Parabens, SLS, phthalates là gì?

phthalates là gì
phthalates là gì

Bạn có thể đã nghe nói về paraben, SLS, phthalate vì nhiều thương hiệu mỹ phẩm làm đẹp đang tích cực loại bỏ chúng khỏi các sản phẩm của họ, nhưng có thể bạn không rõ lắm lý do tại sao họ lại làm như vậy. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét paraben, SLS, phthalate là gì, mức độ nguy hiểm như thế nào và cách bạn có thể tránh sử dụng chúng.

Paraben là gì?

Parabens là một chất bảo quản đã được sử dụng từ những năm 1950 để kéo dài thời hạn sử dụng của mọi thứ, từ thực phẩm, dược phẩm đến các sản phẩm chăm sóc da và tóc.

Chúng ta cần chất bảo quản trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp để giữ cho chúng được sử dụng lâu hơn. Ví dụ như sử dụng kem dưỡng da, khi chúng ta nhúng ngón tay vào kem thì một lượng vi trùng từ tay xâm nhập vào và chúng có thể dễ dàng sinh sôi, nảy nở trong đó. Kết hợp với hàm lượng nước cao và ấm của phòng tắm, mỹ phẩm sẽ nhanh chóng trở nên tồi tệ nếu nó không có chất bảo quản.

Bằng cách thêm paraben vào, các nhà sản xuất có thể đảm bảo thời hạn sử dụng của sản phẩm vì paraben giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển theo thời gian.

Paraben có nguy hiểm không?

Hiện tại thì FDA không quy định việc sử dụng paraben trong mỹ phẩm. Giống như các thành phần mỹ phẩm khác tuân theo Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm thì chúng không cần sự chấp thuận của FDA trước khi đưa ra thị trường. Theo trang web của FDA, “Các nhà khoa học của FDA tiếp tục xem xét các nghiên cứu đã được công bố về tính an toàn của paraben. Tại thời điểm này, chúng tôi chưa có thông tin cho thấy paraben được sử dụng trong mỹ phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không”.

Tức là, hiện tại chúng ta chưa thấy rõ mức độ nguy hại của paraben nhưng chúng ta đã biết paraben có thể phá vỡ các chức năng của hệ thống nội tiết bằng cách bắt chước estrogen, gây cản trở quá trình sản xuất hormone thường xuyên. Một số nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể dẫn đến các biến chứng về sinh sản.

Một bài báo nghiên cứu năm 2004 cho thấy paraben có thể đi qua da và vào cơ thể bạn. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để kết luận rằng paraben gây tăng nguy cơ ung thư.

Các nhà nghiên cứu biển cũng đã báo cáo mối liên hệ nguy hiểm của paraben và môi trường như paraben trong kem chống nắng hóa học có thể làm hỏng các rạn san hô (Hawaii gần đây đã cấm sử dụng kem chống nắng hóa học). Ngoài ra, paraben đã được tìm thấy trong mô của động vật biển, bao gồm cả cá heo.

Thành ra, nếu có thể tránh được paraben thì chúng ta nên làm. Lợi ích của việc có thể giữ các sản phẩm làm đẹp của bạn trong tủ phòng tắm trong nhiều tháng sẽ không thể so được với việc paraben có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Parabens, SLS, phthalates là gì?

Hạn chế sử dụng paraben

Cách tốt nhất để tránh paraben trong mỹ phẩm của bạn (bao gồm cả các sản phẩm chăm sóc da và tóc) là kiểm tra thông tin trên nhãn của sản phẩm bạn đang mua. Một số loại ghi rõ là No Paraben hoặc Paraben Free, hoặc nếu không có thì bạn hãy xem thành phần của sản phẩm.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tìm kiếm ‘paraben’ trong danh sách thành phần sẽ đơn giản như vậy, nhưng bạn hãy chú ý là tên của chúng sẽ luôn kết thúc bằng từ ‘paraben’. Ví dụ như một số paraben phổ biến nhất có thể được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp là methylparaben, propylparaben, ethylparaben và butylparaben. Bằng cách tránh các sản phẩm có chứa những chất này, bạn có thể tự tin rằng mình đang tránh được bất kỳ tác dụng phụ nào mà chúng có thể mang lại.

Một số sản phẩm không sử dụng paraben mà thay thế bằng các chất bảo quản tự nhiên như chiết xuất từ hạt bưởi, Axit Salicylic (BHA), Axit sorbic (vitamin C) hoặc Benzyl alcohol. Điều này làm cho sản phẩm vẫn duy trì được thời hạn sử dụng và tránh được sự nguy hại của paraben.

SLS là gì?

SLS (Sodium Lauryl Sulfate), SLES (Sodium Laureth Sulfate) và ALS (Ammonium Laurel Sulfate) là những hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm vệ sinh cá nhân như dầu gội đầu, thuốc đánh răng, nước súc miệng, sữa tắm, xà phòng và chất tẩy rửa.

SLS là chất tẩy rửa và là chất hoạt động bề mặt. Về cơ bản, điều này có nghĩa là nó phá vỡ sức căng bề mặt và phân tách các phân tử để cho phép tương tác tốt hơn giữa sản phẩm và tóc hoặc da của bạn. Quá trình này tạo ra bọt và làm cho các sản phẩm như dầu gội đầu và kem đánh răng tẩy rửa hiệu quả hơn. SLS – Sodium Lauryl Sulfate rất hiệu quả và rẻ đến mức nó được tìm thấy trong một số chất tẩy rửa công nghiệp như chất tẩy dầu mỡ động cơ và chất tẩy rửa công nghiệp.

SLS cũng được sử dụng rộng rãi như một chất gây kích ứng da khi thử nghiệm các sản phẩm được sử dụng để chữa lành các tình trạng da. Nếu bạn bị chàm hoặc bất kỳ tình trạng da khô nào khác, bạn sẽ thấy làn da được cải thiện chỉ bằng cách tránh sử dụng SLS.

SLS có hại không?

Các đánh giá về thành phần mỹ phẩm (CIR – The Cosmetic Ingredient Review) đã phê duyệt SLS và SLES an toàn để sử dụng, tuy nhiên, điều đó đi kèm với một số lưu ý:

– Sodium lauryl sulfate (SLS) có khả năng gây hại cho da và tóc. Chất này làm sạch bằng cách ăn mòn, đồng nghĩa với việc nó sẽ làm khô da và gây kích ứng bằng cách loại bỏ các chất béo bảo vệ khỏi bề mặt da, vô hiệu hóa tính năng tự cân bằng độ ẩm của làn da. Nhiều người sống chung với các tình trạng da nhạy cảm như chàm hoặc vẩy nến chọn sử dụng các sản phẩm không chứa SLS hoặc các thành phần tổng hợp khác vì họ tin rằng chúng tốt cho làn da của họ.

– SLS có khả năng gây kích ứng mắt và da, đặc biệt nếu nó không được pha chế đúng công thức hoặc lưu lại trên da trong thời gian dài.

Parabens, SLS, phthalates là gì?

Tránh sử dụng SLS

Bạn có thể tìm thấy các loại sữa tắm, xà phòng không chứa SLS và nhiều sản phẩm làm đẹp khác sử dụng các tác nhân khác nhau để tạo bọt và làm sạch da của bạn.

Nhiều người cũng chọn sử dụng các sản phẩm tự nhiên vì chúng cũng hiệu quả như những sản phẩm có chứa các thành phần nhân tạo đó và đi kèm với những lợi ích độc đáo của riêng chúng.

  • Tốt hơn cho da nhạy cảm vì chúng không chứa màu hoặc hương thơm nhân tạo.
  • Ngửi tốt hơn vì chúng sử dụng mùi hương tự nhiên chứ không phải nhân tạo.
  • Chứa chất bảo quản tự nhiên chứ không phải chất nhân tạo như paraben.

Các sản phẩm của Manuka Doctor không chứa Parabens, SLS và phthalates.

Phthalates là gì?

Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm nhựa, chẳng hạn như đồ chơi và sàn nhựa vinyl, để làm cho chúng dẻo hơn và khó vỡ hơn. Phthalates cũng hoạt động như một chất liên kết hoặc chất dung môi.

Phthalates còn được gọi là chất làm dẻo (plasticizers), chúng được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm và lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1920 với vai trò là một chất phụ gia trong polyvinyl clorua (PVC) và một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như thuốc chống côn trùng.

Trong mỹ phẩm, Phthalates giúp mang lại cho chúng một kết cấu đáng mơ ước hơn. Ví dụ, chúng giúp kem dưỡng da bám vào da lâu hơn và tạo cảm giác cứng cáp cho keo xịt tóc.

Tác động của phthalates

Các nghiên cứu của Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US.CDC) đã phát hiện ra phthalate hiện diện trong phần lớn dân số, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Phthalate được cho là ngấm vào các sản phẩm thực phẩm thông qua nhựa có trong bao bì thực phẩm và trong các cơ sở sản xuất. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington cho biết vào năm 2013, Phthalates đã được tìm thấy trong thực phẩm, đặc biệt là trong sữa và gia vị.

Phthalates có trong nhiều loại mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội đầu, nước hoa, sơn móng tay, keo xịt tóc, băng vệ sinh, …

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện về tác động của phthalate đối với con người, nhưng chúng được cho là có tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển và sinh sản, bao gồm giảm số lượng tinh trùng, gây vô sinh, tăng nguy cơ ung thư vú và thậm chí sẩy thai.

Làm thế nào để tránh phthalates trong mỹ phẩm?

Cũng giống như paraben và SLS, cách tốt nhất để tránh mỹ phẩm có chứa phthalates là đọc nhãn thành phần thật cẩn thận. Tất cả các phthalate sẽ có từ ‘phthalate’, chẳng hạn như dibutyl phthalate hoặc diethyl phthalate, vì vậy chúng rất dễ phát hiện.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các sản phẩm chăm sóc da và tóc có ghi thành phần ‘hương thơm’. Điều này là do các nhà sản xuất có thể thêm ‘hương thơm’ vào danh sách mà không cần chỉ rõ có gì trong đó (nước hoa rất thường chứa phthalates). Với suy nghĩ đó, việc lựa chọn các sản phẩm hữu cơ với hương thơm tự nhiên sẽ an toàn hơn rất nhiều.

Parabens, SLS, phthalates là gì?

Rate this post