Cây địa liền: Đặc điểm và bài thuốc từ dược liệu

Có rất nhiều người thắc mắc cây địa liền trị bệnh gì, bởi cây địa liền mọc hoang tại nước ra rất nhiều, nếu biết tác dụng thì có thể sử dụng hữu ích, tránh lãng phí cây thuốc quanh ta.

Địa liền là vị thuốc được dùng trong điều trị bệnh theo kinh nghiệm từ lâu đời, ngày nay địa liền được các nhà nghiên cứu chỉ ra một số tác dụng dược lý, sử dụng trên lâm sàng. Một số tác dụng của địa liền như:

  • Theo các nghiên cứu y học chỉ ra, địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Địa liền có tác dụng giảm tần số và cường độ trong một số trường hợp đau nhức hay giảm viêm, chống viêm cũng là tác dụng làm tăng hiệu lực giảm đau của địa liền. Trong các trường hợp sốt thì địa liền cũng chứng minh tác dụng giúp giảm nhiệt độ của cơ thể.
  • Theo Đông y, vị thuốc địa liền có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ấm tỳ vị, giảm đau, hành khí, trừ đờm, tán hàn, tiêu thực và trừ thấp. Nên được sử dụng chữa chứng ngực bụng lạnh đau, đau răng, thường được dùng làm thuốc giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, chóng tiêu, và còn làm thuốc xông hay chữa tê phù, tê thấp đau đầu, nhức cơ khớp.
  • Ở Trung Quốc, người dân sử dụng cây địa liền điều trị thực trệ, đầy bụng, viêm dạ dày, loét dạ dày, đau răng, phong thấp đau xương.
  • Ở Philippines, nước sắc địa liền có thể được dùng để chữa sốt rét, ăn uống khó tiêu. Phần lá được rửa sạch, giã nát rồi đem hơ nóng và đắp lên khớp xương bị đau nhức.
  • Ở Malaysia, thân rễ địa liền được dùng để chữa tăng huyết áp, lở loét, cảm lạnh, hen suyễn. Lá và thân rễ nhai và ngậm chữa ho, đau họng.
  • Ngoài ra, ứng dụng tinh dầu địa liền còn dùng chế nước hoa, mỹ phẩm, chất điều hương trong thực phẩm.

Rate this post