Cây ngô đồng là cây gì – Có ý nghĩa phong thủy và công dụng ra sao
Cây ngô đồng – “Trồng cây ngô đồng, dẫn phượng hoàng tới”, đây chính là câu nói từ ngàn xưa đã lưu truyền lại. Hình ảnh cây ngô đồng được nâng tầm như một thứ phẩm yêu thích của loài phượng hoàng quyền quý. Qua câu nói có thể thấy linh tính bí ẩn của loài cây đặc biệt này. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cây ngô đồng. Hãy cùng WikiHow Việt Nam tìm hiểu về cây ngô đồng ngay bài viết sau đây nhé!
Giới thiệu về cây ngô đồng
Cây ngô đồng là loại cây gì
Ngô đồng là loài thực vật có hoa thuộc họ cẩm quỳ. Được biết đến với nhiều ý nghĩa về phong thủy và y học,… Nhưng ít ai để ý, loài cây này có 2 loại đó là cây ngô đồng phong thủy và cây ngô đồng thân gỗ. Mỗi loại sẽ có tên gọi, công dụng và nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
Với cây ngô đồng cảnh, đây là loại thuộc họ Thầu dầu, có tên khoa học là Jatropha podagrica Hook.f. Ngoài ra nó còn được gọi với những cái tên rất Việt Nam là sen lục bình, sen núi,… Còn cây ngô đồng thân gỗ thì được gọi là bo rừng, trôm đơn,… Loại này thì thuộc họ Trôm và có tên khoa học là Fimiana simplex.
Cây ngô đồng là cây gì – Cây ngô đồng tiếng Anh là gì
Nguồn gốc xuất xứ cây ngô đồng
Ngô đồng có 2 loại và mỗi loại sẽ có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Bởi chúng có tính chất riêng biệt nên môi trường sinh ra nó cũng không giống nhau.
Cây ngô đồng cảnh thì có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Sau đó được nhân giống rộng rãi ra các vùng của các nước phương đông và Trung Quốc. Hiện nay, ở nước ta nó đã xuất hiện phổ biến từ đồng bằng cho đến miền núi.
Còn cây ngô đồng thân gỗ có nhiều ở vùng đất Nhật Bản, Trung Quốc và Campuchia. Cây mọc hoang ở các vùng núi đá vôi, rừng kín và trên cả đất chua. Cây có sức sống mạnh mẽ, chịu được điều kiện khắc nghiệt nhất.
Cách phân biệt cây ngô đồng phong thủy với cây ngô đồng thân gỗ
Cây ngô đồng cảnh
Đây là loài cây sống lâu năm và mọng nước. Nó có phần gốc phình to, mập mạp và xù xì, hầu như không có sự phân nhánh. Phần thân có màu xám ở dưới, khi lên trên thì có màu xanh lục. Thân phát triển thường cao khoảng từ 60 đến 100 cm. Lá cây ngô đồng cảnh có màu xanh bóng mơn mỡn khi còn non và chuyển sang màu xanh đậm khi về già. Phần cuống lá đính thẳng gần gốc cây, chia ra thành 3-5 phiến lá to bản.

Hoa ngô đồng mọc thành những cụm to, nụ hoa có màu hồng nhạt nhẹ nhàng. Khi nhìn vào cụm hoa như một tản san hô nhỏ, với nhiều chi tiết và màu đỏ bắt mắt. Hoa có 5 cánh, dài thường từ 7-8mm, có cả hoa cái và hoa đực. Quả cây ngô đồng cảnh có màu xanh khi còn non, khi chín thì có màu vàng thu hút.
Cây ngô đồng thân gỗ
Nghe tên là có thể đoán đây cây ngô đồng này có thân gỗ to, cao từ 7 đến 15 m. Có cuống là dài khoảng 30cm, phiến lá to. Không có lông và từng thùy chia thành hình chân vịt. Mỗi thùy lá ngăn cách nhau với các rãnh hẹp có hình thù tam giác và mũi nhọn ở đầu.
Hoa cây ngô đồng thân gỗ thì mọc thành chùm, có đài cao khoảng 9mm. Khi cây nở hoa rộ sẽ chiếu sáng một màu vàng rực rỡ. Quả ngô đồng dài khoảng 8mm và rộng khoảng 6mm. Với lớp vỏ mỏng, nhiều nội nhũ bên trong và sẽ cps khoảng 2-4 hạt.
Ý nghĩa phong thủy của cây ngô đồng cảnh
Như đã có nhắc ở phần đầu thì cây ngô đồng cảnh là loài biểu trưng cho phượng hoàng. Loài chim quý được nhiều người tôn kính. Ngàn đời nay vẫn tin rằng sở hữu cây ngô đồng chính là mang lại sự may mắn, tài lộc, cát tường cho chính chủ nhân của nó.
Bên cạnh đó, cây ngô đồng phong thủy với sức sống mạnh mẽ, lâu năm. Nó còn thể hiện sự an lành và trường thọ ngập tràn. Với ý nghĩa mang đến vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi cho gia chủ.
Đó chính là lý do mà nhiều người muốn sở hữu loài cây này để trang trí trong nhà. Nó như một vật phẩm quý giá, có thể khiến cuộc sống người sở hữu thêm ý nghĩa, thêm mãnh liệt. Đây cũng là thứ quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… vô cùng ý nghĩa và gần gũi.

Cây ngô đồng chữa bệnh gì
Ngoài những ý nghĩa về mặt phong thủy, tâm linh thì cây ngô đồng cảnh cũng mang nhiều lợi ích đến cho con người. Dưới đây là những công dụng đặc biệt của cây trong y học.
Chống nhiễm trùng các vết thương
Với những vết thương do bị đứt tay, chân hay trầy xước. Bạn có thể dùng một ít nhựa cây ngô đồng bôi trực tiếp lên vết thương. Với cách này sẽ giúp ngăn ngừa ngay lập tức nhiễm trùng da. Kiên trì một thời gian thì vết thương sẽ khỏi và không hề để lại sẹo.
Chữa mụn nhọt mủ
Những người thường bị mụn nhọn, sưng tấy, tạo cảm giác nhứt đau cả ngày. Yên tâm, bạn chỉ cẩn lấy 1-3 lá ngô đồng tươi đem rửa sạch. Sau đó cho vào bát cùng một ít muối rồi giã nhuyễn. Rồi đắp phần lá lên chỗ mụn, dùng băng gạc buộc cố định trong khoảng 2-3 giờ. Mỗi ngày kiên trì đắp 1 lần, liên tục trong vòng 3-5 ngày thì mụn mũ sẽ được hút sạch. Nó sẽ giúp bạn giải tỏa nhưng cơn đau nhứt mỗi khi có mụn nhọt.
Chữa mụn nhọt vừa mới sưng
Với trường hợp này, mụn chưa tạo mủ, nhưng cấp độ nhứt rất khó chịu. Để có thể ngăn chặng việc sưng đỏ, giảm viêm và hình thành mũ của nhưng viên mụn này. Bạn hãy ngắt 1 búp lá ngô đồng, dùng nhụa chảy ra bôi lên chỗ mụn và vùng xung quanh mụn. Chờ cho lớp nhựa mới bôi khô đi, tiếp tục bôi một lớp nữa. Cứ tiếp tục như vậy vài lần, bạn sẽ thấy kết quả diệu kỳ xảy ra.
Làm thuốc bổ cho nam giới
Rất ít ai biết đến công dụng này của cây ngô đồng. Đây là cách giúp nam giới tăng cường sinh lực và cải thiện vấn đề tinh trùng yếu.
Chỉ cần dùng thân cây ngô đồng, thái thành lát mỏng, đem phơi khô. Tiếp theo, cho tất cả lên bếp sao cho vàng. Sau cùng đem nguyên liệu ngâm vào rượu như một loại thuốc bổ. Khoảng 3 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày hãy uống 20ml để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị các chứng ghẻ lâu ngày
Trường hợp này, bạn hãy dùng một ít lá ngô đồng rửa sạch, rồi chà trực tiếp lên các vùng bị ghẻ. Cứ kiên trì làm cách này khoảng 5 ngày thì các nốt ghẻ sẽ không còn ngứa ngáy khó chịu nữa. Dần dần sẽ trả lại cho bạn làn da lành lặn, sạch sẽ.

Cách trồng và chăm sóc cây ngô đồng cảnh
Với khi hậu nhiệt đới ở việt Nam, đây chính là điểm thuận lợi cho việc sinh trưởng của cây ngô đồng. Nó được xem là loài cây khá dễ trong việc trồng và chăm sóc. Muốn cây phát triển khỏe mạnh, nhanh có hoa thì chỉ cần cung cấp đủ nước, đủ phân bón là được.
Cách trồng cây ngô đồng như thế nào
Hiện nay có 2 cách để có thể trồng cây ngô đồng, hãy theo dõi ngay sau đây:
Phương pháp chiết cành
Với phương pháp này bạn chỉ cần chọn một cây có sức sinh trưởng mạnh, khỏe, không sâu bệnh. Sau đó, chiết ra và giâm vào đất đã chuẩn bị. Với cách này sẽ cho ra những cây ngô đồng to đẹp và sinh trưởng tốt.
Phương pháp gieo hạt
Lựa chọn hạt giống tốt đem ngâm trong nước ấm (2 phần sôi và 3 phần lạnh) trong khoảng 30 phút. Dùng khăn ấm ủ giống cây trong 1 ngày, cho đến khi hạt nứt ra là có thể đem gieo. Sau khi gieo hạt, hãy phủ một lớp đất mỏng khoảng độ 1-2cm. Sau 2 ngày mới tưới một lớp nước nhẹ bằng vòi phun, mỗi ngày tưới 2 lần.
Kỹ thuật chăm sóc cây ngô đồng
Dưới đây là những kỹ thuật bạn cần phải nắm rõ khi muốn trồng và chăm sóc cây ngô đồng cảnh:
Chọn loại đất trồng
loài cây này ưa chuộng đất màu mỡ, giàu mùn và đặc biệt là có cát. Có chế độ thoát nước tốt để tránh trường hợp bị ngập úng cho cây. Bạn có thể tạo ra đất trồng cho cây bằng cách trộn đất thường với cát, tro, xỉ than vụ để tạo thành một hỗn hợp giàu dinh dưỡng cho cây. Khi sống trông điều kiện đất như thế cây sẽ phát triển mạnh mẽ và hoa sẽ nở to và lộng lấy hơn.
Nhiệt độ thích hợp cho cây
Cây ngô đồng sống tốt khi ở nhiệt độ bình thường, không quá nắng nóng cúng không quá râm. Cần lưu ý điều này, nếu koong cây sẽ mọc còi cọc và có khi sẽ không nở hoa.
Cách tưới Nước cho cây
Bạn nên dùng nước sạch để tưới quanh gốc cây mỗi ngày 1 lần. Đừng nên lạm dụng tưới nước quá nhiều vì ngô đồng có khả năng chịu hạn cao. Hãy chú ý đến độ khô của đất để điều chỉnh lượng nước phù hợp nhất. Việc cung cấp đủ lượng nước sẽ giúp cây phát triển khung rễ, bám sâu vào đát. Ngoài ra nó còn giúp tán lá phát triển, nhanh ra hoa và quả hơn.
Phân bón cho cây ngô đồng
Mỗi tháng một lần, nên tưới phân NPK pha loãng cho cây. Khi tưới nhớ cách xa gốc cây khoảng 10cm, không được tưới trực tiếp lên cây và vào lúc trời nắng. Nếu không tuân thủ điều này sẽ làm cây có thẻ bị chết. Chăm sóc, theo dõi và dọn cỏ thường xuyên để cây có điều kiện tốt nhất mà phát triển.
Lưu ý: lá và hoa của cây là bộ phận dễ bị sâu bệnh tấn công nhất. Chính vì thế phải quan sát nếu phát hiện lá úa vàng. Xuất hiện đốm trắng, hoa không còn màu tươi tắn, héo úa. Ngay lập tức cắt tỉa và phụ thuốc sinh học để trị bệnh cho cây. Tránh trường hợp lây lan và làm bệnh nặng hơn.
Cây ngô đồng có chứa độc tố hay không
Đây chính là câu hỏi được nhiều người đề cập đến khi nhắc đến cây ngô đồng. Bởi đã có trường hợp trẻ em ăn phải hạt ngô đồng và bị ngộ độc. Mặc dù cây ngô đồng có tác dụng chữa nhiều vấn đề trong y học. Nhưng chỉ có thể sử dụng phần thân, lá và nhựa của nó thôi. Theo nghiên cứu hạt cây ngô đòng có chứa curin – một chất cực độc. Nó sẽ gây ra ngộ độc, bệnh về tiêu hóa và gan cho người ăn phải.
Việc ăn hạt sẽ khiến bạn bị nôn ói, tiêu chảy, bổng rát ở vùng họng. Trường hợp năng hơn có thể bị ức chế thần kinh trung ương, xuất huyết tiêu hóa và đặc biệt là rối loạn tim mạch. Ngay khi gặp những tình huống này, phải ngay lập tức làm mọi cách để có thể nôn ói ra hết. Sau đó, nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn về cây ngô đồng. Nếu muốn có được những giá trị phong thủy mà loài cây này mang lại thì đừng ngần ngại mà hãy sở hữu ngay. Còn bạn quan tâm đến công dụng từ loài cây này thì hãy lưu ý tìm hiểu và có cách sử dụng đúng nhất nhé.
Mục lục nội dung