Vitamin D là gì? 10+ công dụng của Vitamin D tốt cho sức khỏe cần biết

Được biết, Vitamin D đóng góp một vai trò hết sức thiết yếu cho quá trình phát triển của xương và răng và còn có rất nhiều công dụng khác mà có thể bạn chưa biết. Vậy nên, hãy cùng Pharmacity đi tìm hiểu chi tiết về tác dụng của vitamin D trong bài viết dưới đây.

Vitamin D là gì?

Vitamin D không thể xem là một dạng đơn lẻ mà là một nhóm những secosteroid có thể tan trong chất béo. Loại vitamin này thường được tổng hợp qua nhiều đường khác nhau như ăn uống hay ánh nắng mặt trời. Sau đó cơ thể hấp thụ và chuyển hóa để tạo nên vitamin D.

Vitamin D thường có 5 dạng thứ tự từ Vitamin D1 đến Vitamin D5. Thế nhưng, vitamin D2 và D3 là 2 dạng có tác dụng lớn tới sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Vitamin D1 (hợp chất của ergocalciferol với lumisterol): Đây là một loại vitamin rất hiếm gặp và chúng được tổng hợp dựa theo phản ứng hóa học từ ergocalciferol (vitamin D2) và lumistrol với tỉ lệ 1:1.
  • Vitamin D2 (ergocalciferol): Được lấy từ thực vật như cỏ linh lăng hay các loại nấm như portobello, nấm hương, nấm mỡ. Vitamin D2 chỉ hoạt động dựa theo phản ứng hóa học tại gan hoặc thận.
  • Vitamin D3 (cholecalciferol): Còn được gọi là vitamin quang hóa thì chúng được tạo nên từ tác động của tia cực tím (UV) trên tiền chất 7-dehydrocholesterol của nó. Dễ hiểu hơn thì chúng là loại vitamin mà cơ thể thường hay tổng hợp được từ ánh nắng mặt trời qua da.
  • Vitamin D4 (22-dihydroergocalciferol): Là loại vitamin được cấu tạo dựa trên phản ứng hóa học của các loại vitamin D2 với nhau (nó là loại vitamin hiếm gặp).
  • Vitamin D5 (sitocalciferol): Tương tự vitamin D4 thì đây cũng là loại vitamin hiếm gặp bởi được cấu tạo từ vitamin D3 với thành phần 7-dehydrocholesterol nhưng các quá trình tiếp theo là hoàn toàn khác.

height=

Vitamin D thường tìm thấy trong ánh nắng mặt trời

Vitamin D có tác dụng gì?

Đối với người lớn

  • Ngăn ngừa các bệnh liên quan về xương khớp.
  • Vitamin D giúp giảm bớt nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch, ung thư, nhất là ung thư đại tràng.
  • Có tác dụng cải thiện chức năng não bộ, tránh tình trạng suy giảm trí nhớ nhất là ở nữ giới.

Đối với người già

  • Vitamin D còn một phần quan trọng để bảo vệ xương khớp ở người lớn tuổi. Thiếu vitamin D cũng có thể gây ra tình trạng loãng xương, suy giảm thể chất và vận động, khiến đi lại trở nên khó khăn hơn ở người già.
  • Người có lượng vitamin D trong máu cao hơn thường sẽ có tuổi thọ dài hơn. Bởi vitamin D sẽ tốt cho hệ tim mạch khi về già giúp giảm nguy cơ lão hóa nên có thể giúp tăng cao tuổi thọ.

Đối với trẻ em

  • Vitamin D là một chất vô cùng quan trọng cho trẻ ngay từ lúc mới chào đời. Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình phát triển xương khớp của trẻ, điều hòa lượng canxi trong máu và tăng khả năng hấp thụ canxi và photpho ở ruột.
  • Nếu trẻ thiếu vitamin D thì sẽ rất dễ bị còi xương, chân vòng kiềng, chậm lớn,…
  • Ngoài ra, vitamin D còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm, virus gây bệnh, đặc biệt là giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp.

Đối với bà mẹ mang thai, đang có con bú

Nếu các mẹ bầu bổ sung đầy đủ vitamin D trong thời kỳ mang thai sẽ vừa giúp cho thai nhi có thể miễn dịch tốt hơn và còn giúp cho cả thai kỳ hạn chế được tối đa các bệnh về tiểu đường, tiền sản giật, tránh thai nhi bị nhỏ.

Xem thêm: Vitamin C là gì? Lợi ích & tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách.

height=

Vitamin D mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn cách dùng vitamin D

Liều dùng vitamin D

Vitamin D không chỉ được hấp thu qua đường ăn uống mà chúng ta còn có thể sử dụng các viên uống tổng hợp vitamin D, nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu mà cơ thể cần.

Theo đó, tùy theo thể trạng và độ tuổi mà lượng vitamin D cần hấp thụ sẽ khác. Cụ thể như sau:

  • Các đối tượng bình thường không bị thiếu vitamin D:
  • Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên hay người trưởng thành dưới 70 tuổi: 600 IU/ngày.
  • Người trên 70 tuổi: 800 IU/ngày.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 600 IU/ngày.

Phương pháp bổ sung vitamin D an toàn và hiệu quả

Sau đây là tổng hợp một số biện pháp phổ biến để chúng ta có thể bổ sung vitamin D tham khảo:

  • Ánh nắng mặt trời: Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng gay gắt và cần bôi kem chống nắng để tránh tác động tiêu cực từ tia UV.
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày: Gồm có cá hồi, trứng, cá mòi, sữa hay các chế phẩm từ sữa,… đều sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin D nhất định.
  • Bổ sung sản phẩm cung cấp vitamin D: Nếu cần, bạn có thể cân nhắc dùng các sản phẩm bổ sung vitamin D đa dạng trên thị trường dạng viên nang hoặc dạng nước. Nhưng trước khi sử dụng thì hãy tham khảo yến của bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Tác dụng phụ của vitamin D

Vitamin D sẽ rất an toàn nếu chúng ta có thể sử dụng liều lượng sao cho phù hợp. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Theo đó, nếu trẻ em từ 9 tuổi trở lên, phụ nữ có thai và cho con bú hay người lớn dùng vitamin D quá 4.000 IU/ngày có thể sẽ gặp phải một số biểu hiện sau:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Kém ăn
  • Táo bón
  • Yếu đuối
  • Giảm cân
  • Lú lẫn
  • Mất phương hướng
  • Có vấn đề về nhịp tim
  • Ảnh hưởng tới thận

height=

Cần sử dụng vitamin D đúng liều lượng khuyến cáo để tránh gây tác dụng phụ

Gợi ý các thực phẩm chứa nhiều vitamin D

Không chỉ riêng ánh nắng mặt trời, cơ thể còn có thể hấp thụ vitamin D từ các loại thực phẩm sau:

  • Các loại cá gồm: cá mòi, cá ngừ, cá kiếm, cá hồi, dầu gan cá tuyết
  • Ngũ cốc
  • Sữa hay một số chế phẩm từ sữa gồm: sữa chua, sữa tươi, phô mai,…
  • Tôm
  • Trứng
  • Gan bò

height=

Trong nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin D

Một số lưu ý khi sử dụng vitamin D

Dù biết sử dụng vitamin D sẽ mang đến nhiều ích lợi cho sức khỏe, nhưng chúng ta vẫn nên lưu ý tới một số điểm quan trọng sau đây:

  • Tư vấn y tế: Trước khi áp dụng bất kỳ một chế độ bổ sung vitamin D nào, thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có thể đưa ra liều lượng sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Liều lượng chính xác: Không tự ý thay đổi liều lượng sử dụng vitamin D mà nên làm theo kiến nghị của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Kết hợp với thực phẩm: Một số loại thực phẩm bổ sung vitamin D sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn khi chúng được kết hợp với chất béo như dầu oliu, dầu cá,…
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân mỗi khi sử dụng vitamin D để nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.
  • Tương tác thuốc: Nếu bạn đang trong quá trình dùng thuốc thì nên kiểm tra xem loại thuốc đó có tương tác với vitamin D hay không, để tránh làm giảm bớt tác dụng của những loại thuốc đang uống.

Có thể thấy rằng, vitamin D có một vai trò cực lớn cho việc hình thành và bảo vệ cơ thể con người. Chính vì thế, qua bài viết trên đây hy vọng mọi người sẽ biết cách bổ sung vitamin D sao cho hợp lý nhằm duy trì sức khỏe tốt nhất cho chính bản thân mình.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Vitamin A là gì? Lợi ích & cách sử dụng vitamin A tốt cho sức khỏe
  • Vitamin B1 là gì? Công dụng của vitamin b1 & hướng dẫn cách dùng chính xác
  • Vitamin B12: Khái niệm, công dụng & cách dùng đúng
  • Vitamin B2 là gì? Vitamin B2 có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?

Rate this post