Thế nào là song sinh cùng trứng?

đôi một là gì
đôi một là gì

Mẹ mang song thai có thể thực hiện các bước sau để giảm các nguy cơ này, bao gồm:

4.1 Thăm khám bác sĩ sớm và thường xuyên

Lời khuyên của các chuyên gia y tế, khi mang thai đặc biệt là mang đa thai, bà mẹ cần đến khám và theo dõi tại các cơ sở y tế, cũng như khám thai định kỳ. Nếu có những dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ tư vấn, bàn bạc để lựa chọn quyết định ít gây tổn hại nhất về sức khỏe, tinh thần. Vì song thai dễ có tình trạng thai to, thai bé… 3 tháng cuối mẹ càng phải theo dõi chặt chẽ để có thể dưỡng thai ít nhất 37 tuần tuổi vì dễ bị sinh non.

4.2 Chế độ ăn khoẻ mạnh

Chế độ ăn của mẹ có tác động lớn đến thai kỳ. Quá trình tăng cân khi mang thai đôi có thể giúp đảm bảo các em bé được sinh ra với cân nặng khỏe mạnh. Vì vậy, thai phụ cần đảm bảo một chế độ ăn uống có lượng protein nạp vào thích hợp để giúp bé yêu phát triển. Mẹ bầu nên ăn đủ, chứ không phải ăn kiêng hay ăn quá no. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên nạp thêm 300 calorie vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày dựa trên bảng năng lượng chuẩn cho phụ nữ. Lượng calorie này chỉ nên tăng gấp đôi hoặc gấp ba khi bạn mang thai đôi hoặc mang thai ba.

4.3 Uống đủ nước

Mất nước có thể gây sinh non, đặc biệt khi mang song thai. Vì vậy hãy đảm bảo cung cấp nước đầy đủ mỗi ngày.

Song thai dễ xảy ra tình trạng thai to, thai bé…nên 3 tháng cuối thai phụ nhất định phải được theo dõi chặt chẽ để có được sự tư vấn về cách dưỡng thai tốt nhất. Khi chuyển dạ, thai phụ nhất thiết phải đến những cơ sở y tế có khoa hồi sức cho trẻ sơ sinh.

Điều quan trọng nhất đối với những bà bầu mang song thai là nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, cho biết trước tất cả những nguy cơ, khó khăn để chuẩn bị về tâm lý, cũng như có được sự động viên, an ủi, giúp đỡ từ người thân.

Rate this post