Tin tức

1. Tìm hiểu chung về cây ô rô

Trước khi tìm hiểu chi tiết tác dụng chữa bệnh của cây ô rô, bạn cần nắm rõ một vài đặc tính cơ bản nhất của loại thực vật này.

1.1. Đặc điểm hình thái

Cây ô rô hay còn có tên khoa học là Acanthaceae. Đây là nhóm thực vật thân thảo, phát triển mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới.

Hình ảnh cây ô rô trong thực tế

Hình ảnh cây ô rô trong thực tế

Xét về đặc điểm hình thái thì cây ô rô sở hữu phần thân nhỏ, màu xanh lục, trên thân cây thường có thêm các chấm đen. Bao quanh thân cây là phần lông tơ mỏng. Chiều cao của cây ô rô dao động trung bình từ 1m đến 1.5m.

Phần lá mọc cân xứng, loại cây này không có cuống lá. Mỗi chiếc lá dài trung bình 20cm, rộng ngang 4cm. Hình dáng chiếc lá tương tự hình mác. Khi sờ vào lá, bạn dễ dàng thấy lớp lông, lá khá cứng. Quanh viền lá là phần răng cưa rất sắc.

Cây nở hoa suốt bốn mùa, nhưng hoa nở rộ nhất vào thời điểm mùa xuân và mùa thu. Mỗi bông hoa sẽ mọc lên tại phần đầu cành, mỗi bông hoa khi nở đều sắp xếp rất cân xứng. Hoa ô rô màu trắng hoặc màu tím tùy vào môi trường sinh sống trên cạn hay dưới nước.

Sau khi hoa tàn đi thì phần quả bắt đầu xuất hiện. Quả của loài thực vật này là quả nang, bên trong quả thường có 4 hạt (dạng hạt dẹp).

Vào mùa thu, cây ô rô cạn bắt đầu thu hoạch mở rộng. Còn với cây ô nước, mùa thu hoạch sẽ rơi vào tháng 10 đến tháng 11. Thời điểm này hoa bước vào mùa nở rộ, bộ rễ cũng đạt kích thước lớn nhất.

1.2. Phân loại

Khi ô rô phát triển tại nước ta hiện giờ chia thành 2 loại chính. Bao gồm loại mọc dưới nước và loại mọc trên cạn.

Cây ô rô mọc dưới nước

Cây ô rô mọc dưới nước

  • Ô rô mọc trên cạn: Có hoa tím nhạt. Chính vì mọc trên cạn, tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời nên phần thân của ô rô cạn màu xanh lục. Hoa nở rộ nhất vào giai đoạn tháng 5 – 7, quả có thể thu hoạch vào tháng 8 – 10.

  • Ô rô mọc dưới nước: Hoa màu trắng và xanh lam, phần thân dưới nước màu lục hơi nhạt. Quả của ô rô dưới nước thon dài bầu dục, màu nâu với bề mặt bóng. Quả phát triển mạnh nhất vào giai đoạn tháng 10 – 11.

Bên cạnh ô rô dưới nước và trên cạn thì nhóm thực vật ô rô còn tồn tại vô số dòng khác. Tuy nhiên, phần lớn trong số này đều không sở hữu nhiều dược tính. Chúng chủ yếu trồng như cây cảnh.

1.3. Khu vực phân bố

Ban đầu, cây ô rô chủ yếu mọc tại Ấn Độ. Nhưng sau đó, chúng bắt đầu du nhập vào các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam. Tại nước ta, loài cây này trồng khá nhiều tại khu vực miền Bắc và miền Trung.

Ô rô cạn dễ dàng phát triển trong đa dạng điều kiện, chúng thường mọc hoang trên thùng đồi nối thấp. Còn ô rô nước lợi sinh trưởng mạnh mẽ tại những khu vực ẩm ướt như sông suối, vùng đầm lầy hay ao hồ.

2. Công dụng chính của cây ô rô

Cả cây ô rô cạn và ô rô nước đều có dược tính nhất định, hỗ trợ điều trị một số căn bệnh thường gặp:

Ô rô cạn hỗ trợ cầm máu cực tốt

Ô rô cạn hỗ trợ cầm máu cực tốt

  • Ô rô cạn: Theo Đông Y thì ô rô thường vị ngọt, tính bình. Loại cây này hỗ trợ hỗ trợ cầm máu khá tốt. Ngoài ra, ô rô cạn còn giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt, viêm ruột thừa, giảm mụn nhọt rất hiệu quả.

  • Ô rô nước: Mang tính mát đặc trưng, thậm chí phần trái cây còn có tính hàn. Phát triển dưới nước nên cây hơi chua và đắng. Ô rô nước thích hợp sử dụng điều trị chứng bệnh vàng da, hỗ trợ giảm đau, làm tan máu bầm, cực kỳ lợi tiểu.

Từng bộ phận trên cây Oro cũng có tác dụng đặc trị một số căn bệnh cụ thể. Chẳng hạn như:

  • Phần rễ và lá: Phù hợp sử dụng trong điều trị chứng tiểu buốt, chứng bệnh liên quan đến đường ruột, trị thấp khớp.

  • Phần búp ngọn: Thích hợp điều trị chứng bệnh vàng da và bệnh lý liên quan đến gan.

  • Phần rễ cây: Có thể đánh tan hạch bạch huyết. Đồng thời, hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, làm giảm kích thước khối u ác tính, điều trị chứng bệnh liên quan đến gan.

3. Một số bài thuốc trị bệnh đơn giản từ cây ô rô

Từ lâu trong dân gian, người ta đã biết sử dụng cây ô rô điều trị chứng bệnh thường gặp. Chẳng hạn như ghẻ lở, rối loạn kinh nguyệt, viêm ruột thừa,.. Sau đây là một vài bài thuốc từ cây ô rô bạn có thể tham khảo:

Lá cây ô rô có thể sử dụng để cầm máu <a href=

Lá cây ô rô có thể sử dụng để cầm máu vết thương hở

  • Bài thuốc trị ghẻ lở: Lá ô rô tươi rửa sạch, đem giã nát rồi đắp vào khu vực da bị ghẻ lở. Người bệnh cần đắp lá hàng ngày đến khi không còn ghẻ lở.

  • Bài thuốc trị đại tiện, tiểu tiện ra máu: Rễ cây ô rô sấy khô, đem sắc cùng nước uống hàng ngày. Nếu muốn triệu chứng đi đại tiện hoặc tiểu triển ra máu biến mất nhanh hơn, bạn nên uống kết hợp cùng cả nước lá tía tô giã nát (mỗi ngày uống 2 – 3 lần).

  • Bài thuốc cầm máu (chảy máu chân răng và máu cam): Sử dụng lá cây ô rô ngâm vài phút trong nước muối pha loãng. Sau đó, giã lấy nước và ngậm nước lá ô rô tươi khoảng vài phút.

  • Bài thuốc cầm máu cho vết thương ngoài: Lá ô rô giã nát, đắp vào vết thương đang chảy máu. Bạn hãy chú ý chọn lá ô rô cực non.

  • Bài thuốc chữa tắc kinh ở nữ giới: Chuẩn bị sẵn khoảng 25 gam và 15 gam lá chàm xao khô. Tiếp theo, sắc uống chung 2 loại lá này, uống liên tục trong vòng 30 ngày (tương ứng 1 kỳ kinh).

  • Bài thuốc chữa ngứa âm đạo: Phần lá và phần rễ của cây ô rô ngâm trong nước muối một vài phút rồi đun với khoảng 1 lít nước. Cho đến khi nước cạn còn 70% thì tắt bếp và đổ nước ra chậu. Chờ nước nguội rồi sử dụng phần nước này rửa sạch vùng kín, mỗi ngày rửa 1 – 2 lần.

  • Bài thuốc cầm máu do động thai: Bạn dùng phần lá và phần rễ ngâm cùng với nước muối pha loãng. Tiếp đó, giã nhuyễn 2 nguyên liệu này, lọc bã và chắt lấy phần nước cốt. Nước cốt cây ô rô và kết hợp với việc đi khám thai.

  • Bài thuốc trị mụn: Chọn phần ngọn non của cây ô rô. Tiến hành rửa sạch lá và ngâm lá trong nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát hoặc xay nhuyễn lá. Dùng hỗn hợp lá vừa xay nhuyễn đắp lên vùng da bị mụn. Bạn thực hiện đều đặn mỗi tuần 3 lần.

  • Bài thuốc trị viêm ruột mạn tính: Giã nát toàn bộ cây ô rô rồi chắt lấy 1 thìa cà phê nước chắc. Mỗi ngày, bạn chỉ cần uống khoảng 2 thìa nước như vậy là có thể giảm bớt tác động tiêu cực của chứng viêm ruột.

Lưu ý: thông tin bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo.

4. Ai nên sử dụng cây ô rô?

Cây ô rô thích hợp dùng cho người bị rối loạn kinh nguyệt, người bị co thắt ruột, người đau nhức xương khớp, người bị hen suyễn hoặc ho đờm,… Nói chung trước khi sử dụng loại cây này, bạn cần tham khảo qua tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên môn.

Người bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng cây ô rô

Người bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng cây ô rô

Cây ô rô đem đến nhiều tác dụng chữa trị. Tuy vậy, khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào bạn đều nên hỏi qua ý kiến thầy thuốc, bác sĩ. Từ một vài chia sẻ của trong bài viết, hi vọng bạn có thể hiểu hơn về loài thực vật ô rô.

Rate this post