Cấu trúc bài thi IELTS Speaking chi tiết từng phần

Tổng quan về cấu trúc bài thi IELTS Speaking

Thời gian dành cho phần thi IELTS Speaking: Khoảng 10 – 14 phút

Hình thức thi: Giám khảo sẽ kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh của thí sinh thông qua khả năng.

  • Trả lời các câu hỏi lưu loát

  • Có thể đưa ra ý tưởng ở mọi đề bài

  • Tính linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking gồm tổng cộng 3 phần: Part 1, Part 2 và Part 3.

  • Part 1: Hỏi về những vấn đề quen thuộc trong đời sống, liên quan tới cá nhân bạn như gia đình, bạn bè, sở thích,…

  • Part 2: Là phần độc thoại của thí sinh, thường là kể về một sự kiện nào đó hoặc miêu tả một vật hoặc một người nào đó.

  • Part 3: Là phần thảo luận, thường liên quan tới một vấn đề xã hội.

Phần thi Individual long-turn (Lượt nói cá nhân)

Cả 3 phần của bài thi đều được tiến hành trực tiếp với giám khảo. Sau đó dựa vào 4 yếu tố sau (Speaking Band Descriptors) để chấm điểm.

  • Fluency And Coherence: Độ trôi chảy và mạch lạc

  • Lexical Resource: Khả năng sử dụng từ vựng chính xác và đa dạng

  • Grammatical Range And Accuracy: Độ phong phú và chính xác của ngữ pháp

  • Pronunciation: Phát âm đã chuẩn hay chưa

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking chi tiết từng phần

Xem thêm thông tin về cấu trúc đề thi nói IELTS và các tiêu chí đánh giá phần này trong tài liệu sau.

Cấu trúc IELTS Speaking Part 1: Introduction And Interview

Part 1 thường kéo dài khoảng 4 – 5 phút, với tầm 6 – 10 câu hỏi. Hình thức phần thi sẽ là vấn đáp qua lại giữa thí sinh và giám khảo. Ở phần này, câu trả lời tiêu chuẩn thường kéo dài tầm 2 – 3 câu. Bạn không cần phải trả lời quá nhiều cho Part 1.

Đây được xem là Part đơn giản nhất trong Speaking vì chủ đề được hỏi thường rất quen thuộc. Đầu tiên, giám khảo sẽ xác minh danh tính của bạn thông qua các câu hỏi thông tin cá nhân như tên tuổi, quê quán… và đối chiếu với giấy tờ tùy thân: căn cước, hộ chiếu, bằng lái xe.

Ví dụ:

Sau đó, giám khảo sẽ tìm hiểu sâu hơn vào những thông tin như sở thích, chỗ ở,… Ở phần này, câu trả lời tiêu chuẩn thường kéo dài tầm 2 – 3 câu. Thí sinh không cần phải trả lời quá nhiều cho Part 1.

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking chi tiết từng phần

IELTS Speaking Part 1 có 8 dạng câu hỏi phổ biến được liệt kê trong bảng sau.

Những chủ đề IELTS Speaking Part 1 thường gặp có thể kể đến.

  • Hometown (Quê nhà)

  • Family and friends (Gia đình và bạn bè)

  • Hobbies (Sở thích)

  • Daily routine (Thói quen hàng ngày)

  • Accommodation (Nhà ở)

  • Sports (Các môn thể thao)

  • Hometown (Quê hương)

  • Work (Công việc)

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking chi tiết từng phần

Ví dụ:

Question 1: Do you often visit your hometown?

Question 2: Do you have a hobby?

Cấu trúc IELTS Speaking Part 2: Individual Long – Turn

Với thời gian tầm 3 – 4 phút, Part 2 sẽ là phần bạn tự trình bày bài nói của mình. Giám khảo sẽ đưa cho bạn một thẻ Cue (Cue card). Trong Cue card sẽ có câu hỏi và các gợi ý trả lời.

Bạn có 1 phút chuẩn bị câu trả lời của mình, sau đó có tầm 2 phút để độc thoại. Giám khảo có thể hỏi thêm từ 1 – 2 câu hỏi vấn đáp sau phần trả lời của bạn. Các câu hỏi thiên về kể chuyện, miêu tả,… để tạo điều kiện cho bạn có thể trả lời lưu loát trong liên tục 2 phút.

Lưu ý:

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking chi tiết từng phần
Individual long-turn (Lượt nói cá nhân)

Các chủ đề thường gặp trong Part 2 bao gồm.

  • Describe a person (Mô tả một người)

  • Describe an object (Mô tả một đồ vật)

  • Describe an event (Mô tả một sự kiện)

  • Describe a place (Mô tả một địa điểm)

  • Describe an activity (Mô tả một hoạt động)

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking chi tiết từng phần

Ví dụ:

Question: Describe a famous person/ favourite singer or actor you are interested.

Cấu trúc IELTS Speaking Part 3: Discussion

Ở phần này, hình thức thi sẽ là trả lời trực tiếp câu hỏi do giám khảo đưa ra. Với độ dài tầm 4 – 5 phút, Part 3 thường có nội dung liên quan tới nội dung câu hỏi trong Part 2 nhưng câu hỏi sẽ có phạm vi lớn hơn. Câu hỏi mở rộng đến xã hội chứ không chỉ liên quan tới cá nhân thí sinh.

Các câu trả lời trong Part 3 nên kéo dài tầm 1 phút (khoảng 5 – 6 câu) vì đây là phần bạn nên thể hiện khả năng phát triển ý của mình.

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking chi tiết từng phần

Có 6 dạng câu hỏi ở IELTS Speaking Part 3 được liệt kê như sau.

1. Hỏi ý kiến

Bạn sẽ được hỏi về ý kiến của bản thân về một vấn đề, sự vật, sự việc cụ thể nào đó.

Ví dụ:

2. Yêu cầu đánh giá

Bạn sẽ được yêu cầu đưa ra đánh giá của bản thân về tầm quan trọng của một vấn đề, sự vật, sự việc cụ thể nào đó.

Ví dụ:

3. Hỏi về tương lai

Bạn sẽ được yêu cầu đưa ra đánh giá của bản thân về tầm quan trọng của một vấn đề, sự vật, sự việc cụ thể nào đó.

Ví dụ

4. Hỏi về nguyên nhân và hệ/ hậu quả

Bạn sẽ được yêu cầu đưa ra quan điểm hoặc nhận xét của bản thân về nguyên nhân và hệ/ hậu quả của một vấn đề, sự vật, sự việc cụ thể nào đó.

Ví dụ:

5. So sánh giống khác

Bạn sẽ được yêu cầu đưa ra quan điểm hoặc nhận xét của bản thân về những điểm giống hoặc khác của một vấn đề, sự vật, sự việc cụ thể nào đó.

Ví dụ:

6. Hỏi về quá khứ

Bạn sẽ được yêu cầu đưa ra quan điểm hoặc nhận xét của bản thân về một vấn đề, sự vật, sự việc cụ thể nào đó trong quá khứ.

Ví dụ:

Một vài chủ đề phổ biến trong cấu trúc đề thi Speaking IELTS Part 3 bao gồm.

  • Society (Xã hội)

  • Advertising (Quảng cáo)

  • Media (Phương tiện truyền thông)

  • Work (Công việc)

  • Education (Giáo dục)

  • Law (Pháp luật)

  • Health (Sức khỏe)

  • Travel (Du lịch)

Mẹo để đạt điểm cao khi thi IELTS Speaking

Đến đây, tin rằng bạn đã nắm được cấu trúc bài thi IELTS Speaking một cách đầy đủ. Và để hiểu thêm về phần thi này, cũng như có kế hoạch ôn luyện đúng đắn, hãy cùng DOL điểm qua 1 số mẹo khi trả lời IELTS Speaking nhé!

  • Hãy trả lời bằng những gì bạn biết, bạn hiểu. Đừng có tỏ ra rằng mình thông minh, muốn chứng tỏ và đưa ra những câu trả lời quá cao siêu. Như vậy là bạn đang tự làm khó mình đấy!

  • Nếu bạn phát hiện ra rằng mình nói sai ngữ pháp hoặc phát âm chưa đúng thì đừng quá lo lắng. Hãy chú ý hơn trong những câu, từ tiếp theo. Hoặc có thể lặp lại để sửa từ đã sai để đảm bảo tính lưu loát của bài nói nhé!

  • Hãy nhìn trực diện vào giám khảo trong lúc nói. Điều này thể hiện bạn đang tôn trọng họ. Đôi lúc nụ cười cũng giúp không khí phòng thi bớt căng thẳng hơn đấy!

  • Thí sinh có thể phát triển câu trả lời bằng cách tách 2 phần riêng biệt trong phần trình bày của mình: Trả lời cho câu hỏi và phát triển ý bổ sung thêm thông tin.

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể mở rộng câu trả lời của mình bằng cách đưa ra câu trả lời dựa theo các câu hỏi như Who, What, Where, When, How.

  • Bên cạnh đó, bạn có thể đảm bảo tính trôi chảy của bài nói bằng cách ứng dụng quy tắc nuốt âm (elision) đấy.

Những hiểu lầm về bài IELTS kỹ năng Nói

1. Cần phải nói nhiều mới được điểm cao

Đa số các bạn quan niệm là nói càng nhiều thì điểm càng cao. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy đâu nhé. Đặc biệt là ở Part 1, bạn chỉ nên nói vừa đủ vì lượng kiến thức tập trung ở phần này không quá cao siêu.

Và bạn cũng không có quá nhiều thời gian để trình bày hết tất cả ý mình chuẩn bị. Thế nên hãy nhớ câu thần chú là “biết đúng, biết đủ” bạn nhé!

Chẳng hạn như ở Part 1, câu trả lời của bạn chỉ nên dừng lại ở mức 2 – 4 câu là vừa. Trong Part 2 thì bạn chỉ được nói 2 phút mà thôi. Do đó, việc tìm ý là quan trọng nhưng không phải cứ diễn đạt dài dòng là sẽ được điểm cao đâu.

Ví dụ:

Question 1: Can you sing? / Do you like singing?

Question 2: Do you prefer shopping alone or with others?

2. Cần phải có kiến thức về chủ đề được hỏi

Bạn hãy nhớ là kỳ thi IELTS là kỳ thi đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ chứ không phải kỳ thi kiểm tra kiến thức nha!

Do đó, nếu các bạn trình bày thật lòng với giám khảo là mình không có kiến thức về chủ đề này thì điểm của bạn vẫn không bị ảnh hưởng. Miễn sao ngôn từ, ý tưởng bạn dùng thể hiện được khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát và hợp lý là được.

Ví dụ:

Question: What is your favourite kind of book to read?

Trong ví dụ trên, giám khảo hỏi về thể loại sách yêu thích. Nếu bản thân bạn chưa đọc sách bao giờ thì sao? Hãy nói thật! Tất nhiên là bạn không thể bỏ ngỏ câu trả lời là “I don’t know much about this”.

Trong trường hợp này, bạn có thể nói trước với giám khảo là đây không phải là lĩnh vực tôi có kiến thức chuyên sâu. Sau đó, hãy chọn bất kỳ 1 loại sách nào đó mình biết và đưa ra tầm 2 – 3 lý do giải thích là được.

3. Giọng Anh thì mới được điểm cao

Rất nhiều bạn khi học kỹ năng Speaking đều phân vân không biết nên học theo giọng Anh – Anh hay giọng Anh – Mỹ. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng kỹ năng Speaking đòi hỏi bạn phát âm đúng theo phiên âm IPA của tiếng Anh. Chứ không đánh giá giọng (accent) đâu nhé.

Dù bạn có nói giọng Anh (British) hay Mỹ (American) mà ý tưởng trình bày không có, từ vựng không đúng, ngữ pháp mắc lỗi,… thì cũng khó được điểm cao.

Nếu ngập ngừng hoặc bị vấp sẽ bị trừ điểm nặng

Nhiều bạn có quan niệm sai lầm này nên khi nói đã tự tạo áp lực cho bản thân. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ việc ngập ngừng là không thể tránh khỏi trong giao tiếp.

Sở dĩ có tiêu chí Fluency là để giám khảo đánh giá việc bạn diễn đạt ý tưởng của bạn có trôi chảy không. Ngập ngừng 1 vài giây để suy nghĩ trong quá trình nói là hoàn toàn chấp nhận được. Trong bản mô tả tiêu chí đánh giá (Band Descriptor) cũng có nêu rõ ràng rằng.

Band 7: may demonstrate language – related hesitation at times, or some repetition and/ or self – correction.

Tạm dịch là: Đôi khi có thể thể hiện sự do dự liên quan đến ngôn ngữ, hoặc một số lần lặp lại và/ hoặc tự sửa lỗi.

Từ đó có thể kết luận rằng, ở Band 7, thí sinh ngập ngừng trong lúc nói vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, việc ngập ngừng này sẽ liên quan đến vấn đề tìm từ vựng thích hợp để diễn đạt ý hoặc dùng cấu trúc phù hợp với câu nói. Bên cạnh đó, tình trạng ngập ngừng chỉ được chấp nhận đôi ba lần trong phần nói.

Band 8: Speaks fluently with only occasional repetition or selfcorrection; hesitation is usually content – related and only rarely to search for language.

Tạm dịch: Nói trôi chảy chỉ thỉnh thoảng lặp lại hoặc tự sửa lỗi; do dự thường liên quan đến nội dung và hiếm khi tìm kiếm ngôn ngữ.

Suy ra, khi ở Band 8, phần ngắt quãng của thí sinh được chấp nhận nếu các bạn cố gắng tìm ý liên quan đến mặt nội dung của bài nói bạn đang trình bày. Chứ không phải là bạn ngập ngừng để tìm từ hoặc cấu trúc câu phù hợp. Tuy nhiên, đôi khi bạn chưa có ý tưởng hay nên diễn đạt còn ngập ngừng.

Ví dụ:

Question: How could your neighbourhood be improved?

Với ví dụ này thì bạn có thể thấy người nói đã chèn cụm “Well, let me think…” vào đầu câu để góp phần kéo dài thời gian suy nghĩ trong lúc trả lời câu hỏi. Trường hợp này thường thấy ở những câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh phải tư duy sâu. Vì thế đôi khi các bạn bị thiếu ý tưởng cũng như từ vựng để trình bày câu trả lời một cách trôi chảy và mạch lạc.

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking chi tiết từng phần

Một số tài luyện thi tham khảo

Ngoài việc tham gia các khóa học luyện thi IELTS, bạn cũng nên tham khảo các nguồn tài liệu uy tín để có thể bổ sung thêm kiến thức cho mình nhé. DOL English gửi đến bạn “Cẩm nang Speaking IELTS Toàn tập”.

Cùng với đó là danh sách tổng hợp bài mẫu IELTS Speaking Sample được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, cùng với đó là bộ đề thi Speaking IELTS mới nhất. Chắc chắn việc đạt được số điểm IELTS Speaking như mong muốn sẽ không còn xa vời nữa!

Các câu hỏi thường gặp về phần thi IELTS Speaking

Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan rõ ràng hơn về cấu trúc đề thi IELTS Speaking gồm mấy phần cũng như yêu cầu của từng phần trong đề thi này. Đừng quên đọc thêm những bài viết khác của DOL để nắm được nhiều thông tin hơn nữa về IELTS Speaking và có chiến lược luyện thi IELTS hiệu quả nhé!

Rate this post