Work-life balance là gì? 10 cách tạo môi trường làm việc lý tưởng

on balance là gì
on balance là gì

Work-life balance là một khái niệm được đề cập nhiều trong thời gian gần đây trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Một môi trường làm việc lý tưởng là môi trường có thể giúp cho nhân viên đạt được sự cân bằng này. Vậy Work-life balance là gì? Cùng tuyendung.topcv.vn tìm hiểu ngay nhé.

Work-life balance là gì?

Work-life balance là sự cân bằng giữa cuộc sống công việc và cuộc sống cá nhân của một người. Điều này sẽ bao gồm khả năng quản lý thời gian, năng lượng để đảm bảo sự hài hòa giữa các cam kết công việc, các cam kết cá nhân, gia đình, sức khỏe và sự phát triển cá nhân.

Trong môi trường làm việc, work-life balance cũng có thể được xem một nguyên tắc và mục tiêu quan trọng để tạo ra một môi trường làm việc tốt, nơi mà nhân viên có thể đạt được sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và hỗ trợ từ phía tổ chức để đáp ứng nhu cầu của nhân viên và giúp họ duy trì sự hài lòng, sức khỏe và hiệu suất cao.

10 cách xây dựng môi trường work-life balance cho nhân viên

Để xây dựng môi trường Work-life balance cho nhân viên, bạn có thể tham khảo và áp dụng 10 cách linh hoạt sau đây để giúp xây dựng môi trường làm việc tốt, cân bằng cho nhân viên của mình. Bao gồm:

Đào tạo kỹ năng quản lý sự chú ý

Quản lý sự chú ý là tập hợp các hành vi giúp những người bận rộn có thể cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Đối với môi trường làm việc, kỹ năng này giúp nhân viên biết cách tạo ra môi trường phù hợp cho mỗi nhiệm vụ nhằm tối đa hóa khả năng tập trung của họ.

Đào tạo kỹ năng quản lý sự chú ý có tác động đáng kể đến việc xây dựng môi trường work-life balance cho nhân viên. Ví dụ như các tác động tích cực sau:

  • Giúp nhân viên nắm bắt và duy trì sự tập trung vào công việc.
  • Nhân viên có thể hiệu quả phân chia thời gian, công sức giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Từ đó, giúp họ tránh việc bị áp lực, stress quá nhiều do không thể sắp xếp công việc hợp lý.
  • Giúp nhân viên tăng khả năng xác định thời gian cần thiết cho mỗi nhiệm vụ và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa công việc, các hoạt động cá nhân.

Tóm lại, thông qua việc đào tạo quản lý sự chú ý, nhân viên của bạn sẽ học cách tăng năng suất trong các “giờ làm việc” và thật sự nạp lại năng lượng trong các “giờ nghỉ”.

Giúp nhân viên nghỉ giải lao hợp lý

Giúp nhân viên hoàn toàn “ngắt kết nối” với công việc của họ cũng sẽ là một trong những sáng kiến để bạn tạo ra work-life balance trong tổ chức của mình. Khi nhân viên được nghỉ giải lao đủ và hợp lý, họ có thể:

  • Hồi phục năng lượng và sự tập trung. Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc và sự sáng tạo, đồng thời giảm mệt mỏi, cảm giác kiệt quệ.
  • Giảm căng thẳng và stress trong công việc, nhân viên có thể tái tạo tinh thần, đồng thời giảm áp lực và cảm giác quá tải.
  • Giúp cải thiện tâm trạng, sức khỏe của nhân viên, ảnh hưởng tích cực đến tinh thần làm việc,à sự hài lòng với công việc của họ.
  • Khi công ty khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên nghỉ giải lao hợp lý, điều này thể hiện sự quan tâm, tôn trọng đối với cuộc sống cá nhân của họ. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được đánh giá, động lực trong công việc tăng lên, từ đó tạo sự cam kết và tăng trưởng lâu dài trong tổ chức.

Đặt kỳ vọng về số giờ làm việc cho nhân viên

Một nghiên cứu được đăng tải trên Maura Thomas cho biết, nếu nhân viên làm việc khoảng 50 giờ/tuần, năng suất làm việc của họ sẽ bị giảm sút. Vì vậy, bạn nên đặt kỳ vọng về số giờ làm việc cho nhân viên của mình để giúp họ đạt được sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống. Bên cạnh đó, điều này cũng sẽ giúp nhân viên duy trì được năng suất làm việc ổn định hơn.

Tìm hiểu thêm:

  • “Giảm giờ làm – giữ nguyên lương” có phải là bí quyết giúp giữ chân nhân tài?
  • Mô hình làm việc 4 ngày/tuần có phù hợp với Việt Nam hay không?

Mô hình hóa Work-life balance từ quản lý

Những gì nhà quản lý, ban lãnh đạo thực hiện sẽ có ảnh hưởng đến cách làm việc, thái độ của nhân viên. Vì vậy, khi nhà quản lý mô hình hóa thói quen Work-life balance, điều này sẽ tạo ra một tác động tích cực đối với nhóm làm việc của họ thông qua hành động và lời nói. Cụ thể:

  • Tác động qua hành động: Nếu nhà quản lý thường xuyên sắp xếp thời gian cho gia đình, sở thích cá nhân và nghỉ ngơi, nhân viên cũng sẽ cảm thấy khích lệ, có động lực hơn để tạo ra một sự cân bằng tương tự trong cuộc sống của mình.
  • Tác động qua lời nói: Nếu nhà quản lý thường xuyên đề cập đến quan trọng của việc giữ cân bằng và khuyến khích nhân viên làm điều đó, nhóm sẽ cảm thấy được ủng hộ và khuyến khích để tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống của họ.

Khuyến khích nhân viên nghỉ phép

Khuyến khích nhân viên nghỉ phép sẽ có tác động rất tích cực đến việc xây dựng một môi trường work-life balance cho nhân viên. Khi nhân viên sử dụng thời gian nghỉ phép của mình hợp lý, họ có thể:

  • Có thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng, nhân viên có thể tăng cường sức khỏe tinh thần, đồng thời hài lòng với cuộc sống cá nhân và công việc.
  • Giúp nhân viên giảm bớt stress và kiệt quệ do áp lực công việc.
  • Khuyến khích nhân viên nghỉ phép thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đến work-life balance của họ. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà nhân viên cảm thấy được đánh giá cao và được khích lệ để chăm sóc bản thân và tận hưởng cuộc sống bên ngoài công việc.

Đặt nguyên tắc giao tiếp trong tổ chức

Để nhân viên có thể tạo được sự cân bằng trong công việc, cuộc sống, bạn nên đặt ra nguyên tắc giao tiếp trong tổ chức của mình. Để thực hiện những nguyên tắc này hiệu quả, bạn nên lưu ý một số khía cạnh sau đây:

  • Đặt nguyên tắc cho giờ giao tiếp trong tổ chức giúp nhân viên xác định rõ ràng ranh giới giữa thời gian làm việc và thời gian cá nhân.
  • Tạo khung thời gian nghỉ cuối tuần, cấm hoặc hạn chế tối đa giao tiếp nội bộ trong cuối tuần, ngoài giờ làm việc để giúp nhân viên có thời gian nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống cá nhân vào những ngày nghỉ.
  • Khuyến khích nhân viên không gửi email hay giao tiếp sau giờ làm việc, trừ khi có tình huống khẩn cấp.
  • Trong trường hợp có tình huống khẩn cấp, các nhà lãnh đạo nên xác định rõ kênh giao tiếp nào được cho phép sau giờ làm việc, chẳng hạn như tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi điện thoại. Điều này giúp đảm bảo rằng giao tiếp sau giờ làm việc chỉ diễn ra trong những trường hợp thực sự cần thiết và không làm ảnh hưởng đến work-life balance của nhân viên.

Xem thêm: One-on-One Meeting là gì? Cách tổ chức cuộc họp 1:1 chất lượng

Sử dụng giao tiếp không đồng bộ

Sử dụng giao tiếp không đồng bộ (asynchronous communication) cho phép nhân viên tập trung vào công việc quan trọng mà không bị gián đoạn bởi thông điệp và yêu cầu không cần thiết. Thay vì phải đáp ứng ngay lập tức, nhân viên có thể quản lý thời gian của mình để đưa ra phản hồi hoặc thực hiện công việc sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ hiện tại. Điều này giúp họ tận dụng thời gian và tăng hiệu suất làm việc.

Bên cạnh đó, giao tiếp không đồng bộ cũng giúp nhân viên không phải trực tiếp đối mặt với áp lực trả lời ngay lập tức, giảm stress trong công việc. Điều này tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, cho phép nhân viên có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và quan tâm đến các hoạt động ngoại công việc, góp phần tạo nên một work-life balance tốt hơn.

Chấp nhận ranh giới của nhân viên

Khi nhân viên được cho phép đặt ranh giới và chấp nhận cho mình, họ có cơ hội tự do quyết định về thời gian và không gian làm việc. Việc đóng cửa văn phòng hoặc đặt biển “Đang làm việc. Xin đừng làm phiền” là một cách để nhân viên biểu thị rằng họ cần sự tập trung và không muốn bị gián đoạn. Điều này giúp họ tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi và tăng khả năng tập trung vào công việc.

Cách này cũng giúp cải thiện tinh thần làm việc, tăng hạnh phúc và sự hài lòng với công việc. Khi nhân viên cảm thấy hài lòng, có thời gian cho cuộc sống cá nhân, họ có thể duy trì work-life balance và đạt được sự phát triển, trải nghiệm tốt hơn.

Cung cấp sự linh hoạt về thời gian

Các nghiên cứu tiết lộ rằng những người làm việc từ xa cảm thấy ít căng thẳng hơn và làm việc hiệu quả hơn (trung bình 47%) so với nhân viên văn phòng (theo Owl Labs). Khi nhân viên có sự linh hoạt về thời gian làm việc, họ có khả năng tự do lựa chọn thời gian và nơi làm việc. Điều này cho phép họ tạo ra lịch làm việc phù hợp với nhu cầu cá nhân và gia đình.

Họ có thể làm việc vào những thời điểm tốt nhất cho sự tập trung và hiệu suất cao nhất của mình. Sự tự do này giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, cho phép nhân viên tận hưởng thời gian riêng, tham gia vào các hoạt động cá nhân quan trọng.

Tìm hiểu thêm: Nâng cao chất lượng nhân sự thời kỳ suy thoái kinh tế với 5 giải pháp

Tập trung vào năng suất thay vì thời gian

Tập trung vào năng suất, không phải số giờ làm việc cũng là một cách tiếp cận để xây dựng môi trường làm việc work-life balance của nhân viên. Điều này sẽ giúp nhân viên của bạn thay vì phải quan tâm đến thời gian làm việc, họ sẽ quản lý và chú trọng vào việc hoàn thành các dự án một cách tốt và đúng hẹn.

Bên cạnh đó, điều này cũng giúp họ có thể tránh rơi vào tình trạng burnout (kiệt sức trong công việc). Bởi khi nhân viên không bị áp lực về số giờ ngồi làm việc, họ có thể quản lý năng suất và thời gian nghỉ ngơi một cách thông minh hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ mệt mỏi, căng thẳng và tăng cường sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Trên đây là 10 cách tạo môi trường làm việc lý tưởng để giúp nhân viên của bạn cải thiện được work-life balance và đạt hiệu quả, năng suất làm việc tốt hơn. Hy vọng bài viết trong chuyên mục Tin tức hôm nay sẽ giúp ích cho bạn.

Bên cạnh đó, để cải thiện chiến lược quản lý nhân sự, tuyển dụng hiệu quả và đảm bảo được yếu tố cân bằng trong môi trường làm việc bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV.vn. Đây là nền tảng đăng tin tuyển dụng hàng đầu với sự hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được chiến lược tuyển dụng, bố trí nhân sự phù hợp để mỗi nhân viên đều có thể đạt được work-life balance.

Rate this post