Chứng thư giám định là gì? Giá trị pháp lý của chứng thư giám định năm 2023?

chứng giám là gì
chứng giám là gì

Công ty tôi chuẩn bị ký hợp đồng bán một số lượng lớn chén sứ, bát sứ cho một đơn vị ở TP. Hồ Chí Minh.

Đề chứng minh chất lượng sản phẩm của công ty, chúng tôi đang cân nhắc sử dụng dịch vụ giám định của công ty kinh doanh dịch vụ giám định X để giám định hàm lượng Pb, hàm lượng Cb trong chén sức, bát sứ.

Tôi muốn hỏi là tôi chỉ yêu cầu giám định chất lượng chén sứ, bát sứ được không? Và chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với đối tác tại TP. Hồ Chí Minh không?

1. Chứng thư giám định là gì?

Theo khoản 1 Điều 260 Luật Thương mại 2005, chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.

Khoản 3 Điều 260 Luật Thương mại 2005 quy định chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định.

Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất

Chứng thư giám định là gì? Giá trị pháp lý của chứng thư giám định năm 2023? (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định năm 2023

2.1. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định

Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định (theo Điều 261 Luật Thương mại 2005).

2.2. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng

Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng được quy định tại Điều 262 Luật Thương mại 2005 như sau:

Nếu các bên trong hợp đồng có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì: Chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên trong hợp đồng, nếu không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.

Nếu các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì:

– Chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại mục 2.1 nêu trên.

– Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại. Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:

+ Nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên.

+ Nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì: các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.

3. Ai cấp chứng thư giám định?

Theo quy định tại Điều 256 Luật Thương mại 2005, chủ thể cấp chứng thư giám định là thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.

Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong chứng thư giám định (theo khoản 4 Điều 260 Luật Thương mại 2005).

Theo khoản 2 Điều 260 Luật Thương mại 2005, khi cấp chứng thư giám định, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải đảm bảo chứng thư giám định phải có:

– Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.

– Chữ ký, họ tên của giám định viên.

– Đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

>> Xem thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

Rate this post