Cây sả và Những công dụng tuyệt vời ít ai biết

Tìm hiểu thông tin đặc điểm của cây sả – Cây sả có tác dụng gì 

Cây Sả – Cho đến thời điểm hiện tại, cây sả vẫn là loại cây vừa được dùng trong các món ăn. Vừa là dược liệu để điều trị nhiều loại bệnh như rối loạn tiêu hóa, trị ho, giải cảm, nhức đầu,…Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về loại cây này, thì hãy cùng WikiHow Việt Nam xem ngay bài viết về Cây Sả nhé!

Thông tin đầy đủ về cây sả

Cây sả là cây gì

Cây sả là loại cây có tên khoa học là Cymbopogon citratus stapf và chúng là cây thuộc họ Lúa. Hơn thế nữa, cây sả còn được gọi với một vài tên khác như hương mao, sả chanh,…

Cây sả tiếng anh là gì

Cây sả tiếng anh là citronella, là loại cây có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Là loại cây được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Các gia đình ở nông thôn hầu hết, nhà nào cũng có vài bụi sả.

Ở Việt Nam, cây sả là cây thường sống thành bụi, với chiều cao khoảng 1-1,5m. Thân rễ thường có màu tía hoặc màu trắng xanh. Phiến lá có chiều dài cỡ 1m, nhưng khá hẹp và các bẹ lá luôn cuốn chặt với nhau. Ngoài ra, mép lá thường rất nhám và khi bạn vò lá, sẽ có mùi thơm rất dễ chịu.

Cây sả hay cây xả
Cây sả hay cây xả

Phân bố của cây sả

Sả chanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và ở Việt Nam thường được trồng tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Ngoài ra, cũng có ở một vài tỉnh miền Bắc nước ta. Cụ thể hơn, chúng thường sinh sống nhiều nhất tại các bãi đất trống, ẩm ướt hay những vùng nhiệt đới.

Các thành phần hóa học trong cây sả

Hương mao thường có một số thành phần hóa học như geraniol, citronella, citronellol và citra chiếm đến 65-85%. Do đó, cây sả ngoài việc dùng để chế biến các món ăn, thì còn được điều chế làm tinh dầu.

Bởi vì, sả chanh thường có mùi thơm, tính ấm và cay. Nên trong Đông Y, loại cây này còn có một số công dụng như giúp tiêu đờm, thông khí, kích thích tiêu hóa, làm ấm bụng và sát trùng.

Công dụng của sả

Bạn cũng đã biết, cây sả cũng có tác dụng chữa trị một số bệnh. Nhưng rất ít người nắm rõ các phương pháp điều trị. Hiểu được điều này, bài viết đã cung cấp những bài thuốc thật chi tiết nhất ngay bên dưới. Vậy các bạn cùng xem tiếp đó là những cách chữa trị những loại bệnh nào nhé!

Sả có công dụng Trị ho

Để trị ho, bạn cần chuẩn bị rễ sả, trần bì, tô tử, sinh khường và mỗi loại khoảng 250g. Sau đó, bắt đầu giã nát chúng và ngâm với 200ml rượu 40 độ. Tiếp theo, bạn cần có bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, tang bạch bì 0,2kg, sao khô đủ 0,5kg và 0,3kg mạch môn bỏ lõi.

Cuối cùng, đem những thứ vừa chuẩn bị đun với nước, để lấy được 300ml cao lỏng và trộn rượu với cao lỏng, uống khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 10ml.

Những công dụng của sả
Những công dụng của sả

Sả có công dụng Giải rượu

Muốn giải rượu nhanh chóng, bạn phải có một vài củ sả và rửa sạch. Sau đó, giã nát với nước lọc và vắt nước ra một cốc nhỏ. Cuối cùng, bạn chỉ cần cho người say uống, người đó sẽ nhanh chóng không còn đau đầu và trở nên tỉnh táo hơn.

Sả có công dụng Điều trị phù nề chân, khó tiểu

Cần 50g các loại rễ như cỏ tranh, cỏ xước, bông mã đề và 100g lá sả và rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Sau đó, đun với 400ml nước, đến khi còn khoảng 100ml thì ngưng đun. Để chữa trị bệnh, bạn cần uống 3 đến 4 ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

Sả có công dụng Trị chứng đầy bụng

Bạn cần chuẩn bị cỏ bấc, lá sả, trạch tả, hồi hương, mộc thông, vỏ bưởi và mỗi lá khoảng 10g. Ngoài ra, cũng cần có 0,05g xạ hương, 5g quế, 2g diêm tiêu, 2g bồ hóng. Sau đó, đem chúng sắc cách thủy cỡ 200ml nước, khoảng 15 đến 20 phút. Để điều trị chứng đầy bụng, cần uống 2 ngày liên tục và uống mỗi ngày 2 lần, chỉ uống sau bữa ăn. 

Sả có công dụng Trị gàu

Để trị gàu, bạn nên có một vài loại lá cụ thể như lá hương nhu, lá sả, lá bưởi. Tiếp theo, đun với nước và để nguội nước để gội đầu. Nhằm giúp tóc sạch gàu, mềm và thơm, bạn phải gội 2 lần mỗi tuần.

Sả có công dụng Khử hôi miệng

Với cách điều trị này rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần dùng củ sả non rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó, cần phơi khô và tán bột, để khử mùi hôi ở miệng, bạn sẽ lấy 10g sả đã được tán bột ngâm với nước, để súc miệng.

Sả có công dụng Giảm cân

Cách giảm cân này, vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí. Bạn chỉ cần lấy sả đập dập và chanh thái lát, sau đó đun sôi chúng. Sau khi đun, bạn sẽ lọc lấy nước, pha thêm một ít mật ong và nên uống vào mỗi buổi sáng.

Tác hại khi sử dụng quá nhiều sả

Mặc dù, cây sả có rất nhiều công dụng giúp ích cho con người. Nhưng khi sử dụng quá nhiều trong thời gian dài, sẽ rất có hại đến sức khỏe. Cụ thể như:

Khó tiêu, táo bón

Nếu dùng sả liên tục trong một thời gian khá dài, cơ thể của bạn sẽ gặp những “trục trặc” liên quan đến hệ tiêu hóa như khó tiêu hoặc đi ngoài khó khăn, nặng hơn có thể gây táo bón.

Nóng trong người

Do cây sả có tính ấm, nên khi dùng quá nhiều, sẽ làm bạn bị nổi mụn, khó chịu trong người và khó ngủ.

Tham quan vườn sả của nông dân đang thu hoạch
Tham quan vườn sả của nông dân đang thu hoạch

Cách trồng cây sả

Bạn có thể trồng hoặc nhân giống cây sả bằng cách như chiết một vài nhánh từ bụi. Sau đó, đem trồng bình thường như các loại cây khác. Có thể thấy, đây là cách rất nhanh chóng và đơn giản, do đó đây là cách trồng được sử dụng rất phổ biến.

Cách chăm sóc cây sả

Việc chăm sóc cây sả không quá khó khăn hay phức tạp, bởi vì cây có sức sống phát triển rất tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Vì vậy, bạn chỉ cần bón phân ure, để bổ sung chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng tốt hơn sau 1 tháng trồng trọt.

Sau đó, khoảng 3 tháng sau khi trồng, bạn cần cung cấp thêm đất để giúp cây phát triển thêm nhiều nhánh khác dễ dàng hơn.Ngoài ra, vào mùa mưa cây sả thường thiếu sắt, bạn cần bón dung dịch sunphat sắt 0,25% .

Các giống Sả ở Việt Nam hiện nay

Giống Sả Chanh, Sả Dịu

Giống Sả hồng – Sả hoa hồng:

Giống Sả bẹ – Sả Sri Lanka

Giống Sả Java – Sả Đỏ – Sả Xòe

Lời kết về cây sả

Vậy chắc hẳn sau khi đọc đến đây, bạn đã hiểu khá rõ về cây sả. Dường như, ngoài công dụng để làm ra các món ăn ngon, thì sả còn được biết đến là dược liệu chữa khá nhiều loại bệnh khác nhau. Hy vọng, bạn đã tìm được những thông tin, cũng như kiến thức mà bạn đang cần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *