Cây hạ khô thảo có tác dụng gì?

Cây hạ khô thảo có tên khoa học chính thức là Spira Prunellea Vulgario, một loại thực vật thuộc Labiatae. Sở dĩ loại thực vật này có tên gọi hạ khô thảo là bởi từ xưa, cứ mỗi khi ngày hạ chí qua đi hàng năm, hoa và lá của cây này sẽ dần héo đi. Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiện nay, có thể thấy hạ khô thảo vẫn tương đối tươi tốt ngay cả khi mùa hè đã qua đi.

Bên cạnh tên gọi quen thuộc trong tiếng Việt là hạ khô thảo, loại cây này còn được đặt một số tên gọi Hán Việt khác, phổ biến như thiết sắc thảo, mạch hạ khô, hay bổng trụ đầu hoa.

Đặc điểm nhận biết của cây hạ khô thảo:

  • Đây là một loại thực vật có sức sống mạnh mẽ, phần thân có hình vuông và có màu hơi nghiêng về tím đỏ. Lá của cây hạ khô thảo mọc đối xứng, có hình dạng giống hình trứng hoặc hình mác dài, phần mép lá xuất hiện răng cưa nhẹ. Phần thân và lá hạ khô thảo có ít lông mịn.
  • Hoa của hạ khô thảo mọc thành cụm, thường tập trung ở ngọn và cành. Mỗi cành cây lớn có thể có khoảng 5 – 6 hoa. Mỗi hoa có đài hoa với 2 môi và hình 3 cạnh. Mỗi cánh hoa của hạ khô thảo đều có màu tím nhạt. Trong nhị hoa gồm 4 chiếc, 2 ngắn và 2 dài. Cả 4 chiếc đều nhô ra khỏi phần tràng hoa.
  • Quả của cây hạ khô thảo có kích thước nhỏ và độ cứng tương đối.

Vị trí phân bố của hạ khô thảo:

  • Cây hạ khô thảo có nguồn gốc từ nhiều khu vực ôn đới ở châu Âu lẫn châu Á. Hiện nay, loại cây này được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số ít quốc gia tại Châu Âu. Trong đó, các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và An Huy là khu vực trồng hạ khô thảo chủ yếu của thế giới.
  • Ở Việt Nam, hạ khô thảo mới được phát hiện gần đây ở Tam Đảo thuộc Vĩnh Phúc, Sapa thuộc Lào Cai và tỉnh Hà Giang, thường phát triển vào tháng 4 – 5 – 6 hàng năm và tàn dần khi vào tháng 8. Hiện nay, các thầy thuốc Đông y của nước ta đang bắt đầu khai thác loại dược liệu này.

Rate this post