trị ghẻ, viêm da, mụn nhọt, mề đay, viêm âm đạo.[8]

Sầu đâu bản địa thường dùng trị giun

Sầu đâu bản địa thường dùng trị giun

3Công dụng của cây sầu đâu rừng

Theo y học cổ truyền: Sầu đâu rừng có vị đắng, tính hàn, vào phủ đại trường. Vì vậy sầu đâu rừng có tác dụng táo thấp (theo đông y có nghĩa là làm khô cái ẩm ướt), sát trùng, trị sốt rét. Ngoài ra đây còn là một loại thuốc lỵ đã được dùng lâu đời ở nhiều nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam.

Nhờ tính chất diệt trùng, giun sán của kosamin có trong quả (nha đảm tử) nên thường sẽ sử dụng quả để điều trị những tình trạng trên. Tuy nhiên quả nên được bỏ vỏ, ép hết dầu vì dầu có tính chất kích thích, gây nôn, tiêu chảy.

Sầu đâu rừng tác dụng táo thấp, sát trùng, trị sốt rét

Sầu đâu rừng tác dụng táo thấp, sát trùng, trị sốt rét

4Công dụng của cây sầu đâu Ấn Độ

Hỗ trợ tiêu hóa

Nhờ vào đặc tính chống đầy hơi và làm se niêm mạc tuyệt vời. Dầu và bột sầu đâu đóng một vai trò đặc biệt trong việc giảm sự hình thành khí trong ống tiêu hóa, do đó làm giảm chướng bụng và đầy hơi.

Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào có trong bột sầu đâu cũng giúp điều trị tình trạng táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.[9]

Giảm viêm nướu, bảo vệ răng miệng

Người Ấn Độ đã nhai cành cây sầu đâu như một cách đánh răng để duy trì độ pH thích hợp trong nước bọt giúp ngăn vi khuẩn, giảm viêm nướu, ngăn ngừa hình thành mảng bám và sâu răng.

Sử dụng cây sầu đâu giúp bảo vệ răng miệng

Sử dụng cây sầu đâu giúp bảo vệ răng miệng

Giảm đau, chống viêm

Nhờ vào một loạt các chất có đặc tính kháng viêm có trong cây sầu đâu làm cho nó trở thành lựa chọn tối ưu giúp giảm đau và kháng viêm do viêm khớp. Nó cũng cực kỳ hiệu quả đối với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Cây sầu đâu có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm

Cây sầu đâu có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm

Làm đẹp da

Nhờ vào thành phần chứa các chất chống viêmkháng khuẩn như nimbidin, nimbin, quercetin và vitamin C,… dầu sầu đâu và dịch chiết lá sầu đâu được phối trộn với một số phụ gia để sản xuất một số loại mỹ phẩm như kem dưỡng da góp phần làm cho da khỏe mạnh ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm từ vi khuẩn và nấm.

Sầu đâu được dùng như một phụ da trong sản xuất kem dưỡng da, làm đẹp da cho chị em

Sầu đâu được dùng như một phụ da trong sản xuất kem dưỡng da, làm đẹp da cho chị em

Chữa dị ứng

Bằng cách uống hoặc bôi trực tiếp lên da, bột lá sầu đâu cũng được xem như một phương thuốc tự nhiên để chữa trị tình trạng dị ứng da.

Sầu đâu có công dụng giúp giảm các tình trạng dị ứng da hiệu quả

Sầu đâu có công dụng giúp giảm các tình trạng dị ứng da hiệu quả

Chống lão hóa

Một trong những lợi ích tốt nhất của dầu sầu đâu đối với da là đặc tính chống lão hóa. Với sự hiện diện của vitamin E và acid béo có trong sầu đâu sẽ tạo điều kiện cho da sản xuất collagen, giúp duy trì tính đàn hồi của làn da đồng thời làm giảm nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa mang lại cho bạn làn da trẻ trung hơn.

Sầu đâu chứa nhiều hoạt chất có đặc tính chống lão hoá hiệu quả như Vitamin E, acid béo

Sầu đâu chứa nhiều hoạt chất có đặc tính chống lão hoá hiệu quả như Vitamin E, acid béo

Làm lành vết thương, vết loét

Các đặc tính chống viêm và giảm đau của lá sầu đâu đã đề cập ở trên cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị các vết loét khác nhau như viêm loét đại tràng, loét dạ dày… Ngoài ra, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong lá sầu đâu cũng thúc đẩy quá trình tái tạo mô, tạo điều kiện cho vết thương mau lành.

Làm lành vết thương bằng sầu đâu

Làm lành vết thương bằng sầu đâu

Điều trị sốt rét

Lá cây sầu đâu từ lâu đã được sử dụng trong điều trị sốt rét. Nhờ trong thành phần có chứa các hợp chất như quinine và chloroquine nên việc uống trà lá sầu đâu hoặc nhai vài lá sầu đâu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng mắc bệnh sốt rét.[10]

Lá sầu đâu được sử dụng trong điều trị sốt rét

Lá sầu đâu được sử dụng trong điều trị sốt rét

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Loại lá này còn có một đặc tính đáng kinh ngạc đó là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường một cách mạnh mẽ, đóng vai trò chính trong việc ổn định mức đường huyết trong cơ thể.

Ngoài ra, các tế bào Beta tuyến tụy, có vai trò sản xuất insulin giúp ổn định đường huyết, khi bạn sử dụng bột hoặc nước ép từ lá sầu đâu cũng sẽ giúp các tế bào Beta tuyến tuỵ hoạt động tích cực hơn.

Lá sầu đâu cũng giúp giảm sự phân hủy tinh bột thành glucose, từ đó giữ cho đường huyết trong cơ thể luôn ở mức cho phép.

5Liều dùng

Tùy vào độ tuổi, thể trạng, mức độ nghiêm trọng và tình trạng bệnh của mỗi người mà liều lượng có thể thay đổi để điều trị một cách hiệu quả. Dưới đây là liều dùng mà bạn có thể tham khảo để sử dụng cho đúng:

  • Lá sầu đâu: 4 – 5 lá một ngày.
  • Bột sầu đâu: 2 – 3g một ngày.
  • Nước ép sầu đâu: 2 – 4 muỗng cà phê một ngày.
  • Vỏ cây sầu đâu: 32 – 40g vỏ khô một ngày.

Liều dùng sầu đâu sẽ thay đổi theo từng đối tượng và bộ phận dùng

Liều dùng sầu đâu sẽ thay đổi theo từng đối tượng và bộ phận dùng

6Tương tác thuốc

Sầu đâu với Thuốc trị tiểu đường:

  • Vì sầu đâu có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vậy nên khi dùng sầu đâu chung với thuốc trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Bạn nên theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết của bạn khi dùng chung hai chất này.

Sầu đâu với Thuốc ức chế miễn dịch:

  • Sầu đâu có thể làm tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch nên khi sử dụng chung với các thuốc làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch như thuốc sử dụng sau khi cấy ghép có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này.

Sầu đâu với Thuốc chuyển hóa qua gan (chuyển hóa qua CYP1A2, CYP3A4):

  • Lá Sầu đâu có thể thay đổi tốc độ chuyển hóa các thuốc này tại gan, điều này có thể thay đổi tác dụng cũng như xuất hiện các tác dụng phụ của các loại thuốc này.

Sầu đâu với thuốc được vận chuyển nhờ P-Glycoprotein:

  • Lá Sầu đâu có thể làm thay đổi cách hoạt động các protein này dẫn đến thay đổi lượng thuốc tồn tại trong cơ thể, điều này có thể thay đổi tác dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc.[nguon title=”Neem – Uses, Side Effects, and More” link=”https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-577/neem”][/nguon]

Sầu đâu với thuốc chống loạn thần Lithium:

  • Uống sầu đâu có thể làm giảm khả năng loại bỏ lithium ra khỏi cơ thể. Điều này có thể làm tăng lượng lithium trong cơ thể và dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.[12]

Sầu đâu tương tác với khá nhiều thuốc khác

Sầu đâu tương tác với khá nhiều thuốc khác

7Tác dụng phụ có thể gặp phải

Có thể gây hạ huyết áp quá mức: Mặc dù tác dụng hạ đường huyết của sâu đâu có vẻ đáng mong đợi. Tuy nhiên, khi dùng quá mức có thể làm cho đường huyết sụt giảm nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Có thể gây giảm khả năng sinh sản: Sầu đâu có thể được sử dụng như một chất ngừa thai khi cần thiết, nhưng nó có thể làm giảm khả năng sinh sản ngay cả khi không mong muốn.

Có thể gây sảy thai: Chiết xuất sầu đâu có thể gây sảy thai ở cả loài gặm nhấm và khỉ. Do đó, những người đang có kế hoạch sinh sản thì không nên dùng sầu đâu.

Có thể gây ra phản ứng dị ứng: Mặc dù sầu đâu được sử dụng phổ biến nhất để điều trị dị ứng và phát ban, nhưng đối tượng mẫn cảm với sầu đâu hoặc sử dụng quá nhiều, sai cách cũng có thể dẫn đến dị ứng.

Có thể gây kích ứng dạ dày: Tiêu thụ quá nhiều dầu sầu đâu có thể gây khó tiêu, kích ứng dạ dày, buồn nôn, tiêu lỏng và các vấn đề về tiêu hóa khác.

Có thể kích thích quá mức hệ thống miễn dịch: Tiêu thụ sầu đâu có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, dùng sầu đâu liều cao có thể kích thích quá mức hệ thống miễn dịch và gây ra các biến chứng.[13]

Dùng sầu đâu không đúng cách có thể gây nên nhiều tác dụng không mong muốn

Dùng sầu đâu không đúng cách có thể gây nên nhiều tác dụng không mong muốn

8Lưu ý khi sử dụng cây sầu đâu

Tránh nhầm lẫn với cây khác

Sầu đâu có thể bị nhầm lẫn với một số loại cây, từ đó dẫn tới việc không đạt được hiệu quả mong muốn khi sử dụng, hay thậm chí xuất hiện các tác dụng có hại. Do đó, bạn cần tìm hiểu và phân biệt rõ giữa các cây với nhau:

  • Sầu đâu – Azadirachta indica f. Meliaceae (họ Xoan).
  • Xoan – Melia azedarach Meliaceae (họ Xoan).
  • Sầu đâu rừng – Brucea javanica (L.) Merr. Simaroubaceae (họ Thanh thất).
  • Khổ sâm Bắc bộ – Croton tonkinensis Euphorbiaceae (Họ Thầu dầu).
  • Khổ sâm (Dã hoè) – Sophora flavescens Fabaceae (họ Đậu).[nguon title=”Nha đảm tử -Brucea javanica , Simaroubaceae” link=”https://mplant.ump.edu.vn/index.php/nha-dam-tu-brucea-javanica-simaroubaceae/”][/nguon]

Cần phân biệt rõ sầu đâu với các loại cây khác để tránh nhầm lẫn khi dùng

Cần phân biệt rõ sầu đâu với các loại cây khác để tránh nhầm lẫn khi dùng

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng

Trẻ emphụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng sầu đâu do thiếu nghiên cứu về độ an toàn ở những nhóm người đó. Ngoài ra, bệnh nhân đã trải qua cấy ghép nội tạng cũng cần tránh sử dụng sầu đâu.[15]

Trẻ em và phụ nữ mang thai không nên sử dụng sầu đâu

Trẻ em và phụ nữ mang thai không nên sử dụng sầu đâu

Mức độ an toàn của cây sầu đâu

Hiện nay ở nước ta có nhiều loại sầu đâu, trong đó:

  • Sầu đâu bản địa còn gọi là cây Xoan chỉ vỏ rễ và vỏ thân cây mới được dùng trong y học, lá và quả không ăn được vì có thể gây ngộ độc.
  • Sầu đâu Ấn Độ hay còn gọi là cây Neem có thể dùng lá để làm gỏi ăn.
  • Sầu đâu rừng thuộc họ thanh thất có tên gọi khác là sầu đâu cứt chuột thì có công dụng và đặc tính giống với sầu đâu bản địa.[16]

Sầu đâu có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng bằng đường uống trong tối đa 10 tuần, khi bôi bên trong miệng tối đa 6 tuần hoặc khi bôi ngoài da trong tối đa 2 tuần. Đặc biệt, với lá sầu đâu Ấn Độ nếu dùng với liều lượng lớn hoặc trong thời gian dài, liên tục. Chúng có thể gây hại cho thận và gan.[12]

Cần thận trọng khi sử dụng sầu đâu

Cần thận trọng khi sử dụng sầu đâu

Bài trên đã cung cấp cho bạn một vài thông tin về cách phân biệt các loại cây sầu đâu và những công dụng tuyệt vời của nó. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ đến cho người thân và bạn bè cùng đọc nhé!

Rate this post