Vitamin B12 (Cyanocobalamin) là gì? Công dụng của Vitamin B12 đối với cơ thể

cyanocobalamin là gì
cyanocobalamin là gì

Vitamin B12 (Cyanocobalamin) là gì?

Đối với những người ăn chay trường kỳ hoặc cơ thể có vấn đề về đường tiêu hoá sẽ dễ bị thiếu hụt vitamin B12. Việc thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, yếu cơ, các vấn đề về đường ruột và làm tổn thương thần kinh, rối loạn tâm lý.

Cyanocobalamin là một dạng vitamin B12 được sản xuất để điều trị chứng thiếu vitamin B12. Điều này có thể xảy ra trong bệnh thiếu máu ác tính, sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, với sán dây cá hoặc do ung thư ruột.

Cyanocobalamin được sử dụng bằng đường uống, tiêm bắp thịt hoặc dưới dạng xịt mũi. Cyanocobalamin thường được dung nạp tốt. Tác dụng phụ nhỏ có thể bao gồm tiêu chảy và ngứa. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm sốc phản vệ, kali máu thấp và suy tim. Không nên sử dụng ở những người bị dị ứng với coban hoặc mắc bệnh Leber.

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu có nghĩa là nó không thể được tạo ra bởi cơ thể nhưng cần thiết cho cuộc sống. Hầu hết mọi người có thể hấp thu đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của quá trình trao đổi chất, các tế bào máu và tế bào thần kinh.

Thiếu vitamin B12 nghiêm trọng có thể gây tiêu biến các tế bào hồng cầu (thiếu máu), tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở dạ dày/ruột và tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Ngoài ra, thiếu vitamin B12 có thể xảy ra do các bệnh nhất định (chẳng hạn như vấn đề đường ruột/dạ dày, dinh dưỡng kém, ung thư, nhiễm HIV, mang thai, tuổi già, nghiện rượu). Tình trạng này cũng có thể gặp phải ở những người thực hiện chế độ ăn chay quá nghiêm ngặt (ăn chay hoàn toàn).

Điều chế sản xuất Cyanocobalamin

Vitamin B12 là sản phẩm nội bào nên tồn tại trong sinh khối vi khuẩn. Sau khi kết thúc lên men, dịch lên men được đem lọc hoặc ly tâm thu lấy sinh khối, loại dịch trong. Tiến hành chiết xuất bằng dung môi hữu cơ hoặc nhựa trao đổi ion.

Hòa sinh khối vào nước tạo hỗn dịch và chỉnh pH về 4,5 bằng HCl 10% và thêm chất ổn định. Đun nóng hỗn hợp trong 800C trong 30 phút để giải phóng vitamin B12 vào dịch lọc. Lọc lấy dịch lọc, bỏ bã hoặc tận thu làm thức ăn chăn nuôi.

Vitamin B12 từ dung dịch nước sang pha hữu cơ bằng hỗn hợp dung môi phenol: n-butanol (1:1) với tỉ lệ V pha hữu cơ: V pha nước là 1:10. Dịch chiết hữu cơ này được pha loãng bằng tricrezol và carbon tetraclorid (CCl4) -sau đó chiết vitamin B12 trở lại pha nước nhiều lần bằng nước.

Chỉnh pH pha dung dịch nước về 8,0-8,5 và tiến hành cyanid hóa. Sử dụng KCN để chuyển dạng vitamin B12 coenzyme thành Cyanocobalamin trong 3 giờ. Chỉnh pH về trung tính, cô chân không ở =< 600C đến nồng độ vitamin B12 đạt khoảng 10.000 mcg/ml.

Quá trình tinh chế được tiến hành trên cột oxit nhôm. Hấp phụ dung dịch vitamin B12 lên cột trong dung dịch aceton-nước 75%, sau đó phản hấp thụ thu lấy phân đoạn đậm đặc nhất. Pha loãng dịch đậm đặc bằng aceton, khuấy nhẹ và để kết tinh 12 giờ ở 40C. Lọc thu tinh thể hình kim màu đỏ đậm, rửa bằng aceton nguyên chất và sấy khô ở nhiệt độ thấp, hiện nay người ta chiết bằng nhựa hấp phụ XAD2.

Cơ chế hoạt động của Cyanocobalamin

Sau khi uống, vitamin B12 được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng theo hai cơ chế: Cơ chế thụ động khi lượng dùng nhiều; và cơ chế tích cực, cho phép hấp thu những liều lượng sinh lý, nhưng cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niêm mạc dạ dày tiết ra.

Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc vào liều và do đó ngày uống 1 mg sẽ thỏa mãn nhu cầu hàng ngày và đủ để điều trị tất cả các dạng thiếu vitamin B12. Sau khi tiêm bắp, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1 giờ.

Sau khi hấp thu, vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên vào nhu mô gan. Gan chính là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác.

Khoảng 3 microgam cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày, trong đó 50 – 60% là các dẫn chất của cobalamin không tái hấp thu lại được. Hydroxocobalamin được hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn, và có ái lực với các mô lớn hơn cyanocobalamin.

Rate this post