I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

1.1. Nguyên nhân của chủ nghĩa tư bản từ cạnh tranh tự do chuyển sang độc quyền:Nguyên nhân:1. Sự phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật.2. Cạnh tranh khốc liệt làm cho quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng nhanh.3. Khủng hoảng kinh tế (năm 1873) dẫn đến phá sản các xí nghiệp vừa và nhỏ, công ty lớn phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.4. Tín dụng tư bản chủ nghĩa hình thành các công ty cổ phần tạo tiền đề cho sự ra đời của CNTBĐQNN.Lênin cho rằng: “… cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.Xét về quá trình, CNTB phát triển qua 2 giai đoạn: cạnh tranh tự do và độc quyền. Hai giai đoạn có chung bản chất đều dựa trên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là quan hệ bóc lột giữa tư bản và lao động làm thuê, nhưng có biểu hiện khác nhau về quy mô và hình thức vận động.

1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

1.2.1. Tập trung sản xuất và sự hình thành các tổ chức độc quyền.– Nguyên nhân:+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật làm xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới thường gắn với sự ra đời của độc quyền.+ Cạnh tranh có hai khuynh hướng: một là cạnh tranh gay gắt hơn, phức tạp hơn thường dẫn đến khuynh hướng thoả hiệp, liên minh với nhau của các nhà tư bản; hai là, các tư bản nhỏ muốn cạnh tranh với các tư bản lớn thường dễ liên minh, thoả hiệp với nhau.- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là sự liên minh, cấu kết giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn (thậm trí toàn bộ) sản xuất và tiêu thụ của một ngành, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.- Bản chất tổ chức độc quyền:+ Liên minh các nhà tư bản dưới nhiều hình thức khác nhau.+ Nắm giữ phần lớn việc sản xuất kinh doanh một hoặc một số ngành hàng.+ Có khả năng thao túng thị trường đầu vào và đầu ra, để thu lợi nhuận độc quyền cao.- Các hình thức tổ chức độc quyền:Cácten (cartel), là hình thức tổ chức độc quyền đầu tiên và ở trình độ thấp. Cáctel là sự liên minh giữa các tư bản trong lĩnh vực bán hàng hoá dựa trên thoả thuận, quy định: giá cả, khối lượng hàng hoá, phân chia thị trường. Đây là liên minh độc quyền không bền.Xanđica (cyndicate), là hình thức tổ chức độc quyền liên minh trong lĩnh vực lưu thông, cao hơn Cáctel. Các nhà tư bản mất độc lập ở khâu lưu thông nhưng vẫn độc lập ở khâu sản xuất. Điều hành Xanđica là Ban Quản trị.Tơ-rớt (trust), là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn Cáctel và Xanđica. Tơ-rơt thống nhất cả sản xuất và lưu thông vào một ban quản trị chung, còn các thành viên là cổ đông. Tơ-rớt đánh dấu bước ngoặt trong sự vận động của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.Conxoocxiom, là hình thức tổ chức độc quyền cao nhất, bao gồm cả cáctel, xanhdica và tơ rớt, tồn tại dưới dạng hiệp định ký kết giữa công nghiệp và ngân hàng cùng nhau chi phối các nghiệp vụ tài chính. Đứng đầu các Conxoocxiom thường là một ngân hàng độc quyền lớn.- Biểu hiện mới của CNTBĐQ: Từ giữa thế kỷ 20, bên cạnh các mối liên kết dọc và liên kết ngang còn phát triển các liên kết mới – liên kết đa ngành, đa lĩnh vực thành những conglômêrat hay conxơn khổng lồ.+ Về hình thức: Conxơn (concern) là tổ chức độc quyền đa ngành (liên kết dọc, các ngành hàng có liên hệ với nhau về kỹ thuật và chuỗi giá trị) có hàng trăm xí nghiệp, kinh doanh đa ngành và có nhiều chi nhánh trên thế giới. Conglomerate là tổ chức độc quyền kết hợp với các hãng vừa và nhỏ có thể không liên quan đến sản xuất hoặc dịch vụ (liên kết ngang, các ngành hàng không có liên hệ với nhau). Lợi nhuận thu được từ hoạt động chứng khoán.+ Về cơ chế thao túng: Xuất hiện trở lại hệ thống doanh nghiệp nhỏ, là nhà cung cấp, gia công, đại lý cho các tổ chức độc quyền. Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trên quy mô lớn diễn ra đồng thời với quá trình phi tập trung sản xuất, ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức độc quyền vừa và nhỏ.

1.2.2. Tư bản tài chính và bọn trùm tài chính.– Sự hình thành Tư bản tài chính:Vậy tư bản tài chính là sự dung hợp vào nhau, thâm nhập lẫn nhau giữa tư bản độc quyền trong công nghiệp với tư bản độc quyền trong ngân hàng.- Thực chất của tư bản tài chính+ Sự thâm nhập, dung hợp lẫn nhau giữa tư bản độc quyền công nghiệp với tư bản độc quyền ngân hàng để lũng đoạn nền kinh tế.+ Tư bản độc quyền công nghiệp đầu tư nắm giữ cổ phần, trở thành cổ đông lớn chi phối ngân hàng có sức mạnh độc quyền. Theo chiều ngược lại, tư bản độc quyền ngân hàng đầu tư nắm giữ cổ phần, trở thành cổ đông lớn chi phối các tập đoàn công nghiệp có sức mạnh độc quyền.- Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế xã hội và sự thống trị của tư bản tài chính. Sự xuất hiện của tư bản tài chính làm tách rời cao độ tư bản sở hữu và tư bản chức năng. Là cơ sở cho ra đời các sản phẩm chứng khoán và mở rộng thị trường tiền.- Cơ chế thống trị của tư bản tài chính:+ Cơ chế tham dự: Nhà tư bản tài chính tham dự vốn, đầu tư nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối trong nhiều tổ chức độc quyền (không nhất thiết nắm giữ đa số cổ phần). Từ đó chi phối luôn hệ thống các công ty con của mỗi tổ chức độc quyền này. Nhờ vậy, tư bản tài chính đã bành trướng ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực.+ Cơ chế ủy thác: Để có vốn lớn đầu tư vào nhiều tổ chức độc quyền trong “cơ chế tham dự”, tư bản tài chính lại có thể lập Quỹ đầu tư, nhận ủy thác vốn từ nhiều nhà đầu tư khác. Do vậy, phạm vi ảnh hưởng của tư bản tài chính càng được nhân rộng. Tư bản tài chính mở rộng sự thống trị bằng “chế độ uỷ nhiệm”.- Biểu hiện mới của tư bản tài chính:+ Về kinh tế: tư bản tài chính nắm giữ, chi phối nền kinh tế TBCN, thậm chí chi phối nền kinh tế thế giới.+ Về chính trị: tư bản tài chính chi phối đường lối đối nội và đối ngoại của Nhà nước tư sản.+ Sự hoạt động của tư bản tài chính trên thế giới tạo nên các trào lưu đầu cơ, lũng đoạn và nguy cơ khủng hoảng tài chính tiền tệ tại nhiều quốc gia, nhất là các nền kinh tế đang phát triển.

1.2.3. Xuất khẩu tư bản.– Khái niệm: Là xuất khẩu giá trị nhằm làm phương tiện để bóc lột giá trị thặng dư ở nước nhập khẩu.Phân biệt xuất khẩu tư bản với xuất khẩu hàng hoá.- Tất yếu khách quan của xuất khẩu tư bản:Trong các nước tư bản đã tích luỹ được lượng tư bản lớn, xuất hiện hiện tượng “thừa tư bản”.Các nước lạc hậu rất cần vốn để phát triển. Chủ nghĩa tư bản phát triển với nhiều mâu thuẫn gay gắt, xuất khẩu tư bản là biện pháp giảm bớt gay gắt của các mâu thuẫn.- Hình thức xuất khẩu:Xét theo cách thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.Xét theo Chủ thể xuất khẩu: Xuất khẩu tư bản nhà nước nhằm các mục tiêu kinh tế, chính trị, quân sự. Hoặc xuất khẩu tư bản tư nhân nhằm mục đích lợi nhuận.Xét về hình thức hoạt động: Chi nhánh của công ty xuyên quốc gia, hoạt động tài chính, tín dụng của các ngân hàng, chuyển giao công nghệ.- Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản:+ Hướng xuất khẩu tư bản có sự thay đổi cơ bản.Xuất hiện thêm dòng xuất khẩu tư bản giữa các nước phát triển. Vì KHKT đã phát triển nhiều lĩnh vực mới, mà tại nước nhỏ, chưa đủ điều kiện để tiếp nhận sản xuất. Hoặc để tránh rào cản chính sách giữa hai Nhà nước, có thể nhà tư bản phải đầu tư vòng qua nước thứ ba.Xuất khẩu tư bản trở thành một phương thức để nước lớn chi phối nước nhỏ. Ban đầu là chi phối về kinh tế (do ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường …), tiếp đến là chi phối về chính trị XH.+ Chủ thể xuất khẩu tư bản có thay đổi. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng to lớn; và sự xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản là các nước đang phát triển như ở châu Á.+ Hình thức xuất khẩu tư bản ngày càng đa dạng đan xen với xuất khẩu hàng hoá.+ Sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản được bỏ dần thay vào đó là nguyên tắc cùng có lợi được tôn trọng.- Tác động 2 mặt của xuất khẩu tư bản:+ Tích cực: QHSX TBCN được mở rộng trên địa bàn quốc tế, thúc đẩy nhanh quá trình Phân công lao động và xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế ở nhiều nước.Các nước nhập khẩu đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH…+ Hạn chế: Nền kinh tế các nước nhập khẩu bị lệ thuộc và mất cân đối, nợ chồng chất do chính sách bóc lột nặng nề của các nước xuất khẩu.

1.2.4. Sự phân chia thị trường thế giới về mặt kinh tế.– Nguyên nhân:- Thực chất của sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh tư bản độc quyền- Biểu hiện mới trong giai đoạn hiện nay:+ Xuất hiện thêm xu thế khu vực hóa (tức là các thỏa hiệp trong phạm vi một khu vực các quốc gia) bên cạnh xu thế quốc tế hóa (tức là các thỏa hiệp phân chia thị trường toàn cầu).+ Các tổ chức độc quyền tăng cường khai thác sự can thiệp của Nhà nước tư sản để hỗ trợ việc mở rộng ảnh hưởng thao túng thị trường toàn thế giới. Sự phân chia hình thành nên các tổ chức độc quyền quốc gia, các nhà nước tư bản phát triển và đang phát triển. Hình thành các liên minh và các khối liên kết kinh tế khu vực.

1.2.5. Sự phân chia thị trường thế giới về mặt lãnh thổ.– Nguyên nhân- Thực chất sự phân chia lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc- Biểu hiện mới+ Về phạm vi: sự phân chia thế giới không chỉ về lãnh thổ, mà còn về biển, không gian, Bắc Cực.+ Về phương thức: Nước lớn tăng cường dùng kinh tế để chi phối nước nhỏ, mở rộng biên giới mềm, thay cho chế độ thực dân kiểu cũ và chế độ thực dân kiểu mới.+ Về cục diện: Sự phân chia thế giới hai cực (sau Thế chiến II) chuyển sang thế giới đơn cực (cuối thế kỷ XX), rồi hướng tới thế giới đa cực (từ đầu thế kỷ XXI).

1.3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn ĐQ:– Mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh.Độc quyền ra đời không thủ tiêu cạnh tranh tự do mà làm cho cạnh tranh còn gay gắt hơn, phức tạp hơn. Cạnh tranh tự do sinh ra độc quyền và ngược lại độc quyền thúc đẩy cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Các loại cạnh tranh:+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với xí nghiệp ngoài độc quyền.+ Cạnh tranh trong nội bộ tổ chức độc quyền.- Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền:Do có vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền áp đặt giá cả độc quyền: giá cả độc quyền cao khi bán và giá cả độc quyền thấp khi mua. Tuy nhiên, giá cả độc quyền không phủ định và thoát lý giá trị, tổng giá cả độc quyền ngang bằng tổng giá trị. Mặc dù quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền, xét trong tổng thể, quy luật giá trị vẫn điều tiết mặt bằng giá cả thị trường. Quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.- Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn độc quyền:Quy luật giá trị thặng dư chuyển hoá thành quy luật lợi nhuận độc quyền và thông qua sự hoạt động của giá cả độc quyền. Lợi nhuận độc quyền cao hơn giá trị thặng dư, có được nhờ chênh lệch giá độc quyền cao (khi bán) và giá độc quyền thấp (khi mua)

Rate this post