Tin tức

khóe móng chân là gì
khóe móng chân là gì

Khoé móng chân chỉ là một bộ phận nhỏ, phần rìa của 2 phần móng chân mọc thuôn ra hai bên. Nó không ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày cũng như không gây bất kỳ khó chịu nào. Vì thế, không cần thiết phải lấy khoé móng chân.

Mặc dù vây, một số chị em vẫn có thói quen lấy khoé móng chân để trông sạch sẽ hơn cũng như thuận tiện cho việc làm đẹp. Tuy nhiên, một số người thường lấy sai cách, cắt quá sát khoé móng, điều này vô tình làm tổn thương và đau đớn đến vùng ngón chân.

Khi có tổn thương, nếu bạn vệ sinh hay chăm sóc không đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây mưng mủ, đau nhức, chảy máu thậm chí là gây nhiễm trùng. Vì thế, nếu không biết cách lấy khoé móng chân thì bạn không nên lấy.

Không cần thiết phải lấy khoé móng chân

Không cần thiết phải lấy khoé móng chân

2. Nguyên nhân lấy khóe móng chân sai cách

Lấy khoé móng chân là việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng. Nếu không cẩn thận, có thể gây tổn thương, thậm chí là gây nhiễm trùng đến vùng da xung quanh. Thông thường, nhiều người lấy khoé móng chân sai cách là do:

  • Dụng cụ lấy khoé không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Kỹ thuật lấy móng còn kém.
  • Cắt quá sâu, quá mạnh gây tổn thương móng và vùng da xung quanh.

Cộng với việc chân là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn sản sinh và phát triển. Vì vậy, nếu sau khi lấy khoé móng mà không biết cách chăm sóc và vệ sinh thì nguy cơ bị sưng mủ, đau nhức, nấm chân càng tăng cao.

Trường hợp nặng nhất là có thể xảy ra nhiễm trùng, điều này ảnh hưởng trực tiếp để sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi thấy tình trạng này, bạn cần có biện pháp xử lý nhanh chóng và hợp lý, tránh để lâu gây khó khăn trong việc điều trị.

2. Cách lấy khoé móng chân đúng cách, an toàn

Để lấy khoé móng chân đúng cách rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ lấy khoé móng.
  • Bước 2: Ngâm chân trong chậu nước sạch để làm mềm móng cũng như khiến các các chất bẩn trên móng trôi ra nước, giúp móng chân sạch sẽ hơn.
  • Bước 3: Sử dụng kềm cắt móng một cách cẩn thận và chậm rãi, không cắt khóe móng quá sâu để hạn chế làm tổn thương da.
  • Bước 4: Ngâm chân lại một lần nữa với nước ấm. Cuối cùng lau khô chân bằng khăn sạch.

Trước khi lấy khoé móng chân, cần vệ sinh dụng cụ lấy khoé móng cẩn thận

Trước khi lấy khoé móng chân, cần vệ sinh dụng cụ lấy khoé móng cẩn thận

Với những bước đơn giản trên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo không xảy ra ảnh hưởng nào:

  • Đối với trường hợp móng quặp sâu hoặc móng cong thì bạn không nên tự xử lý tại nhà. Thay vào đó, bạn có thể nhờ bác sĩ xử lý để hạn chế các rủi ro không mong muốn.
  • Giữ chân khô ráo, không để chân tiếp xúc trực tiếp với nền đất.
  • Lựa chọn giày với kích cỡ phù hợp, không nên quá chật.

3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trường hợp lấy khóe móng chân không đúng cách mà xảy ra mưng mủ thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý, tránh xảy ra hiện tượng nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu tình trạng nhiễm trùng không được xử lý đúng cách có thể lây lan sang các vùng lân cận như bàn chân, cẳng chân,… thậm chí một số trường hợp còn bị nhiễm trùng xương ngón chân.

Tình trạng sưng mủ, nhiễm trùng cần được xử lý đúng cách

Tình trạng sưng mủ, nhiễm trùng cần được xử lý đúng cách

Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Móng quặp, móng cong không thể xử lý tại nhà được.
  • Móng chân đau dữ dội.
  • Đau hoặc nhiễm trùng ở một vị trí bất kỳ trên bàn chân.
  • Tình trạng sưng mủ kéo dài và không có dấu hiệu thuyết giảm trong 7 ngày.

4. Cách chăm sóc và bảo vệ đôi chân của bạn

Nếu móng chân gặp các vấn đề gây khó chịu cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày như móng quặp, móng cong vòng thì bạn có thể đến bệnh viện nhờ bác sĩ xử lý để hạn chế tình trạng mủ, nhiễm trùng. Và nếu bạn trong quá trình xử lý, không máy gây ra tổn thương dẫn đến mưng mủ, nhiễm trùng thì bạn cũng có thể nhờ bác sĩ can thiệp và xử lý.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thường xuyên cắt và vệ sinh móng chân, nên sử dụng thêm xà phòng, bàn chải lông mềm để việc vệ sinh hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế được sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn.

Ngoài ra, nên giữ chân luôn khô ráo và không để chân tiếp xúc trực tiếp với nền đất vùng ẩm ướt và bụi bẩn là môi trường lý tưởng của vi khuẩn. Ngoài ra, không nên mang những đôi giày có kích thước quá chật nếu không muốn bị tình trạng móng mọc lệch.

Nên lựa chọn giày có kích thước vừa phải, không nên lựa chọn những đôi quá chật

Nên lựa chọn giày có kích thước vừa phải, không nên lựa chọn những đôi quá chật

Khoé móng chân không gây ra bất kỳ đau đớn, khó chịu hay ảnh hưởng đến sinh hoạt của mỗi người.

Lấy khoé móng chân mắc dù là một thao tác đơn giản nhưng nhiều người không biết cách thực hiện. Điều này vô hình chung có thể gây ra những hậu quả không mong muốn như mưng mủ, nhiễm trùng.

Khi thấy hiện tượng mưng mủ, nhiễm trùng bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để xử lý, tránh tình trạng chuyển biến xấu hơn. Một trong những địa chỉ mà bạn nên đến là Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nơi có trang thiết bị hiện đại, tiên tiến cùng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Để tiết kiệm thời gian chờ đợi, bạn có thể đặt lịch thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56.

Rate this post