Gây tê ngoài màng cứng có tác dụng gì?

gây tê màng cứng là gì
gây tê màng cứng là gì

Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi hiện nay với các chỉ định như:

  • Vô cảm trong phẫu thuật ở chi dưới, xương chậu và vùng bụng dưới,…
  • Giảm đau cấp tính sau các phẫu thuật vùng ngực, bụng, chậu hông, chi dưới; đau cấp ở vùng cổ gáy; đau cấp trong zona thần kinh,… Giảm đau trong các bệnh lý mạn tính như đau do thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, đau do xẹp thân đốt sống, viêm đa rễ thần kinh do đái đường, giảm đau do ung thư,…
  • Giảm đau sau mổ vùng ngực và bụng

Gây tê ngoài màng cứng có tác dụng gì? Ngoài các chỉ định trên, sử dụng gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong chuyển dạ đẻ cũng là một chỉ định phổ biến hiện nay. Thông thường, gây tê màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung đã mở từ 2-3cm và sản phụ đang chuyển dạ tích cực. Thuốc tê sau khi được đưa vào khoang ngoài màng cứng cạnh ống tủy sẽ phân tán sang các vùng lân cận, làm phong bế các dây thần kinh chi phối cho các bộ phận phải chịu lực nhiều khi chuyển dạ, làm mất đi cảm giác đau. Sản phụ có thể cảm nhận được các cơn gò tử cung nhưng không còn cảm thấy đau. Do thuốc tê chỉ có tác dụng cục bộ nên sản phụ vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình sinh nở. Gây tê ngoài màng cứng có thể được sử dụng trong cả sinh mổsinh thường. Nếu chuyển sang sinh mổ, bác sỹ gây mê có thể bơm thêm 1 lượng thuốc tê ( 10 -15ML) qua ống thông nhựa (catheter) là đủ để gây ức chế cảm giác hoàn toàn vùng bụng của sản phụ đảm bảo phẫu thuật thuận lợi mà không bị đau.

*Gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi sinh còn được gọi là phương pháp “đẻ không đau”, phương pháp này đặc biệt có ích trong các trường hợp khó sinh, chuyển dạ kéo dài khiến sản phụ mất sức hoặc thai có nguy cơ cao như ngôi ngược, thai đôi, tiền sản giật và chuyển dạ kéo dài. Gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp sản phụ giảm đau, hồi sức để tiếp tục cuộc đẻ. Do chỉ gây tê cục bộ, nên sản phụ vẫn nhận biết được toàn bộ quá trình, cảm nhận được cơn gò tử cung và có khả năng tự rặn đẻ. Trong trường hợp sinh khó phải chuyển sang mổ đẻ, thuốc tê vẫn có tác dụng và giúp sản phụ giảm đau sau phẫu thuật. Gây tê ngoài màng cứng không làm tăng tỷ lệ mổ đẻ hoặc can thiệp dụng cụ khi sổ thai. Gây tê màng cứng để mổ lấy thai làm giảm tỷ lệ tử vong ở mẹ so với gây mê toàn thân.

Rate this post