Lễ Động Quan là gì? Những điều cần biết về Lễ Động Quan

lễ động quan là gì
lễ động quan là gì

Trong quá trình tổ chức tang lễ, chúng ta vẫn thường nghe nói đến “lễ động quan”, “giờ động quan”. Vậy lễ động quan là gì? Và cần biết gì về lễ động quan? Hãy cùng Hoa Viên Nirvana tìm hiểu dưới đây nhé!

Lễ động quan là gì?

Lễ động quan hiểu đơn giản là việc di chuyển, khiêng quan tài của người mất đến nơi an táng cuối cùng (hỏa táng hoặc địa táng). Việc động quan này thường do đội ngũ an táng hay các thanh niên trong làng (ở nông thôn) thực hiện. Sau khi thực hiện xong, linh cữu của người mất sẽ được hạ huyệt, chôn cất hoặc hỏa táng tùy vào phương pháp an táng mà gia chủ lựa chọn.

Lễ động quan
Lễ động quan

Những điều cần biết về lễ động quan

Lễ động quan của Phật giáo

Theo quan niệm của Phật giáo, trước giờ động quan, các sư thầy hoặc thầy cúng sẽ đọc kinh, làm lễ Cúng đường (hay còn được gọi là lễ Cáo đạo lộ). Lúc này, tang chủ sẽ hỏi các sư thầy trước về cách sắp đặt đồ cúng, lễ cúng tại nhà hay tại nơi an táng như nghĩa trang, hỏa táng để chuẩn bị chu đáo hơn.

Theo sau lễ Cúng đường sẽ là lễ Bái quan. Khi đã đến giờ động quan, người chấp hiệu (chỉ huy, đội trưởng của đội ngũ mai táng) sẽ điều khiển nhân viên hành lễ di quan. Người phụ tá sẽ đốt nhang, đèn, sau đó phân phát cho các nhân viên đang quỳ hai hàng dọc trước quan tài. Lúc này, người chấp hiệu sẽ thắp nhang, vái lạy, cột khăn tang, rải gạo muối và đốt giấy tiền vàng mã,….

Lễ động quan Phật giáo
Lễ động quan Phật giáo

Tiếp theo, người chỉ huy sẽ ra lệnh các nhân viên đồng loạt quỳ trước linh cữu và lạy hai lạy với ý nghĩa xin phép được di quan đến nơi an táng. Trong Phật giáo, lúc di chuyển linh cữu, đầu quan tài cần phải đi trước, chân đi sau. Người thân trong gia đình, đặc biệt là con trai sẽ chia nhau cầm lư hương, hình, bài vị,… vào bước theo các vị sư đi trước quan tài. Theo sau quan tài là người thân như con gái, cháu, chắt, anh chị em,… Khi linh cữu ra khỏi nhà, người trong gia đình cần đập vỡ cái siêu đất dưới quan tài để mong cho linh hồn người mất sớm được siêu thoát.

Khi vừa ra khỏi nhà, người đội trưởng đội mai táng sẽ điều khiển cho nhân viên quay quan tài lại, chào nhà lần cuối. Lúc này, quan tài sẽ được hạ đầu xuống ba lần, sau đó được khiêng lên vai một đoạn rồi mới đưa lên xe tang. Nếu người mất là người lớn tuổi, đội ngũ sẽ đi bộ một đoạn để những người già có thể đưa tiễn thêm. Đoàn đi bộ sẽ được dẫn dắt bởi các sư, theo sau là cờ, lộng, cái bàn có giá treo tấm triệu, bàn vong và con trai, cháu đích tôn,… Còn con cháu mang tang sẽ theo sau xe tang. Ở một số nơi, người có tang sẽ được che bằng một tấm bạt lớn, có bốn cây chống bốn phía và được bốn người cầm, gọi là Phương du. Tiếp theo sau là bà con họ hàng, bạn bè, hàng xóm,… đưa tiễn.

Nếu gia đình có mời thêm ban nhạc thì ban nhạc sẽ đi trước quan tài, ban kèn sẽ đi sau. Đoạn đường đi bộ cũng không nên quá dài để tránh ùn tắc giao thông.

Khi đưa quan tài lên xe tang thì xe chở các nhà sư sẽ dẫn đầu, theo sau là xe chở quan tài và sau cùng là các xe chở khách. Trước khi đưa người mất đến nơi an nghỉ cuối cùng, gia đình nên chuẩn bị lộ trình thống nhất và thông báo cho các tài xế để tránh đoàn xe bị lạc đường, cắt khúc.

Lễ động quan của Công giáo

Lễ động quan theo đạo Công giáo sẽ được chia làm hai phần:

  • Phần đầu, bà con trong họ cùng với người mất sẽ đọc kinh trước giờ động quan.
  • Phần hai, họ hàng sẽ đưa linh cữu vào nhà thờ để làm lễ. Thường thì lúc sinh, người mất đi lễ ở giáo xứ nào sẽ được Cha Sở của nhà thờ đó làm lễ. Nếu người chết đã từng làm Cha hay khi đang làm Cha, mẹ Cha hay các nữ tu sẽ được nhiều Cha đến làm lễ Đồng tế. Đặc biệt, những người theo đạo Công giáo ít khi mời các ban nhạc mà họ chỉ mời ban kèn tây đến đưa tiễn mà thôi!
Lễ động quan Công giáo
Lễ động quan Công giáo

Một số lưu ý khi làm lễ động quan

  • Nếu người mất là cha, con trai sẽ chống gậy tre. Nếu là mẹ sẽ chống gậy vông khi di quan.
  • Trước khi động quan, tang chủ cần có những tờ bạc dằn dưới ly rượu đầy, trước nóc áo quan để tưởng thưởng cho các đạo tỳ khiêng quan tài.
  • Sau tang lễ, gia chủ cần giữ lại cặp đèn cầy bái quan để trị khóc cho trẻ em hay ổn định lại hòa khí của gia đình.
  • Trên đường đến nơi an táng, tang gia cần rải giấy tiền vàng mã để hối lộ cho quỷ dữ đi đường, tránh quấy nhiễu đến người mất.

Có thể thấy, lễ động quan là một phần khá quan trong trong nghi thức tang lễ và cần phải được thực hiện bởi những người có kiến thức, am hiểu về nghi lễ an táng. Điều này sẽ giúp người mất không bị động và thanh thản về nơi an nghỉ cuối cùng.

Tham khảo:

  • Các nghi thức viếng đám tang công giáo? Những điều cần lưu ý
  • Nét đẹp phong tục tập quán của người Hoa tại Việt Nam
  • Cải táng mộ, di dời nghĩa trang cũ nên cải táng mộ về đâu?
  • [Bật mí] Phong tục đám ma miền Bắc diễn ra như thế nào?

Rate this post