Giật tít là gì? Tại sao bạn nên giật tít cho mỗi bài viết

tit là gì
tit là gì

Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông, cụm từ rất hay được nhắc đến chính là “giật tít” hay “giật tít câu view”. Nếu thiếu đi yếu tố độc đáo, thậm chí là gây sốc trong tựa đề, bài viết của bạn sẽ bị độc giả phớt lờ ngay lập tức. Bởi vậy, bạn phải biết giật tít là gì để biết cách vận dụng chính xác và hiệu quả vào bài viết.

Bài viết dưới đây, SaigonTV sẽ mách nhỏ cho bạn thế nào là giật tít và lý giải vì sao việc giật tít được triển khai rất nhiều trong các chiến dịch content marketing.

Giật tít là gì? Giật tít câu view là gì? - Tin nhanh Plus

Thuật ngữ “giật tít” thoạt nghe thì rất thuần Việt nhưng lại “nửa Tây, nửa ta” với từ “tít” được Việt hóa từ “title” (tiêu đề) trong tiếng Anh.

Giải thích ngắn gọn, giật tít chính là giật tiêu đề hay làm cho tiêu đề trở nên độc lạ nhằm gây sự chú ý, tò mò của người đọc. Tiêu đề càng gây sốc thì lượng người ấn xem càng khủng mang lại lượng tương tác cực lớn cho mỗi bài đăng.

Như SaigonTV đã chia sẻ ở trên, tiêu đề của bài viết sẽ khiến độc giả có quyết định đọc bài viết hay không. Thực tế cho thấy, mọi người luôn tìm kiếm thông tin cho bản thân mình một cách có chủ đích thay vì tìm kiếm ngẫu hứng.

Họ có thể nhận ra nhiều bài viết với nhiều tiêu đề khác nhau nhưng thông thường chỉ lựa chọn một bài viết có tiêu đề:

  • Ngôn từ đơn giản, lối diễn đạt trực diện và mạnh mẽ, không dài dòng và chán ngắt.
  • Khơi gợi sự tò mò, có đủ khả năng tác động vào tâm trí của người đọc và khiến họ muốn xem tiếp.

Càng ngày, độc giả lại càng lười đọc nên nếu bạn muốn tăng lượng tương tác cho bài content marketing thì hãy học ngay cách tạo ra một tiêu đề hấp dẫn. Nắm bắt được tâm lý khách hàng, SaigonTV đã tổng hợp 3 công thức tạo tiêu đề chất lượng giúp doanh nghiệp của bạn gây ấn tượng với người đọc chỉ trong vài giây.

Công thức giật tít bằng chứng và sự chứng minh

Người làm marketing lâu năm sẽ luôn cố gắng minh chứng cho chất lượng của sản phẩm và dịch vụ với khách hàng thông qua cách tìm ra những bằng chứng cụ thể. Điều này đã đánh trúng tâm lý lựa chọn/hành động theo số đông của khách hàng. Doanh nghiệp càng có thêm cơ hội bán dịch vụ/sản phẩm cho nhiều khách hàng mới dựa vào số lượng người người đọc bài viết.

Để dễ hiểu hơn, SaigonTV sẽ đưa ra cho bạn một vài ví dụ cụ thể về công thức giật tít bằng chứng và sự chứng minh nhé:

  • Vì sao có hơn 9 triệu mẹ bầu chọn làm xét nghiệm NIPT trong thai kỳ?
  • Điều gì khiến hơn 44.000 người cùng mua một mẫu quần ống loe?

Công thức đe dọa trong nỗ lực giật tít bài đăng

Công thức xây dựng tiêu đề ấn tượng tiếp theo dành cho bạn chính là công thức đe dọa. Thông thường, con người chỉ thấy lo sợ và chịu hành động nếu phải đối mặt với nguy hiểm, khó khăn.

Một số tiêu đề bên dưới sẽ mang đến bạn cái nhìn chi tiết hơn về công thức này:

  • Đừng mong sẽ thành công khi chạy quảng cáo Tik Tok nếu bạn bỏ qua hướng dẫn này.
  • Bạn sẽ không thể giảm cân nếu cứ duy trì thói quen này vào buổi tối.

Công thức giật tít có đưa ra lợi ích cho người đọc

Khác với công thức trên, công thức giật tít này lại chứa đựng câu nói có liên quan trực tiếp đến lợi ích của khách hàng. Đồng thời, bạn cũng đưa ra lời hứa sẽ giúp khách hàng đạt được điều gì đó, ví dụ như:

  • Hãy cho tôi 10 phút, bạn sẽ thấy lợi nhuận khủng đến từ đất nền.
  • Chỉ với 5 nghìn đồng, tôi sẽ mang đến bạn một hàm răng trắng sáng.
  • Viết từ 5 – 10 tiêu đề rồi lựa chọn 1 tiêu đề phù hợp nhất với bài viết.
  • Mức độ dài hoặc ngắn của tiêu đề chỉ mang tính chất tương đối. Điều quan trọng là tiêu đề phải thu hút người đọc và khiến họ muốn ấn vào xem bài viết.
  • Đừng vội vàng nghĩ rằng tiêu đề của bạn là dở chỉ vì lời nhận xét của người khác. Muốn biết tiêu đề hay dở ra sao thì bạn cần test trên một mẫu đối tượng mục tiêu lớn để biết họ phản ứng như thế nào.

Bài viết này đã giúp bạn nắm rõ hơn về khái niệm giật tít cũng như 3 công thức tạo tiêu đề chất lượng giúp doanh nghiệp của bạn gây ấn tượng với người đọc chỉ trong vài giây. Đừng quên theo dõi SaigonTV để tham khảo thêm thông tin về 12 cách giật tít hay và hiệu quả mà bạn có thể vận dụng ngay vào các chiến dịch content marketing cho doanh nghiệp của mình nhé!

Rate this post