Déjà vu là gì? Những điều bạn cần biết về hiện tượng thú vị này

Déjà Vu là một hiện tượng mà hầu hết mọi người đã từng trải qua. Déjà Vu là một hiện tượng tuy thú vị nhưng lại gây ra nhiều sự khó chịu cho những người từng trải qua. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu xem Déjà Vu là gì nhé!

1Déjà Vu là gì?

Déjà Vu được dịch theo nghĩa đen từ tiếng Pháp có nghĩa là “đã được nhìn thấy”. Đó là một cảm giác đã nhìn thấy một cái gì đó cùng với việc biết rằng bạn chưa thực sự nhìn thấy nó, đó là lý do tại sao nó khiến nhiều người mất cảnh giác.

Nó được cho là tương đương với một “trục trặc” nhỏ của bộ não, với hai dòng suy nghĩ va chạm.

Người ta tin rằng déjà Vu có thể là kết quả của hai dòng nhận thức khác nhau va chạm: kinh nghiệm nhận ra một tình huống hiện tại cùng với cảm giác rằng đây là một hồi ức không chính xác.

Déjà vu là gì

Déjà Vu là gì?

2Nguyên nhân gây ra Déjà Vu

Phân tách nhận thức

Giả thuyết nhận thức chia rẽ cho rằng cảm giác Déjà Vu xảy ra khi bạn nhìn thấy sự kiện gì đó ở hai thời điểm khác nhau.

Lần đầu tiên bạn nhìn thấy điều đó, bạn có thể bị phân tâm. Bộ não của bạn có thể bắt đầu hình thành ký ức về những gì bạn nhìn thấy, ngay cả với lượng thông tin hạn chế mà bạn nhận được từ một cái nhìn thoáng qua.

Nếu bạn nhìn thấy thứ gì đó không thu hút hoàn toàn sự chú ý của mình trong lần đầu tiên, chẳng hạn như quang cảnh sườn đồi, thì lần sau khi bạn nhìn thấy nó lần nữa, bạn có thể nghĩ rằng mình đã nhìn thấy nó lần đầu tiên.

Bộ não của bạn nhanh chóng nhớ lại những ký ức đó, ngay cả khi bạn không nhận thức đầy đủ về những gì bạn quan sát được. Vì vậy, bạn có trải nghiệm về hiện tượng Déjà Vu.

Phân tách nhận thức

Phân tách nhận thức

Trục trặc mạch não nhỏ

Một giả thuyết khác cho rằng déjà Vu xảy ra khi não của bạn đang gặp trục trặc, nó xảy ra khi phần não theo dõi các sự kiện hiện tại và phần não gợi lại ký ức hoạt động cùng một lúc. Bộ não của bạn hiểu sai bởi nó cho rằng những gì đang xảy ra là một ký ức. Loại rối loạn chức năng não này thường không có gì đáng lo ngại trừ khi nó xảy ra thường xuyên.

Khi bộ não của bạn tiếp nhận thông tin, nó thường đi theo một con đường cụ thể từ bộ nhớ lưu trữ ngắn hạn đến bộ nhớ dài hạn. Đôi khi, trí nhớ ngắn hạn có thể là lối tắt để lưu trữ trí nhớ dài hạn. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác như mình đang hồi phục trí nhớ dài hạn thay vì những điều đó mới xảy ra một giây trước.

Khi bạn nhìn vào một thứ gì đó, thông tin bạn nhận được thông qua các giác quan sẽ được truyền đến não theo hai cách khác nhau. Một trong các tuyến chuyển tiếp thông tin đến não nhanh hơn một chút so với tuyến còn lại. Sự chậm trễ này có thể không đáng kể, nhưng nó vẫn khiến bộ não của bạn nhầm lẫn một sự kiện với hai trải nghiệm khác nhau.

Trục trặc mạch não nhỏ

Trục trặc mạch não nhỏ

Kí ức ùa về

Nhiều chuyên gia tin rằng déjà Vu liên quan đến cách mà bạn xử lý và nhớ lại những ký ức.

Déjà Vu có thể là phản ứng đối với một sự kiện tương tự mà bạn đã trải qua khi còn nhỏ nhưng vì lý do nào đó không thể nhớ ra. Ngay cả khi bạn không nhớ về sự kiện đó, bộ não của bạn vẫn biết bạn đã ở trong tình huống tương tự.

Quá trình ghi nhớ ngầm này có thể dẫn đến một cảm giác quen thuộc kỳ lạ. Nếu bạn có thể nhớ lại những ký ức tương tự, bạn có thể kết nối cả hai, từ đó không trải qua hiện tượng Déjà Vu.

Điều này thường xảy ra khi bạn nhìn thấy một cảnh vật cụ thể (chẳng hạn như một tòa nhà hoặc quang cảnh thiên nhiên) gần giống với cảnh mà bạn không nhớ.

Bạn có thể đã tự mình trải nghiệm điều này. Nhiều người cho rằng trải nghiệm Déjà Vu kích hoạt niềm tin mạnh mẽ về việc biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tuy nhiên việc này là hoàn toàn không thể thực hiện được.

Giả thuyết này dựa trên ý tưởng rằng mọi người có xu hướng trải nghiệm cảm giác quen thuộc khi họ bắt gặp một cảnh có điểm tương đồng với thứ mà họ đã thấy trước đây.

Kí ức ùa về

Kí ức ùa về

3Đối tượng dễ gặp hiện tượng Déjà Vu

Déjà Vu xảy ra thường xuyên nhất với những người từ 15 đến 25 tuổi. Chúng ta có xu hướng trải nghiệm hiện tượng này ít hơn khi chúng ta già đi.

Nếu bạn đi du lịch nhiều hoặc thường xuyên nhớ về giấc mơ của mình, bạn có thể có nhiều khả năng trải nghiệm Déjà Vu hơn những người khác. Một người mệt mỏi hoặc căng thẳng cũng có thể dễ bị Déjà Vu. Hầu hết mọi người trải qua hiện tượng này vào buổi tối hoặc vào cuối tuần.

Đối tượng dễ gặp hiện tượng Déjà vu

Đối tượng dễ gặp hiện tượng Déjà Vu

4Cách xử lý khi bị Déjà Vu

Giữ bình tĩnh

  • Hít thở chậm và sâu: Bạn có thể đối phó với Déjà Vu bằng cách hít thở chậm và sâu để làm dịu bản thân.
  • Tập trung vào thời điểm hiện tại: Bạn có thể đối phó với Déjà Vu và bất kỳ cảm giác khó chịu nào liên quan đến Déjà Vu bằng cách tập trung vào suy nghĩ và cảm nhận hiện tại của bản thân.
  • Nói chuyện với những người khác về trải nghiệm Déjà Vu của bạn: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 65% thanh niên trải nghiệm Déjà Vu ít nhất một lần trong đời. Bạn hãy nói chuyện với gia đình, bạn bè về những trải nghiệm của mình vì có thể người thân của bạn đã trải qua một Déjà Vu tương tự và có thể giúp bạn đối phó với Déjà Vu. [1]

Giữ bình tĩnh

Giữ bình tĩnh

Chăm sóc bản thân

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: để đối phó với déjà Vu, hãy chắc chắn rằng bạn đang ngủ đủ giấc và không để bản thân mệt mỏi.
  • Giảm sự căng thẳng của bản thân: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Déjà Vu xảy ra thường xuyên hơn khi bạn căng thẳng. Bạn có thể xử lý tình trạng déjà Vu bằng cách làm giảm mức độ căng thẳng, tập cách thư giãn hơn mỗi ngày. [2]
  • Kiểm tra thuốc của bạn: Có một nghiên cứu cho thấy rằng một số loại thuốc có thể kích thích sự bài tiết hormone trong cơ thể, chảng hạn như dopamine. Hormone này có thể làm tăng khả năng bạn trải nghiệm Déjà Vu. [3]

Chăm sóc bản thân

Chăm sóc bản thân

Tận dụng Déjà Vu

  • Tận hưởng Déjà Vu: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trải nghiệm Déjà Vu bắt đầu giảm khi bạn già đi. Vì vậy, thay vì tìm cách đối phó với Déjà Vu, hãy ghi lại nó và tận hưởng sự kỳ diệu, mới lạ của nó trong khi bạn có thể.[4]
  • Biến Déjà Vu thành trải nghiệm có lợi cho bạn: Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người trải nghiệm Déjà Vu có thể có một trí nhớ tốt hơn những người chưa trải nghiệm.[5]
  • Xem Déjà Vu là một kinh nghiệm: Bạn càng biết nhiều về Déjà Vu, bạn sẽ càng dễ dàng đối phó với những trải nghiệm phiền phức mà Déjà Vu gây ra . Vì vậy, hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về Déjà Vu và những trải nghiệm tương tự.

Tận dụng Déjà vu

Tận dụng Déjà Vu

5Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn bắt đầu trải nghiệm Déjà Vu với tần suất thường thường xuyên (xảy ra một vài lần một tháng hoặc thường xuyên hơn), kèm theo việc mất ý thức, đó là dấu hiệu bạn cần đến gặp bác sĩ.

Déjà Vu thường đi kèm với các triệu chứng như nhai vô thức, dò dẫm, tim đập nhanh hoặc cảm giác sợ hãi. Đừng để những triệu chứng trên kéo dài dai dẳng mà hãy sớm tìm đến các bác sĩ có chuyên môn.

Tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ

Tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ

Chẩn đoán

Những người thường xuyên trải nghiệm hiện tượng Déjà Vu sẽ có các bệnh lý nền như: Trầm cảm, tâm thần phân liệt, động kinh, chứng mất trí nhớ do mạch máu.

Chẩn đoán của bác sĩ

Chẩn đoán của bác sĩ

Các bệnh viện uy tín

Nếu bản thân, gia đình và bạn bè xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Tâm lý – Tâm thần của một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại Tp.HCM: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về hiện tượng thú vị mang tên Deja Vu. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích hãy cùng chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Nguồn: Healthline, Wikihow, Verywellmind

Rate this post