Các tác dụng của hồng sâm

hồng sâm là gì
hồng sâm là gì

Cách dùng:

  • Hồng sâm có thể được chế biến thành nhiều dạng để tiện cho quá trình sử dụng và sở thích của từng người.
  • Đối với dạng củ: có thể thái lát ngâm mật ong; thái lát pha trà; ngậm trực tiếp; hay sử dụng nấu các món ăn hàng ngày như gà hầm sâm, cháo,…
  • Đối với dạng bột: có thể hòa với nước uống trực tiếp như trà; trộn với mật ong vo thành viên hoàn; trộn các dược liệu như kỷ tử, lộc nhung,…
  • Đối với dạng nước: sử dụng uống trực tiếp các túi đã chế biến theo định lượng.
  • Đối với dạng cao: lấy lượng cao vừa đủ hòa với nước ấm và sử dụng.

Một số lưu ý khi dùng Hồng sâm:

  • Không được sử dụng Hồng sâm cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 1 tuổi, người đang bị các bệnh lý gan mật, bệnh lý đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, viêm loét dạ dày cấp hay xuất huyết dạ dày.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch máu não do xuất huyết não, vì Hồng sâm có thể khiến tình trạng xuất huyết trở nên nặng nề.
  • Tuy Hồng sâm có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, nhưng không thể lạm dụng sử dụng quá nhiều. Liều an toàn theo một số nghiên cứu là 2g mỗi ngày, không dùng liên tục kéo dài quá 24 tuần. Liều dùng này cũng chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào các thương hiệu và dạng bào chế mà có liều lượng sử dụng khác nhau.
  • Không sử dụng Hồng sâm như thuốc điều trị chính các bệnh lý tự miễn, ung thư hay các bệnh chuyển hóa khác. Dùng thuốc với mục đích điều trị phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bệnh nhân sốt, cảm lạnh không nên ngừng dùng thuốc trong thời gian bệnh, do Hồng sâm có tác dụng bổ khí, làm cho ngoại cảm lưu lại lâu hơn trong cơ thể, không phát ra ngoài được dẫn đến kéo dài tình trạng bệnh.
  • Ở những bệnh nhân cao huyết áp, sử dụng Hồng sâm có thể gây nặng nề hơn tình trạng bệnh.
  • Dùng đồng thời với các loại thực phẩm chứa cafein có thể làm tăng tính hưng phấn của cafein cho cơ thể.

Rate this post