Dậy thì là gì? Các giai đoạn của dậy thì

Những phương pháp phòng ngừa dậy thì sớm, dậy thì muộn

Dậy thì sớm:

Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ngọt… Nên ăn nhiều rau quả tươi.

Không cho trẻ dùng các thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng và kem dưỡng da có chứa nội tiết tố.

Tăng cường vận động.

Ngủ đủ giấc.

Không nên cho trẻ tiếp xúc với các kích thích thị giác không phù hợp lứa tuổi.

Dậy thì là gì? Các giai đoạn của dậy thì 6Chế độ ăn uống cân bằng giúp dậy thì diễn ra đúng thời điểm

Dậy thì muộn:

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển phù hợp của trẻ, không để trẻ thiếu chất.

Không nên cho trẻ vận động quá mức.

Nếu trẻ có các bệnh di truyền, mãn tính thì nên đến bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng khi ở lứa tuổi dậy thì

Vào giai đoạn dậy thì trẻ phát triển rất nhanh và vượt bậc, các bậc phụ huynh nên hỗ trợ để giúp đỡ cho trẻ được phát triển toàn diện cả về hình thể lẫn thể chất.

Chất đạm: Rất cần cho quá trình phát triển vượt bậc của cơ thể trong giai đoạn dậy thì.

Nên cung cấp khẩu phần protein cho trẻ dao động trong khoảng 15%-20% / tổng nhu cầu. Tương đương với 0.95g protein/kg/ngày ở trẻ 9 – 13 tuổi và khoảng 0.85g protein/kg/ngày cho trẻ 14-18 tuổi.

Chất béo: Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ. Nên chọn những thực phẩm giàu axit béo chưa no (có trong dầu thực vật, cá…) cho trẻ.

Chất bột đường: Là nguồn chính giúp cung cấp năng lượng, chiếm khoảng 50% -55% khẩu phần.

Chất khoáng: Nhu cầu canxi, sắt, kẽm rất cao trong giai đoạn dậy thì. Một chế độ ăn đa dạng sẽ cung cấp đủ khoáng chất cho trẻ.

Canxi: Ở giai đoạn này, trẻ cần đến 1200mg/ngày để giúp duy trì cấu trúc xương. Do đó, cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn giàu canxi. Nên duy trì chế độ sữa mỗi ngày (2-3 ly/ngày) và xen kẽ những sản phẩm từ sữa như yaourt, phomai.

Sắt: Cần cho quá trình phát triển khối cơ, cấu trúc tế bào máu và chức năng hô hấp.

Kẽm: Giúp phát triển thể chất, tăng cường hoạt động chức năng sinh dục…

Vitamin: Cần cung cấp cho trẻ đủ khẩu phần rau củ và trái cây.

Cần cung cấp cho trẻ 1 khẩu phần ăn đủ chất, cân đối, có lợi cho sức khỏe, cũng như đảm bảo năng lượng đủ cho trẻ phát triển thể chất và hoạt động. Không để trẻ ăn quá thừa hoặc quá thiếu.

Để đề phòng nguy cơ béo phì trong giai đoạn này, phụ huynh cần lưu ý:

Tránh ăn quá nhiều thực phẩm ngọt, giàu chất béo (đặc biệt là chất béo không tốt cho sức khỏe như mỡ, bơ, mayonnaise…).

Hạn chế thức ăn nhanh.

Không sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Khi trẻ vừa xem ti-vi, chơi game và vừa ăn có thể làm phân tán sự chú ý, dẫn đến trẻ nạp quá nhiều năng lượng và thừa cân, béo phì.

Dậy thì là gì? Các giai đoạn của dậy thì 7Trẻ đang trong độ tuổi dậy thì nên hạn chế thức ăn nhanh

Rate this post