Tác hại của tật đẩy lưỡi là gì?

Có 2 cách để loại bỏ tật đẩy lưỡi. Đó là:

  • Sử dụng các khí cụ trong miệng: Là phương pháp điều trị chuyên khoa do các nha sĩ chỉ định. Các khí cụ phổ biến là hàng rào chặn lưỡi, nút chặn lưỡi (dạng viên bi), thanh khẩu cái hỗ trợ tập lưỡi,…;
  • Luyện tập thói quen răng miệng đúng: Là bài tập thay đổi kiểu nuốt giúp rèn luyện các cơ, kết hợp với phản xạ nuốt. Tỷ lệ thành công của phương pháp tập luyện này khá cao. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần sử dụng các khí cụ hỗ trợ trong miệng để tập luyện. Do đó, khi điều trị tật đẩy lưỡi, thường kết hợp cả 2 phương pháp trên.

Để điều chỉnh thói quen đẩy lưỡi, mỗi người cần chú ý tập lưỡi cho trẻ từ khi trẻ được khoảng 8 tuổi. Các động tác như sau:

  • Đặt đầu lưỡi chạm vào mặt trong của lợi (ngay phía sau răng cửa hàm trên);
  • Cắn 2 hàm lại;
  • Nuốt nhưng căn chỉnh sao cho lưỡi không chạm vào các răng cửa. Động tác đúng: Lưỡi đi lên phía vòm họng.

Bạn coi 3 động tác trên là 3 nhịp đếm, đếm 1 – 2 – 3, thực hiện trong cả ngày. Khi đã thành thục, bạn có thể tập với một chút đồ ăn hoặc nước lọc. Điều quan trọng nhất là phải thật kiên nhẫn để đẩy lùi tật đẩy lưỡi. Về tần suất thực hiện, bạn nên tập 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Bạn có thể quan sát hiệu quả tập luyện bằng cách dùng ngón tay giữ 2 môi mở trước gương, khi nuốt quan sát lưỡi không đẩy vào răng là đạt yêu cầu.

Với trường hợp bị đẩy lưỡi ở tư thế nghỉ, bạn sẽ cảm thấy lưỡi chạm vào răng chứ không phải vào lợi. Bài tập khuyến cáo là đặt đầu lưỡi lên vòm họng, bật thành các tiếng “tặc” “tặc” liên tục. Mỗi lần phát hiện lưỡi đẩy vào răng, bạn đều có thể tập luyện. Bài tập này giúp giảm hô cho người bị lưỡi to kết hợp với tật đẩy lưỡi. Với trẻ em, phụ huynh có thể biến đổi bài tập bằng cách yêu cầu trẻ phát âm các chữ D, T, K, L,… hoặc tập các bài hát đơn âm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tật đẩy lưỡi có thể gây sai lệch về khớp cắn, những lệch lạc về răng và hàm mặt, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Vì vậy, cần phát hiện, can thiệp điều trị sớm để thay đổi thói quen xấu này của bệnh nhân.

Khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những phân ngành lớn và quan trọng của khối lâm sàng. Là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng (răng, xương răng, tuỷ răng,…), hàm (vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,…) và mặt (xương trán, xương gò má, xương thái dương,…).

Vì sao nên chọn khám tại Chuyên khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec?

  • Thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
  • Được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình, quy trình khám hợp lý, thuận tiện.
  • Cơ sở vật chất toàn diện, bao gồm hệ thống các phòng khám và tư vấn, phòng lấy máu xét nghiệm, phòng ăn, khu chờ dành cho khách hàng…
  • Đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo.

Rate this post