Bạch quả

quả và hạt bạch quả

Ginkgo biloba L. an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng ở liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạch quả có thể gây:

  • Đau đầu nhẹ
  • Chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Hơi khó chịu ở dạ dày
  • Táo bón
  • Phản ứng dị ứng da

Bạn không nên ăn hạt bạch quả sống vì có thể bị ngộ độc. Ngoài ra, trong lá và hạt của loài cây này cũng có chứa một lượng lớn ginkgotoxin có thể gây co giật. Vì vậy, nếu bạn bị động kinh hoặc dễ bị co giật, tránh dùng bạch quả.

Một số trường hợp đặc biệt

  • Mang thai và cho con bú: Không đủ thông tin về tính an toàn của việc sử dụng chiết xuất bạch quả trong quá trình mang thai và cho con bú. Vì vậy, không sử dụng loại dược liệu này nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em: Không nên dùng bạch quả cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Rối loạn chảy máu: Bạch quả có thể làm cho tình trạng rối loạn chảy máu tồi tệ hơn. Nếu bị rối loạn chảy máu, bạn nên tránh dùng bạch quả.
  • Đái tháo đường: Ginkgo biloba L. có thể can thiệp vào quá trình kiểm soát và điều trị bệnh đái tháo đường. Nếu bị đái tháo đường, bạn nên theo dõi lượng đường trong máu của mình một cách chặt chẽ và thường xuyên.
  • Co giật: Nhiều chuyên gia lo ngại rằng bạch quả có thể gây co giật. Nếu bạn đã từng bị co giật, đừng dùng loại dược liệu này.
  • Thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD): Ngân hạnh có thể gây thiếu máu trầm trọng ở người bị thiếu hụt enzyme G6PD. Cho đến khi có nhiều nghiên cứu hơn, bạn cần sử dụng thận trọng hoặc tránh sử dụng Ginkgo biloba L. nếu bị thiếu G6PD.
  • Vô sinh: Việc sử dụng ngân hạnh có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng loại dược liệu này nếu bạn đang cố gắng mang thai.
  • Phẫu thuật: Ginkgo biloba L. có thể làm chậm đông máu, do đó có thể gây chảy máu thêm trong và sau phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Rate this post