Cây tùng là cây gì có ý nghĩa gì – Cây tùng có bao nhiêu loại
Cây Tùng – Đối với những người có đam mê, yêu thích cây cảnh, thì chắc hẳn cây tùng là loại cây không quá xa lạ với họ. Bởi vì, ngoài vẻ đẹp khó tả của cây, thì phong thủy cũng là một ưu điểm lớn nhất. Nếu bạn là một trong những người, đang muốn tìm hiểu về loại cây cảnh này. Hãy cùng WikiHow Việt Nam xem ngay bài viết chi tiết đầy đủ về cây tùng nhé!
Cây tùng là cây gì
Cây tùng là một trong những loại cây cảnh quý hiếm nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, loại cây cảnh này cũng có tuổi thọ khá cao và được xuất xứ từ những vùng nhiệt đới. Do đó, đây là cây lá kim, được khá nhiều người ưa chuộng.

Đặc điểm của cây tùng
Cây tùng là cây thường được mọc thẳng đứng, thân cây luôn được bao phủ bởi những lớp lá rất dày và lá thường mọc từ gốc đến ngọn của cây. Ngày nay, người ta thường dùng một số loại cây tùng để trang trí như cây tùng đuôi ngựa, tùng liễu, tùng la hán, tùng cối, tùng bách tán,…
Đối với cây tùng được sử dụng trong nhà hay trong không gian nhỏ. Thường có dáng dấp thấp, nhỏ, và luôn được uốn thân. Hơn thế nữa, lá còn được cắt tỉa tỉ mỉ, giúp cây mang vẻ đẹp mềm mại, uốn lượn trong từng đường nét. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào kiểu dáng của cây, mà chúng mang ý nghĩa phong thủy khác nhau. Cụ thể, một số loại “phong cách” của cây tùng hiện nay như thác đổ, tâm đa, tiên nữ,..
Còn đối với loại cây tùng, được trang trí trong không gian rộng lớn hay trong các công trình. Người ta thường trồng với mục đích là để lấy gỗ. Vì vậy, cây trưởng thành thường rất to, với chiều cao trung bình khoảng 10-20m. Tán lá luôn được mọc theo dạng hình chóp hướng lên trên.
Một số loại cây tùng được trồng phổ biến tại Việt Nam
Dưới đây là một số loại cây tùng được trồng khá nhiều tại Việt Nam và cũng được nhiều người yêu thích cây cảnh ưa chuộng.
Cây tùng la hán
Cây cảnh này có lá rất nhỏ, với điểm nổi bật nhất là có những lớp lá khá dày. Cây lớn thường cao từ 15 – 20m, có thân thẳng.
Cây tùng liễu
Đây là cây tùng có lá kim khá giống với các loại cây cùng họ còn lại. Nhưng cây tùng liễu luôn gây sự chú ý với nhiều người, vì lá của cây thường rũ xuống rất độc đáo, lạ lẫm. Do đó, người ta chỉ trồng chúng gần hồ nước, giúp việc chiêm ngưỡng cây cảnh trở nên thú vị hơn, khi được ngắm nhìn cây trên mặt nước.
Cây tùng đuôi ngựa
Cây tùng này, còn được chia thành nhiều loại như cây tùng đuôi ngựa 2 lá, 3 lá và 5 lá.
Cây tùng cối
Loại cây cảnh này, còn được gọi với tên khác là cây duyên tùng. Có thể nói, cây tùng cối được trồng rất nhiều tại Việt Nam. Đây là cây có lá hình dạng kim, cũng tương tự các cây tùng khác và thường có cành mọc nhiều nhánh, rất dày. Ngoài ra, lá mang màu xanh sẫm rất dễ phân biệt, với chiều cao khoảng 15m.
Cây tùng bách tán
Đối với loại cây này, thường có tán tỏa ra rất nhiều và luôn được xếp thành những tầng tán từ gốc lên ngọn. Cây tùng bách tán với chiều cao cỡ 15m và thân cây khá vững chắc.
Cây tùng bồng
Cây Tùng Bồng Lai có nguồn gốc từ Mỹ nó còn được gọi với các tên khác như: Tùng Lá Văn Trúc, Tùng Lá Thiên Môn Đông. Ở môi trường Việt Nam cây phát triển rất tốt cũng như mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy nên được nhiều người lựa chọn.

Giống cây tùng bồng lai giá bao nhiêu
Hiện nay giống cây tùng bồng lai được bán với nhiều mức giá khác nhau tùy vào chiều cao kích thước của cây. Theo đó thị trường tùng bồng lai có giá khoảng 150.000 – 300.000
Ý nghĩa và công dụng của cây tùng
Theo quan niệm của những người yêu thích cây cảnh, thì cây tùng là loại cây mang đến sự “Phúc – Lộc – Thọ” cho gia chủ. Ngoài ra, nếu được trồng trong nhà, các loại cây tùng còn có ý nghĩa đem đến sự ấm no, hạnh phúc, thuận hòa trong gia đình.
Bên cạnh đó, cây tùng còn đóng vai trò quan trọng về mặt y học. Trong y học phương Đông, cụ thể là ở Tung Hoa, thì nhựa của các loại cây tùng còn được chế tạo thành dược liệu để chữa bệnh.
Ai nên trồng cây tùng
Các loại cây tùng đều có giá trị rất lớn về mặt phong thủy. Bởi vì, những cây cảnh này đều phù hợp với tất cả độ tuổi như 5 cung mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Kinh nghiệm chăm sóc cây tùng
Hiện tại, những giống tùng tại Việt Nam thường được trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính, chiết cành hoặc giâm.
Đối với, các cành được giâm trong nhà, luôn có chiều cao lớn hơn 15cm. Sau đó, khoảng 1 tháng có thể mang ra bên ngoài và trồng trong bầu. Để thuận tiện hơn trong việc chăm sóc. Sau khi cây trưởng thành, thường có chiều cao khoảng 1m và hoàn toàn không bị sâu bệnh.
Yêu cầu đối với đất trồng
Dựa theo những chia sẻ của một số người có kinh nghiệm trong việc trồng cây bonsai. Đất để trồng các loại cây tùng với tỷ lệ 2 phần đất, 2 phần xơ dừa và 3 phần cát.
Phương pháp chuyển chậu
Khi trồng cây tùng cũng khá giống với các loại cây khác, cần chú ý thật kỹ trong lúc chuyển chậu cho cây. Bạn có thể chuyển chậu bất cứ thời gian nào, nhưng đối với thời điểm chuyển chậu vào mùa hè, bạn cần tuân theo các nguyên tắc bên dưới:
Khi đổi bầu, bạn cần cắt rễ nhẹ nhàng, tránh làm xước bộ rễ. Sau khi chuyển đất vào chậu, bạn cần đưa chậu đến nơi thoáng mát khoảng 12 giờ. Sau đó, khoảng 2 đến 3 ngày bạn không nên đặt chậu ngoài nắng và cần tưới bằng bình xịt mỗi ngày.
Lưu ý, bạn cần đặt lỗ thoát nước cho chậu, tránh tình trạng ngập úng. Trong vòng 4 tháng kể từ lúc chuyển chậu, tuyệt đối không nên bón phân Dinamic.
Phòng chống sâu bệnh cho cây tùng
Các loại tùng thường rất ưa sáng, nên khi trồng cây trong những nơi thiếu sáng. Thì lá có hiện tượng chuyển sang màu đen. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng chuyển cây ra nơi có ánh sáng và bón một ít phân Dinamic. Sau đó, cây sẽ từ từ thay lá và khỏe mạnh, bình thường trở lại.
Bệnh mốc trắng rễ
Đây là một trong những loại bệnh, thường thấy trong các cây thiếu sáng. Chúng được xuất phát từ đất không sạch hoặc bị lây lan từ cây bệnh khác. Để giải quyết, cũng như khắc phục vấn đề, bạn cần dùng thuốc diệt nấm và tiến hành loại bỏ các lớp mốc trắng.
Bệnh rệp trắng
Loại bệnh này, chủ yếu xảy ra trong cây tùng la hán. Khi thân và cành bị ảnh hưởng khá nhiều, khả năng cao cây sẽ chết. Để phòng tránh bệnh rệp trắng, bạn cần phun thuốc đều lên cây, khoảng mỗi tháng 1 lần.
Lời kết
Tóm lại, cây tùng là một trong các loại cây cảnh được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam. Bởi vì, vừa có thể dùng để trang trí, vừa dùng làm dược liệu trị bệnh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại giống Tùng cũng như giá của nó trên thị trường.
Mục lục nội dung