Đặc điểm của cây chà là? Tác dụng của cây chà là

Cây chà là là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, bởi vì cây vừa được dùng để trang trí vừa cho trái. Do đó, cây chà là cũng được trồng rộng rãi tại nhiều đất nước. Trong đó Việt Nam cũng là một trong những nước đang bắt đầu quan tâm đến loại cây này. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cây chà là, thì hãy cùng WikiHow Việt Nam xem ngay bài viết nhé!

Nguồn gốc của cây chà là 

Cây chà là được xuất xứ từ hàng nghìn năm trước tại Châu Phi, thuộc họ cau. Bên cạnh đó, nhiều người còn gọi loại cây này theo tên khoa học là Phoenix loureirin. Hơn thế nữa, cây chà là vẫn được trồng trên các sa mạc hoặc ốc đảo tại một số nước thuộc khu vực Trung Đông.

Cây chà là
Cây chà là

Đặc điểm giúp dễ nhận biết cây chà là

Thân

Loại cây này thường là cây thân gỗ cột thấp, với chiều cao khoảng 4 đến 6m. Thân cây có màu xám, do các cuống lá rụng thường xuyên nên đã để lại nhiều vết sẹo, điều này làm cho thân bị xù xì.

Lá của cây chà là thường được mọc chủ yếu tại phần đỉnh. Các cuốn lá có gai dài mang một màu vàng đậm ở gốc. Lá luôn có dạng hình lông chim, với chiều dài từ 3-6m và các cọng tỏa ra thường có chiều rộng khoảng 2cm, chiều dài cỡ 0,3m. Bên cạnh đó, còn có một vài lá phụ với dạng dải mảnh màu xanh và đầu lá thường nhọn cứng.

Hoa 

Hoa của cây này, là loại hoa đơn tính thường được thụ phấn nhờ ong, bướm và gió. Hoa Chà là không thể tự thụ phấn như một số hoa khác. Hoa gồm bốn cánh với chiều dài mỗi cánh hoa từ 15cm trở lên và chúng luôn được nở thành các cụm. Ngoài ra, hoa còn mang một màu sắc rất nổi bật, đó là sự hòa trộn giữa màu nâu và màu kem.

Quả và hạt

Quả có màu nâu đỏ, dạng hạch cứng với kích thước khá nhỏ và thường chế biến làm mứt được rất nhiều người ưa chuộng.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chà là

Đây là loại cây có tốc độ sinh trưởng rất chậm, nhưng khi được trồng tại những nơi có nhiều ánh sáng, thì cây phát triển khá tốt. Ngoài ra, cây có nhu cầu cần nước ở mức độ trung bình và thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, khả năng chịu mặn cao.

Tác dụng của cây chà là dùng để làm gì?

Vẻ ngoài của cây chà là cũng khá bắt mắt, nên vẫn thường được trồng tại các công trình, trồng làm cây cảnh tại các sân vườn. Đồng thời, cây còn được trồng trong chậu để trang trí nội thất.

Nếu xét về mặt ý nghĩa, thì cây chà là còn là biểu tượng của tình bạn. Nhờ vậy, cây còn được sử dụng làm quà tặng. Trong phong thủy, nhiều người còn cho rằng loại cây này còn giúp gia chủ có sức khỏe tốt. Vì cây này có thể loại bỏ các chất độc hại trong không khí.

Dường như, khá nhiều người còn chưa biết quả của loại cây này thường mang lại giá trị thương mại vô cùng to lớn. Bởi vì, quả có lớp thịt dày chứa nhiều đường có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, còn có khả năng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh như thiếu máu, táo bón,…Do đó, hiện nay quả chà là đang được bày bán khá nhiều trên thị trường.

Quả chà là chữa bệnh gì?

Đến thời điểm hiện tại, người ta đã phát hiện ra rằng, quả chà là có thể giúp con người điều trị một số bệnh hoặc ngăn chặn một số bệnh như:

Hỗ trợ bệnh thiếu máu

Trong quả chà là, có chứa khá nhiều sắt nên sẽ hỗ trợ cơ thể sản sinh ra hemoglobin. Do đó, sẽ giúp con người chữa bệnh thiếu máu. Hơn thế nữa, quả rất giàu vitamin C, nên giúp cơ thể thực hiện quá trình hấp thụ sắt tốt hơn. Để sử dụng hiệu quả hơn, bạn có thể dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần một quả kết hợp với sữa ấm.

Cây và quả chà là
Cây và quả chà là

Giảm cân

Mặc dù, quả chà là có lượng đường rất cao, nhưng khi ăn nhiều vẫn không gây béo phì, vì bên cạnh đó quả rất giàu chất xơ. Khi sử dụng quả chà là, con người sẽ có cảm giác no, cũng như không cảm thấy thèm ăn. Đồng thời, lượng chất béo trong quả hầu như rất thấp, nên đây là loại quả rất thích hợp với những người thừa cân hay béo phì.

Giảm lượng cholesterol trong máu

Do đây là loại quả chứa nhiều chất xơ, nên khi ăn quả chà là sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường và loại bỏ những cholesterol xấu. Điều này, giúp con người ngăn chặn các bệnh về tim mạch, cũng như có thể giúp phòng chống nguy cơ đột quỵ.

Giảm cảm giác khó chịu do rượu bia gây ra

Bạn cần ngâm quả chà là trong nước khoảng 2 đến 3 giờ, đến khi quả mềm. Sau đó, nghiền quả trong nước để uống và cần loại bỏ hạt trước khi uống. Nước của quả sẽ giúp giải độc và giải phóng các độc tố trong gan do sử dụng rượu bia.

Hỗ trợ chức năng thần kinh

Khi ăn quả chà là, sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Bởi vì, trong quả chứa rất nhiều hàm lượng Vitamin B và kali rất có lợi cho hệ thần kinh.

Ứng dụng của quả chà là là gì?

Ngoài việc dùng quả chà là làm mứt, thì người ta còn kết hợp quả vào trong một vài món ăn như:

Salad

Để làm được món Salad chà là, cần cắt đôi quả còn tươi và bỏ hạt. Sau đó, tiến hành trộn quả với một vài loại rau như dưa chuột, xà lách, rau mầm,… Ngoài ra, phải cho thêm một ít dầu oliu, nước cốt chanh và có thể thêm gia vị để món ăn ngon hơn. Đây luôn là món ăn được lựa chọn hàng đầu của những ăn kiêng, béo phì.

Bánh

Mứt chà là được thái nhỏ, sau đó hòa trộn vào bột để làm bánh. Tiếp theo, người ta cho thêm đường, sữa, trứng gà và tiến hành nướng chín bánh. Loại bánh chà là này, có thể là món ăn vặt của những đứa trẻ, vì bánh có tác dụng kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Chè hạt sen

Cách làm món chè chà là hạt sen cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy quả chà là tươi hoặc khô và bỏ hạt. Sau đó, chuẩn bị thêm rong biển, phổ tai, hạt chia, hạt sen và đem ngâm mềm phổ tai, rong biển. Đồng thời, bạn sẽ nấu quả chà là và hạt sen cùng với một lượng đường phèn vừa phải, đến khi hạt sen chín mềm và quả chà chà bớt vị ngọt.

Cuối cùng, cho rong biển và phổ tai đã ngâm mềm vào và đun thêm khoảng 5 phút. Vậy bạn đã hoàn thành món chè chà là hạt sen, nhưng để ngon hơn nữa, người nấu có thể cho thêm một ít hạt chia và đợi hạt nở đều, bạn có thể thưởng thức món ăn vô cùng ngon và bổ dưỡng này.

Cách trồng chà là tại Việt Nam

Chuẩn bị dụng cụ

Đầu tiên, cần chuẩn bị thau để tiến hành ngâm hạt giống và tấm vải trắng, chậu hoa bằng nhựa. Một miếng nilon màu trắng để giúp quá trình tách chậu trở nên dễ dàng hơn.

Chuẩn bị hạt giống

Bạn cần lựa chọn loại giống mà bạn muốn trồng, sau đó cần lấy hạt của quả chín mùi. Tốt hơn, nếu đó là quả chín trên cây, không qua quy trình làm chín bằng nhiệt nhân tạo.

Bỏ phần thịt của quả

Cần loại bỏ phần thịt thật khéo léo, tránh làm ảnh hưởng đến hạt, vì điều đó sẽ khiến quá trình nảy mầm trở nên khó khăn hơn. Tiếp theo, bạn sẽ lấy những hạt đã được tách ra từ quả, đem tất cả hạt vào thau nước đã chuẩn bị. Lưu ý chỉ để lại các hạt chìm và loại bỏ các hạt nổi, vì những hạt chìm sẽ có khả năng nảy mầm cao.

Ngâm hạt giống

Đây là công đoạn khá đơn giản, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc trồng cây. Bạn nên đổ nước ngập các hạt và nước phải sạch, nhằm hạn chế tình trạng nấm mốc. Do chỉ cần ngâm hạt một tuần, nên bạn có thể thay nước mỗi ngày một lần.

Chuẩn bị kích mầm

Sau một thời gian ngâm hạt, tiếp theo cần thực hiện một vài bước để kích mầm. Bạn cần xếp tấm vài đã chuẩn bị trước đó thành ba lớp và làm ướt tấm vải. Sau đó, đặt hạt lên và gấp đôi tấm vải, chú ý vải phải phủ kín hạt.

Công đoạn kích mầm

Tiếp theo, dùng miếng nilong đã chuẩn bị, để đóng gói tấm vải có chứa hạt và đặt vào nơi có nhiệt độ khoảng 30-35 độ C. Bạn có thể ủ ấm hoặc giúp quá trình nảy mầm thuận lợi hơn, bằng nhiệt của bóng đèn. Chú ý, không được rọi ánh sáng trực tiếp vào hạt giống, bóng tối là điều kiện tốt nhất cho công đoạn kích mầm.

Kiểm tra hạt

Trong công đoạn kích mầm, cần kiểm tra thường xuyên và phải nhanh chóng loại bỏ các hạt bị nấm mốc xâm hại. Bạn cần thay vải thường xuyên, nhằm ngăn chặn vấn đề vải bị khô và không thể cung cấp đủ độ ẩm cho hạt.

Hạt nảy mầm

Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và một vài lý do khách quan khác mà thời gian nảy mầm có thể kéo dài từ 15 đến 25 ngày.

Hướng dẫn cách trồng cây chà là
Hướng dẫn cách trồng cây chà là

Trồng cây

Hiện nay, tại Việt Nam người ta thường trồng trong chậu nhỏ, mỗi chậu thường đặt một hạt. Bạn chỉ cần đặt hạt mầm xuống mặt đất, không cần lắp mầm và nên nhẹ tay vì mầm rất dễ bị hư hại. Ngoài ra, cần giữ độ ẩm và bảo vệ mầm bằng cách dùng miếng nilon phủ lên thành chậu. Nên đặt chậu ở những nơi ấm, đến khi cây ra lá.

Kết quả

Sau đó một thời gian ngắn, bạn cảm thấy thân cây đã cứng cáp thì nên đưa cây ra khỏi chậu. Nhằm đảm bảo sự phát triển, sinh trưởng của cây.

Cách chăm sóc cây chà là

Để cây phát triển tốt hơn, bạn cần thường xuyên chăm sóc cây, cụ thể:

Tưới cây thường xuyên, đặc biệt vào mùa khô khoảng tháng 6. Cần tưới mỗi ngày 2 lần và phải bón phân mỗi tháng một lần, với 0,01kg phân bón cho mỗi cây. Ngoài ra, bạn nên phủ rơm rạ, cỏ cây lên gốc cây chà là để chống lại sự thoát nước của đất.

Đối với những cây nhỏ hay những cây vừa trồng, cần dọn sạch cỏ xung quanh. Nhằm giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất có thể.

Cần loại bỏ các lá khô, già mỗi năm một lần khoảng từ tháng 12 đến tháng 1. Bên cạnh đó, nên thường xuyên kiểm tra cây, để nhanh chóng có thể ngăn chặn sự phá hoại của côn trùng và chuột.

Lời kết

Vậy cây chà là là loại cây mang lại khá nhiều lợi ích cho con người. Cụ thể, cây vừa có thể sử dụng làm cây cảnh, quả có thể mang làm quà tặng. Hay có thể giúp con người có sức khỏe tốt hơn. Hy vọng, sau khi đọc bài viết bạn đã hiểu hơn về cây chà là và đã tìm được những thông tin, kiến thức bổ ích nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *