Purin là gì? Nó tác động thế nào đến sức khỏe chúng ta?

Purin là thành phần cấu trúc của ADN, ARN. Purin được tìm thấy trong thực phẩm ăn hằng ngày. Một số ít thực phẩm chứa nhiều purin như: hải sản, nội tạng và đồ uống có cồn, đặc biệt là bia. Những người gặp khó khăn trong việc chuyển hóa purin, chẳng hạn như những người bị tăng axit uric máu hoặc bệnh gout, nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này. Theo dõi bài viết của bác sĩ Phan Văn Giáo để tìm hiểu rõ hơn về purin nhé!

Giới thiệu về Purin

Cách đây 2 – 3 thập kỷ trước, purin được biết đến với hai lý do chính:

  • Là thành phần cấu trúc nên DNA: vật liệu di truyền chính trong tế bào của chúng ta.
  • Là chất có thể bị phá vỡ để tạo thành axit uric. Nó có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp khiến người mắc cực kỳ đau đớn. Đây là kết quả của việc tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể. Kết quả dẫn đến hình thành các tinh thể axit uric lắng đọng trong khớp. Ngoài hai lĩnh vực quan tâm chính này, purin không được chú ý nhiều trong nghiên cứu khoa học.

Purin và sức khỏe cơ thể

Ngày nay các nhà nghiên cứu hiểu rằng: purin là những chất đóng góp quan trọng nhiều cho sức khỏe của chúng ta. Các nghiên cứu đã tìm hiểu sâu rộng về vai trò của purin đối với sức khỏe của hệ tim mạch và hệ tiêu hóa (bao gồm miệng, dạ dày và ruột). Giờ đây chúng ta biết rằng: purin có hệ thống thụ thể đặc biệt trên tế bào cho phép chúng kết nối với nhau, với màng tế bào và có ảnh hưởng sâu rộng.

Trong hệ thống tim mạch, nó tác động đến nhiều chức năng tim: lưu lượng máu và phân phối oxy. Trong hệ tiêu hóa, nó tác động đến sự bài tiết chất lỏng và sự di chuyển của thức ăn.

Thụ thể purinergic

Sự phát hiện ban đầu về 2 họ thụ thể purin cơ bản (P1 và P2), hiện đã được theo sau bằng việc xác định ít nhất 4 loại phụ P1 và sự phân chia P2 thành P2X và P2Y. Thụ thể P2 với 7 loại phụ của thụ thể kênh ion P2X và 8 loại phụ của thụ thể kết hợp với protein G P2Y.

Hệ thống thụ thể purinergic
Hệ thống thụ thể purinergic

Đi từ 2 họ cơ bản đến 19 loại thụ thể khác nhau đã cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu cụ thể hơn nhiều về khả năng ảnh hưởng của purin đối với sức khỏe của chúng ta. Hiện có hàng chục nghiên cứu đang được tiến hành để xác định chính xác cách “tín hiệu purinergic” tác động đến lưu lượng máu, chức năng tim, phản ứng viêm, cảm giác đau, chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Như chúng ta có thể thấy, nghiên cứu về purin đã đi một chặng đường rất dài!

Tính chất vật lý

Purin thuộc một họ phân tử chứa nitơ được gọi là bazơ nitơ. Cùng với pyrimidine, purin giúp xây dựng vật chất di truyền trong mọi cơ thể sống.

Trong cấu trúc của chúng, các phân tử purin có vòng đôi. Nó bao gồm một vòng năm được hợp nhất với một vòng sáu cạnh. Cấu trúc của purin giống như một hình ngũ giác gắn liền với một tổ ong. Mỗi vòng trong số hai vòng của purin chứa 2 nguyên tử nitơ. Tổng cộng có 4 nguyên tử nitơ cho phân tử hoàn chỉnh. Các nguyên tử khác trong cấu tạo của purin bao gồm carbon và hydro.

Các purin
Các purin: Adenin, Guanin

Purin còn được gọi là phân tử dị vòng. Vì các vòng kín của nó mỗi vòng chứa ít nhất 2 loại nguyên tử khác nhau.

Purin có trong mọi sinh vật

Purin có thể được tìm thấy trong nhân của bất kỳ tế bào động, thực vật nào. Những phân tử này được tìm thấy trong DNA và RNA của tế bào.

Về cơ bản, purin là thành phần cấu tạo của mọi sinh vật. Trong cơ thể con người, purin có thể được chia thành hai loại:

  • Chất purin nội sinh được cơ thể sản xuất.
  • Chất purin ngoại sinh xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống.

Các purin ngoại sinh được chuyển hóa bởi cơ thể. Cụ thể, gan phân hủy purin và tạo ra một chất thải được gọi là axit uric. Axit uric được giải phóng vào máu. Cuối cùng được lọc bởi thận và bài tiết qua nước tiểu.

Axit uric máu

Nếu quá nhiều axit uric tích tụ trong máu sẽ gây ra tăng axit uric máu. Ở một số người, tăng axit uric máu có thể gây sỏi thận hoặc dẫn đến tình trạng viêm khớp (bệnh gout). Những người khác hoàn toàn không có biểu hiện được gọi là “không triệu chứng”.

Người bị tăng axit uric máu được khuyến khích: ăn thức ăn có nồng độ purin thấp và tránh thức ăn có nồng độ purin cao. Ngoài ra, nên hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống ức chế khả năng chuyển hóa purin của cơ thể. Chẳng hạn như: rượu và chất béo bão hòa.

Người mắc bệnh Gout nên hạn chế bia, rượu
Người mắc bệnh gout nên hạn chế bia, rượu

Vì vậy, những người bị bệnh gout được khuyến cáo nên tránh rượu hoặc uống có chừng mực. Những người theo chế độ ăn ít purin nên uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa và giảm nồng độ axit uric trong máu.

Ngày nay, gout đã không còn là căn bệnh mà những người có thu nhập cao mắc phải như quan điểm cũ. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Xem thêm: Gout: Đã không còn là căn bệnh của người giàu!

Bảng dưới đây cho thấy các loại thực phẩm có nồng độ purin: tương đối cao, vừa phải và thấp:

Thực phẩm có nồng độ purin cao

Nồng độ purin vừa phải (Ăn với lượng hạn chế)

Nồng độ purin thấp

Các loại thịt, đặc biệt là thịt nội tạng hoặc “thịt ngọt”. Chẳng hạn như: gan, óc và thận bò, cũng như thịt thú rừng… thường có chất béo.

Một số loại rau: bao gồm măng tây, rau bina, nấm, đậu xanh và súp lơ (không hơn hơn 1/2 cốc mỗi ngày).

Bất kỳ loại rau nào không được liệt kê là có hàm lượng purin cao vừa phải. Chẳng hạn như: rau lá xanh, cà rốt và cà chua.

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: những chất này có xu hướng ức chế khả năng chuyển hóa purin của cơ thể.

Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, cá và thịt gia cầm (không quá 4 – 6 oz mỗi ngày).

Các loại gia vị có chứa dầu, gia vị và giấm.

Hải sản, đặc biệt là sò điệp và các động vật có vỏ khác, cá cơm, cá mòi, cá trích và cá thu.

Rượu (1 -2 ly, khi không có triệu chứng bệnh gout).

Cơm, mì ống và bánh mì, khoai tây và bỏng ngô.

Thực phẩm và đồ uống làm từ xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao. Chẳng hạn như soda.

Cám lúa mì và mầm lúa mì (1/4 cốc khô mỗi ngày).

Các loại hạt và các sản phẩm từ hạt. Chẳng hạn như bơ đậu phộng.

Các chất bổ sung có chứa men hoặc chiết xuất men.

Đậu khô, đậu lăng và đậu Hà Lan (1 chén nấu chín).

Các sản phẩm từ sữa (tốt nhất là ít hoặc không có chất béo).

Nước sốt thịt

Bột yến mạch (2/3 chén khô mỗi ngày).

Trứng, đặc biệt là lòng trắng trứng.

Bia*

Nước ép trái cây (không có siro ngô).

Cà phê và trà.

*Bia nổi tiếng với việc gây ra các cơn đau gout vì nó chứa cả rượu và men bia, có hàm lượng purin cao.

Purin trong thực phẩm

Các nhà khoa học ngày nay đã công nhận tầm quan trọng của purin đối với sức khỏe. Không có gì ngạc nhiên khi biết rằng purin tự nhiên có trong tất cả các loại thực phẩm.

Phạm vi purin được tìm thấy trong thực phẩm cũng có thể rất khác nhau. Hầu hết các loại thực phẩm chứa 10 – 15 mg purin trong một khẩu phần 1/2 cốc. Một số loại thực phẩm có thể chứa 500 – 1.000 mg hoặc hơn trong cùng một khẩu phần này.

Phần lớn những loại thực phẩm có hàm lượng purin cao liên quan đến các loại thịt nội tạng của động vật . Bao gồm gan, lá lách và tim. Chất chiết xuất từ ​​thịt, ​​nấm men và bản thân nấm men thuộc một nhóm đặc biệt khi đo độ purin thực phẩm. Mỗi chất liên quan đến thực phẩm này sẽ được phân loại là có nhiều purin.

Purin, bệnh gout và chế độ ăn kiêng

Như đã nói ở trên, bệnh gout là một dạng viêm khớp. Trong đó, sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể chúng ta có thể dẫn đến sự hình thành các tinh thể axit uric có thể lắng đọng trong khớp. Nó trở thành nguồn gốc của cơn đau dữ dội.

Việc tích tụ quá nhiều axit uric trong máu cũng có thể dẫn đến hình thành sỏi thận axit uric. Tuy nhiên, sự hình thành sỏi thận axit uric bị che khuất nhiều bởi sự hình thành sỏi canxi. Sỏi canxi oxalat và canxi photphat (còn gọi là hydroxyapatite) chiếm khoảng 95% các loại sỏi trong những trường hợp lần đầu tiên bị sỏi thận. Ngoài ra, khoảng 2/3 các viên sỏi có đường kính nhỏ hơn 5 mm và tự thải qua nước tiểu.

Chế độ ăn dành cho bệnh gout

Trong những thập kỷ trước, hạn chế purin trong chế độ ăn uống ở mức 100 – 200 mg mỗi ngày là một khuyến nghị không thường xuyên của các tổ chức chăm sóc sức khỏe về bệnh viêm khớp gout. Hiện tại, một số tổ chức đã điều chỉnh hướng dẫn điều trị và phòng ngừa bệnh gout để đảm bảo việc ăn thường xuyên các loại rau chứa nhiều purin. Nó bao gồm cả việc cho phép ăn một lượng vừa phải các loại rau có hàm lượng purin cao vừa phải (trên 100 mg mỗi khẩu phần 1/2 cốc) .

Những điều chỉnh này dựa trên nghiên cứu tương đối mới cho thấy: các mức độ khác nhau của nguy cơ bệnh gout từ các loại rau chứa purin so với thịt động vật và hải sản có chứa purin. Trên thực tế, một số quy trình phòng ngừa bệnh gout không còn yêu cầu hạn chế ăn rau nữa. Một số nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm từ sữa ít chất béo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Một khía cạnh thú vị của nghiên cứu về rau và bệnh gout là phát hiện lặp đi lặp lại rằng: lượng vitamin C cao hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. 3 trong số 5 loại thực phẩm cung cấp vitamin C hàng đầu là rau (đặc biệt là ớt chuông), bông cải xanh và cải Brussels.

Một phát hiện thú vị nữa trong nghiên cứu gần đây về chế độ ăn uống và nguy cơ mắc bệnh gout là lượng protein thực vật (thay vì thịt động vật) nhiều hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Purin và tăng acid uric máu

Theo định nghĩa, tăng axit uric máu đơn giản có nghĩa là nồng độ axit uric trong máu quá cao, một tình trạng có thể dẫn đến bệnh gout. Tuy nhiên, một số người bị tăng axit uric máu không bao giờ phát triển thành bệnh gout. Tình trạng này gọi là tăng axit uric máu không có triệu chứng, từ lâu đã được cho là một tình trạng tương đối lành tính.

Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy: tăng acid uric máu – ngay cả khi không mắc bệnh gout – có thể là một mối đe dọa sức khỏe đáng kể. Nồng độ axit uric cao có “mối liên hệ rõ rệt” với bệnh tim mạch và bệnh thận.

Nồng độ axit uric cao có liên quan chặt chẽ với:

  • Tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp.
  • Béo phì.
  • Tăng nồng độ insulin trong máu.
  • Mức cholesterol tốt thấp.
  • Lượng chất béo trung tính cao.
  • Mức độ protein phản ứng C cao.

Tất cả đều là những yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và/hoặc bệnh thận.

Purin là thành phần liên quan nhiều với tình trạng gout và tăng axit uric máu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của nó đối với quá trình tổng hợp AND, ARN cũng như hoạt động của hệ tim mạch và tiêu hóa. Do đó, bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp lượng thực phẩm purin với mức độ vừa phải cho phép để cơ thể có thể hoạt động khỏe mạnh.

Rate this post