Về lai lịch ba tên gọi Tàu, Trung Hoa, Trung Quốc

trung quốc là gì
trung quốc là gì

Giảng Tàunhư vậy là không ổn vì trong chữ Hán và chữ Việt thuở xưa không có chữ Tàu để chỉ một phương tiện đi biển, đi sông. Xưa kia, có chữ Hán rồi người Việt ta mượn dùng là chữ thuyền.Đọc truyện cổ (như truyện Tam quốcchẳng hạn), tôi chỉ thấy nói đến chữ thuyền(chiến thuyền, lâu thuyền). Chữ Tàumãi về sau mới xuất hiện và từ điển giảng là phương tiện đi trên mặt nước chạy bằng động cơ, tàu thuỷ. Về sau chữ này được dùng rộng rãi cho cả phương tiện có động cơ đi trên đường ray trên mặt đất và tàu hoả, đi trên đường không là tàu bay.

Mặt khác, cũng nên khẳng định rằng người phương Bắc tràn vào nước ta buổi đầu là bằng đường bộ, dọc theo biên giới hai nước. Theo truyền thuyết thì giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6, theo lịch sử thì giặc Tần do thiệu uý Đồ Thư tràn sang rồi bị nhân dân ta đánh bại ở thế kỉ 3 trước công nguyên.

Rồi cái tên Trung Hoa. Cái từ này ghép từ hai chữ TrungHoa. Tộc Hán buổi đầu sống ở miền Tây Bắc Trung Quốc ngày nay, rồi tràn dần xuống lưu vực sông Hoàng Hà có nhiều phù xa màu mỡ, được gọi là Trung Nguyên. Nhờ ưu thế tự nhiên này mà kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, kéo theo nền văn hoá phát triển cao hơn các bộ tộc xung quanh. Lúc này, người Hán đã lớn mạnh tự coi mình là dân tộc thượng đẳng, rồi tự định nghĩa dân tộc mình, đất nước mình: “áo mũ đẹp đẽ gọi là Hoa,nước lớn rộng gọi là Hạ”. Hoa Hạở Trung Nguyên và được coi là trung tâm thiên hạ, bốn phía xung quanh đều là thấp kém, bị miệt thị gọi là man, di, nhung địch. Họ tự gọi là tộc Hoa(tức tộc Hán tự suy tôn là Hoa), là tốt đẹp, ở trung tâm (giữa thiên hạ), từ đó có tên là nước Trung Hoa, người Trung Hoa, còn gọi là người Hoa(tốt đẹp). Rồi người Hoachỉ chung cư dân Trung Hoa.

Rồi đến cái tên Trung Quốc. Có lẽ là cái tên này hình thành từ sau cách mạng Tân Hợi năm 1911. Chế độ phong kiến bị chấm dứt, chế độ cộng hoà thay thế. Chế độ mới là chế độ cộng hoà dân chủ (theo kiểu tư sản) – Nước cộng hoà này gọi là dân quốc, dẫn đến cái tên Trung Hoa dân quốc, gọi tắt là chữ đầu và chữ cuối là Trung Quốc. (Hàn Quốc cũng vậy, đó là lối gọi tắt của những chữ Đại Hàn dân quốc).

Đến năm 1949, cách mạng giải pháp dân tộc thành công, nước Trung Hoa tiến lên một chế độ mới cao hơn, tốt đẹp hơn: chế độ dân chủ nhân dân theo xu hướng cách mạng vô sản. Nước Trung Hoa có tên mới là Trung Hoa nhân dân cộng hoà quốc, gọi tắt chữ đầu và chữ cuối thì cũng là Trung Quốc.

Cách lí giải này có đúng không, tôi trông chờ sự thẩm định của bạn đọc. Có điều rõ ràng là với nước lớn láng giềng phương Bắc này, nhân dân ta tuỳ lúc, tuỳ nơi, tuỳ người, khi gọi là người Tàu, nước Tàu (thường ở thời kì trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau đó một thời gian (như truyện ngắn “Người đàn bà Tàu” của Nguyên Hồng, như tiếng gọi miệt thị quân tướng Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc nước ta giải giáp quân phát xít Nhật là Tàu Tưởng, Tàu Phù, Tàu Ô); khi thì gọi là người Hoa, nước Trung Hoa(như gọi họ là Hoa kiều, hay khi quân Tưởng kéo vào nước ta, chúng gọi là Hoa quânnhập Việt, Thông tấn xã nước Trung Hoa mới gọi là Tân Hoa xã, tờ báo của người Hoa ở Hà Nội những năm 1960, 1970 gọi là Tân Hoa báo); khi thì gọi người Trung Quốc, nước Trung Quốcvới những cái tên nhân dân Trung Quốc, hàng hoá Trung Quốc, hội Hữu nghị Việt – Trung, Từ điển Trung – Việt, biên giới Việt – Trung.

Hiện nay, chữ Tàugợi ý miệt thị, khinh bỉ, ta bỏ không dùng, mà chỉ thường dùng chữ Hoa, Trung Hoa, Trung Quốc. <?xml:namespace prefix=”o” ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:office” ? ?>

Nguồn: T/c Ngôn ngữ & Đời sống, số 10/2004, tr 42

Rate this post