Căng cơ quá mức: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chế độ sinh hoạt tốt có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến của căng cơ

Đừng ngồi yên một chỗ quá lâu: hãy thường xuyên đi lại, nghỉ giải lao và nên thay đổi tư thế, nên dùng loại ghế thích hợp cho công việc hoặc phù hợp với tư thế ngồi của lưng, có thể kê thêm gối phía sau để dựa cho thoải mái. Và hãy ngồi ở tư thế sao cho đầu gối ngang bằng với mức hông.

Nâng vật nặng một cách cẩn thận: hãy giữ lưng thẳng, co đầu gối và từ từ nâng chân. Giữ vật nặng sát cơ thể và không được vừa nâng vừa xoay hay ném vật nặng cùng một lúc.

Hãy lưu ý những nơi hay vị trí dễ gây té ngã ví dụ như cầu thang, bề mặt trơn trợt và nên giữ sàn nhà được gọn gàng, sạch sẽ.

Tránh tăng cân hay béo phì.

Mang giày thích hợp.

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cơ được săn chắc và khỏe, nhưng quan trọng hơn hết là cần tập đúng cách và đúng kỹ thuật để tránh bị căng giãn cơ quá mức. Luôn luôn khởi động cơ thể trước khi bước vào tập luyện thể lực. Tương tự, sau khi tập xong cũng nên thư giãn cơ và hoạt động nhẹ để ngăn ngừa cứng cơ. Nếu mới bắt đầu tập thể dục thì hãy bắt đầu chậm và từ từ nâng dần mức độ tập.

Việc hiểu được giới hạn của cơ thể là rất quan trọng. Nếu có vật hay việc gì cảm thấy quá sức với cơ thể thì hãy dừng lại ngay lập tức.

Khi bị chấn thương, bệnh nhân không được chườm nóng hoặc dùng dầu và rượu xoa bóp. Vì chườm nóng hoặc xoa bóp lại khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi. Chúng sẽ trở nên yếu hơn và dễ chấn thương trở lại khi có những cử động hơi mạnh.

Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau khi điều trị được 2-3 ngày. Lúc này, người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng (khoảng 50% sức), và tăng từ từ để cơ thể dễ thích nghi. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn còn khó khăn, cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, bệnh nhân nên đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.

Rate this post