Tinh dầu Cửu Lý Hương

Cửu lý hương được ghi nhận công dụng từ rất lâu trong y văn. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến loài cây từ họ Cam này. Tinh dầu cửu lý hương cũng mang nét riêng biệt, đặc trưng được các nước châu Âu sử dụng rộng rãi. Cùng Kobi tìm hiểu về tinh dầu từ cửu lý hương, cách sử dụng trong bài viết dưới đây.

1. Mô tả cây cửu lý hương

Cửu lý hương còn có tên khác là văn hương. Cây có tên khoa học là Ruta graveolens, cây thuộc gia đình họ Cam Rutaceae.

Cửu lý hương là loài cây nhỏ, sống dai. Thân cây có nhiều cành, cao khoảng 80 cm. Lá cây mọc so le, khi vò lá có mùi hắc. Phiến lá 2 – 3 lần xẻ lông chim, mọc ở gốc. Lá phía ngọn ít xẻ hơn. Hoa mọc thành ngù, có màu vàng, lá đài có 3 cạnh, có 4 cánh hoa. Khi chín, bao phấn tự động áp vào đầu nhụy. Quả khô gồm 4 – 5 đại dính ở phía gốc.

Cây mọc hoang dại, được trồng ở một số vùng nước ta để làm thuốc. Ngoài ra, cửu lý hương còn mọc ở nhiều nước ôn đới như Pháp, Ý, Bắc Phi. Cây được ghi nhận trong dược điển ở Pháp là thuốc độc bảng A từ những năm 1949.

2. Tinh dầu cửu lý hương là gì

Toàn bộ cây cửu lý hương đều có thể cung cấp tinh dầu như lá, thân, hoa, quả. Sau khi thu hoạch, người ta tiến hành chưng cất hơi nước. Tinh dầu thu được từ cửu lý hương có màu vàng, mùi hương mạnh và khá hắc. Người ta nói rằng những ai ngửi thấy mùi lá tươi của cây sẽ nhớ suốt đời vì tinh dầu của nó có mùi đặc trưng.

3. Thành phần hóa học của tinh dầu cửu lý hương

38 thành phần hóa học trong tinh dầu từ cửu lý hương đã được xác định. Trong đó, Undecan-2-one (46.8%) và nonan-2-one (18.8%) là 2 thành phần chính của tinh dầu. Ngoài ra còn có, decan-2-one, tridecan-2-one, Terpenoids chiếm 11% với α-pinene (1.3%), limonene (3.0%) và 1,8-cineole (2.9%), Sesquiterpenoids (1.8%), valeric acid (1.6%), octanoic acid (3.4%), nonan-2-ol (1.5%), methyl salicylate và Xanthotoxin (0.8%)

4. Tác dụng của tinh dầu cửu lý hương

Theo y học cổ truyền, Cửu lý hương bôi ngoài da có tác dụng giảm đau, trừ máu ứ, chữa phong thấp, bị đánh, té ngã, chữa bệnh dại, bán thân bất toại, …

4.1. Kháng khuẩn

Ngày nay, con người ngày càng lạm dụng kháng sinh khiến cho các chủng vi khuẩn trở nên kháng thuốc. Các chủng vi khuẩn khiến thời gian điều trị kéo dài, tốn kém y tế và làm hẹp lại tài nguyên thuốc khàng sinh hiện có.

Tương tự như một số tinh dầu khác, người ta phát hiện ra rằng thành phần trong tinh dầu từ cửu lý hương kháng nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Như Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori, Legionella pneumophila, Acinetobacter baumannii, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, Enterococcus faecalis, Klebsiella pneumoniae, Listeria monocytogenes, Salmonella typhimurium, …

Ngoài ra, tinh dầu còn chống được vi khuẩn thường tồn tại trong thức ăn gây đau bụng, tiêu chảy như Bacillus cereus, Listeria monocytogenes, Salmonella enterica, Staphylococcus intermedius, Shigella sonnei, Salmonella typhimurium

4.2. Kháng nấm

Nấm gây bệnh được biết đến là gây hại đến thực phẩm, sức khỏe con người và nền nông nghiệp. Trên thực tế, vào thời Trung cổ, tinh dầu cửu lý hương được sử dụng để xua đuổi bệnh dịch vì mùi của nó trên thực tế rất mạnh và hăng.

Không dừng lại ở đó, nghiên cứu còn làm rõ hoạt tính tinh dầu của cửu lý hương chống lại nấm Candida spp đa kháng. Các chủng Candida albicans, Candida parapsilopsis, Candida glabrata, Candida tropicalis hoàn toàn bị ức chế bởi tinh dầu. Tinh dầu từ cửu lý hương đã giúp tìm ra các giải pháp thay thế mới, khắc phục tình trạng kháng thuốc hiện nay ở các loài nấm Candida.

4.3. Tác dụng chống viêm

Viêm là phản ứng sinh học bình thường của cơ thể chống lại một số tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, phản ứng viêm gây nên tình trạng khó chịu cho người bệnh như đau, sưng, sốt, …

Một số nghiên cứu chỉ ra tinh dầu cửu lý hương đã được sử dụng để điều trị đau răng, đau tai, thấp khớp và sốt. Các dữ liệu thu được chỉ ra rằng tinh dầu này có hoạt tính chống ung thư, chống viêm và hạ sốt. Hoàn toàn phù hợp với quan điểm y học cổ truyền sử dụng loài cây này trong việc quản lý và điều trị đau, viêm và sốt. Những dữ liệu này là cơ sở để nghiên cứu phát triển những thuốc chống viêm mới hoặc kết hợp nhằm tăng hiệu quả điều trị.

4.4. Giải độc

Một đặc điểm khác biệt của tinh dầu từ cửu lý hương so với những tinh dầu khác là khả năng giải độc của nó. Khả năng này được ghi nhận từ thời Trung cổ. Vì tinh dầu cửu lý hương có độc nên nó hoạt động như thuốc giải cho một số chất độc khác. Đồng thời tinh dầu có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngộ độc.

Tuy nhiên, tinh dầu chỉ có hiệu quả với độc tố thần kinh, không phải độc tố máu (hemotoxin). Tinh dầu đặc biệt có lợi trong việc chống say do ma tuý, rắn độc cắn (như rắn hổ mang và rắn hổ mang chúa, có nọc độc thần kinh, không phải rắn độc có nọc độc tố máu) và côn trùng cắn.

4.5. Đuổi muỗi

Muỗi có khả năng mang và truyền bệnh cho người qua các quốc gia. Mỗi năm gây ra hàng trăm triệu ca bệnh và tử vong trên toàn thế giới.

Thuốc xịt DEET là chất xua đuổi muỗi phổ biến nhất, nhưng chúng là loại hóa chất mạnh. Vì vậy, nhiều nhà sản xuất đã thêm tinh dầu cửu lý hương trong thành phần, phù hợp với những người không dùng DEET. Tinh dầu chiết xuất từ cửu lý hương đã được thử nghiệm về hiệu quả đuổi muỗi. Tinh dầu này có thể đuổi được loài muỗi vằn gây sốt xuất huyết A. aegypti.

Theo tổ chức nông lương thế giới FAO và tổ chức y tế thế giới WHO, 2 – undecanone trong tinh dầu cửu lý hương được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa và hương liệu. Tuy nhiên, nó chủ yếu được sử dụng như một loại thuốc đuổi côn trùng hoặc động vật do có mùi mạnh. Tinh dầu từ cửu lý hương là biện pháp kiểm soát sinh học thay thế lâu dài, rẻ tiền và không gây hại đối với hệ sinh thái.

4.6. Bảo vệ thực vật

Ngày nay, ở một số nước Mỹ Latinh, tinh dầu từ cửu lý hương còn được sử dụng làm thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp hữu cơ. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh hiệu quả của tinh dầu này trong ống nghiệm. Nó có thể chống lại các kí sinh trùng gây bệnh như Colletotrichum gloeosporioides, Cladosporium herbarum, nấm Aspergillus fumigatus, Fusarium oxysporum, Aspergillus flavus và Alternaria Alternata,…

Các nhà khoa học đã kết hợp tinh dầu cây cửu lý hương và chất nền chitosan để tạo ra chất bảo quản rau quả rất tốt. Các nghiên cứu trên ổi, đu đủ, quả lý gai, cà chua, lê cho thấy tinh dầu giúp giảm đáng kể sự thối rữa của trái cây. Đồng thời, không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng bên trong.

Các nhà nghiên cứu khác cũng xác định rằng tinh dầu này là một chất diệt cỏ hiệu quả chống lại nhiều loại cỏ dại. Nhờ khả năng kể trên, đây hứa hẹn là chất bảo quản thân thiện với nền nông nghiệp hữu cơ.

5. Cách dùng tinh dầu cửu lý hương

Còn rất nhiều tranh cãi xung quanh lợi ích và tác hại của tinh dầu từ cây cửu lý hương. Vì vậy, khi sử dụng tại nhà, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng rất nhỏ. Tinh dầu này không được khuyến cáo sử dụng trong liệu pháp mùi hương. Bạn có thể tham khảo một số cách sau

5.1. Dùng ngoài da

Tinh dầu cửu lý hương pha loãng có thể được sử dụng để bôi ngoài da. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng bầm tím, do té ngã, khớp viêm do phong thấp, giúp giảm đau tan máu bầm.

Bạn nên làm hỗn hợp dầu xoa bằng cách pha loãng 1 – 2 giọt tinh dầu với dầu nền. Sau đó có thể xoa vào vùng đang có vấn đề bệnh.

5.2. Chế phẩm khác

Bạn có thể tìm thấy tinh dầu chiết xuất từ cửu lý hương trong thành phần của một số chế phẩm như dược phẩm, thuốc đuổi côn trùng, chất bảo quản thực phẩm hữu cơ, chất diệt cỏ sinh học, …

Bạn chỉ cần tìm thấy tên khoa học Ruta graveolens là được. Ngoài ra, bạn cần lựa chọn dạng sản phẩm phù hợp với cách sử dụng. Ví dụ, bạn có thể uống nếu tinh dầu đã được bào chế thành dược phẩm dạng uống.

6. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu cửu lý hương

  • Từ xa xưa, châu Âu đã ghi nhận cửu lý hương có thể gây sảy thai do thành phần có chứa methylnonylxeton. Cây tươi được xếp vào nhóm thuốc độc bảng A.
  • Tinh dầu của cây cửu lý hương có thể gây viêm da tiếp xúc, phản ứng với ánh sáng và nghiêm trọng ở gan và nhiễm độc thận. Liều cao hơn có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, chóng mặt và chuột rút. Thậm chí có thể gây đau bụng, kích thích đường tiêu hóa, ngất xỉu, mạch yếu, phá thai, lưỡi sưng và tay chân lạnh.
  • Do đó, tuyệt đối không sử dụng tinh dầu chiết xuất từ cửu lý hương ở phụ nữ có thai. Cẩn trọng khi sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những người có bệnh lý về gan, thận không nên sử dụng.
  • Người có dị ứng cũng cần thận trọng khi sử dụng tinh dầu cây cửu lý hương, vì nồng độ cao có thể gây phản ứng dị ứng mạnh.
  • Không có lý do gì để nuốt hoặc uống loại tinh dầu. Vì tinh dầu này có thể gây khó chịu nghiêm trọng cho dạ dày, buồn nôn hoặc nôn mửa. Để tinh dầu xa tầm tay trẻ em.
  • Để tránh quá trình oxy hóa xảy ra ở tinh dầu từ cửu lý hương nên được bảo quản trong bao bì kín khí, tối màu và đặt trong tủ lạnh 4°C. Nên tránh sử dụng các loại dầu cũ hoặc đã bị oxy hóa.
  • Để tránh bất kỳ phản ứng bất lợi nào có thể xảy ra trên da, nên pha loãng tinh dầu với dầu nền trước khi sử dụng ngoài da.

7. Quy cách đóng gói

Quy-cach-dong-goi-san-pham-tinh-dau-kobi-3

8. Kết luận

Trên đây là bài viết về Cửu lý hương và tinh dầu có nhiều tác dụng trong đời sống. Tuy nhiên, độc tính của cửu lý hương đã được ghi nhận từ rất lâu và có thể nguy hiểm đến sức khỏe. Những tác dụng cần thêm nhiều nghiên cứu trên người. Còn rất nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại của tinh dầu chiết xuất từ cửu lý hương. Vì vậy, bạn đọc khi sử dụng tinh dầu cần thận trọng đặc biệt để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

9. Tại sao chọn Kobi?

Kobi tự hào là nhà nhập khẩu và phân phối các loại tinh dầu thiên nhiên, dầu thực vật chất lượng cao với giá cả cạnh tranh tại Việt Nam từ 2011. Đối tác của chúng tôi là các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu cung cấp nguồn thực vật bền vững từ hơn 10 quốc gia, thu mua cây trồng từ nơi chúng phát triển tự nhiên và dồi dào. Mỗi đơn hàng đều đi kèm với GC-MS, COA và SDS để chứng minh dầu của chúng tôi là 100% nguyên chất và tự nhiên. Sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ ngay hôm nay để tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp công việc của bạn phát triển như thế nào nhé!

>>> Mua ngay: Tinh dầu Sả Chanh, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Quế 100% nguyên chất, nhập khẩu Ấn Độ hoặc tham khảo danh sách 500 sản phẩm Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền, dầu massage, tinh dầu thơm của Kobi tại đây.

10. Các chứng chỉ/chứng nhận

  • GC/MS Test.
  • Food Safety and Standards Authority of India
  • GMP
  • Halal
  • ISO 9001: 2015

Tài liệu tham khảo

  1. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12409025/
  2. Đỗ Tất Lợi, 2004, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8400350/
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8156898/
  5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6891472/
  6. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9780444537171014256

Rate this post