Thoát vị bẹn (Hernia): Những câu hỏi hay gặp

hernia là gì
hernia là gì

Việc điều trị thoát vị bẹn tùy thuộc vào điều kiện y tế của mỗi khu vực địa phương, nhưng trên nguyên tắc phẫu thuật để giải quyết bệnh triệt để, phòng ngừa biến chứng hoặc các bất tiện mà bệnh lý này đem lại.

Với trẻ em

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Nên theo dõi cho đến khi trẻ đủ 1 tuổi, nếu lỗ thoát vị không tự đóng lại được thì sẽ phẫu thuật. Trong thời gian theo dõi, nếu có biến chứng nghẹt thì phải đến cơ sở y tế ngay để phẫu thuật kịp thời.
  • Một câu hỏi hay gặp là có nên băng treo bìu hay băng ép vùng bẹn không: câu trả lời là Không. Lý do là việc băng ép đó kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự trưởng thành cũng như chức năng tinh hoàn của trẻ về sau.
  • Khi trẻ lớn hơn 1 tuổi mà không thấy lỗ thoát vị tự đóng lại được, khối thoát vị vẫn tồn tại, vấn đề phẫu thuật cần đặt ra với điều kiện cơ sở y tế có phẫu thuật viên chuyên ngành nhi hoặc có kinh nghiệm phẫu thuật thoát vị bẹn ở trẻ em.
  • Việc phẫu thuật thoát vị bẹn ở trẻ em chỉ cần khâu đóng túi thoát vị là đủ, vì khuyết hổng thành bụng không lớn, nên việc phục hồi thành bụng là không cần thiết. Tuy nhiên, việc đánh giá khuyết hổng thành bụng này để quyết định có phục hồi điểm yếu thành bụng hay không phụ thuộc vào phẫu thuật viên thăm khám.

5.1 Phẫu thuật mở

Một đường rạch nhỏ vùng gốc bìu để tiếp cận túi thoát vị, cổ túi được thắt lại để không cho các tạng trong ổ bụng sa xuống nữa.

5.2 Phẫu thuật nội soi

Ổ bụng được bơm hơi căng lên, dưới quan sát của camera bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn thấy lỗ thoát vị, cổ túi thoát vị được khâu buộc lại.

Tùy thuộc vào trình độ phẫu thuật viên mà kỹ thuật mổ nội soi được thực hiện bởi 1 lỗ rạch ở ổ bụng hoặc 3 lỗ rạch.

Rate this post