Tin tức

van bán nguyệt là gì
van bán nguyệt là gì

1. Cấu tạo và chức năng của van bán nguyệt

Tim có cấu tạo gồm 4 buồng là 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Mỗi buồng sẽ có các van điều khiển quá trình lưu thông máu ra vào tim.

Hệ thống van tim

Hệ thống tim mạch của con người sẽ gồm 4 van là 2 van nhĩ thất và 2 van bán nguyệt. Trong đó:

  • 2 van nhĩ thất (Van AV) gồm van hai lá và van ba lá đóng vai trò ngăn cách tâm nhĩ và tâm thất, đảm bảo máu từ tâm thất không quay trở lại tâm nhĩ,
  • 2 van bán nguyệt (Van SL) gồm van động mạch chủ và van động mạch phổi có nhiệm vụ ngăn máu quay lại tâm thất, đảm bảo quá trình tưới máu từ tim đến các cơ quan.

Van SL được cấu tạo từ các lá van. Phần mép lá van kết nối với thành động mạch trông giống như hình bán nguyệt. Mỗi lá van có cấu tạo gồm lõi mô sợi và được lót bởi lớp nội tâm mạc kép.

Hệ thống van tim của cơ thể người

Hệ thống van tim của cơ thể người

Van động mạch chủ

Van động mạch chủ hoạt động giữa tâm thất trái và động mạch chủ, còn được gọi là van túi. Đây là một trong những động mạch lớn của cơ thể. Động mạch chủ cũng là động mạch chính mang máu từ tim đến các cơ quan.

  • Về cấu tạo: Van có 3 túi hình lưỡi liềm nên được gọi là van bán nguyệt gồm sau, trái và phải. Tương tự các van khác, van động mạch chủ được gắn vào khung tim bởi một sợi vòng.
  • Về chức năng: Khi tim co bóp, van mở về hướng động mạch chủ, máu sẽ được bơm vào động mạch chủ từ tâm thất trái (trong thời kỳ tâm thu). Khi tâm thất thư giãn (trong thời kỳ tâm trương), van động mạch chủ sẽ đóng nhằm ngăn không cho máu quay ngược trở lại.

Van động mạch phổi

Van động mạch phổi nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Chức năng chính của van này là đảm bảo hoạt động bơm máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi. Động mạch này sẽ dẫn máu về phổi để lấy nhiều oxy. Khi van động mạch phổi đóng, máu sẽ không thể chảy theo chiều ngược lại.

Van động mạch phổi mở, máu bơm một chiều từ tâm thất phải vào động mạch chủ

Van động mạch phổi mở, máu bơm một chiều từ tâm thất phải vào động mạch chủ

2. Một số bệnh lý van bán nguyệt thường gặp

Hoạt động đóng mở bất thường của van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi có thể gây ra một số bệnh lý sau:

Hở van SL

Nếu van động mạch chủ bị hở, máu từ động mạch chủ sẽ chảy ngược lại tâm thất trái. Tương tự, khi van động mạch phổi bị hở, máu từ động mạch phổi sẽ đổ ngược lại tâm thất phải. Khi đó, tim sẽ phải làm việc vất vả hơn để bơm lượng máu trả ngược về. Tình trạng này kéo dài sẽ làm thay đổi cấu trúc, chức năng và rối loạn hoạt động ở buồng tim gây ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông máu và bơm máu đến các cơ quan.

Hẹp van SL

Đây là tình trạng các van động mạch chủ hay van động mạch phổi bị thu hẹp do van dày hơn, dính các mép van,… Khi đó, máu khó di chuyển qua lỗ van, không đủ để cung cấp cho các cơ quan dẫn đến tổn thương.

Hẹp hay hở van bán nguyệt sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động bơm máu từ tim

Hẹp hay hở van bán nguyệt sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động bơm máu từ tim

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý van bán nguyệt

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý ở van động mạch chủ và van động mạch phổi rất đa dạng. Một số nguyên nhân phổ biến khiến van bán nguyệt hoạt động bất thường có thể kể đến là:

Thoái hóa

Thoái hóa là nguyên nhân phổ biến khiến cấu trúc của các van tim bị biến dạng dẫn đến hẹp hoặc hở van.

Thấp khớp cấp tính

Những trường hợp cơ thể nhiễm liên cầu khuẩn, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp, kháng thể nhận diện sai tác nhân lạ và tấn công cả các bộ phận của cơ thể bao gồm cả van tim dẫn đến viêm. Nhiều trường hợp van tim bị tổn thương vĩnh viễn dẫn đến hình thành sẹo, dày lên gây cản trở đến hoạt động bơm máu của tim.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì các bệnh lý van tim thường gặp còn có thể do:

  • Dị tật bẩm sinh.
  • Canxi tích tụ ở các lá van.
  • Màng trong tim bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến chức năng của các van tim.
  • Các bệnh lý về cơ tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim,…
  • Xạ trị những cơ quan vùng ngực.

Ngoài ra, người lớn tuổi, gia đình có tiền sử mắc bệnh tim, người bị cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường,… cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện vấn đề bất thường liên quan đến van tim.

Bất kỳ vấn đề nào khiến van bán nguyệt hoạt động bất thường ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, thường xuyên ngất xỉu, sưng phù mắt cá chân, bàn chân, rối loạn nhịp tim, đánh trống lồng ngực,… bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đồng thời, để hạn chế các bệnh lý liên quan tim mạch, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học, duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tập thể dục đều đặn, kiểm soát stress, tránh xa các chất kích thích, thuốc lá,… Đặc biệt là chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường và đưa ra hướng xử lý kịp thời. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh thì cần phải tuân thủ các chỉ định điều trị và chế độ chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay, chuyên khoa Tim mạch thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn để tầm soát, thăm khám và điều trị các vấn đề liên quan đến tim mạch. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị, y tế hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP, qua đó đảm bảo kết quả chính xác và nhanh chóng.

Khách hàng thăm khám Tim mạch tại MEDLATEC

Khách hàng thăm khám Tim mạch tại MEDLATEC

Mọi thông tin cần được hỗ trợ hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Rate this post