Tia UV có mấy loại? Loại nào ảnh hưởng xấu tới da?

Chúng ta phải có cách bảo vệ da chống lại tác hại của tia UV bằng những biện pháp chống nắng an toàn sau:

3.1. Kem chống nắng

Giúp chúng ta hạn chế tối đa những tác hại của tia cực tím. Chúng ta phải biết lựa chọn kem chống nắng thích hợp theo các tiêu chí sau: kem chống phổ rộng (chống cả tia UVA và UVB), chỉ số chống nắng SPF ≥ 30, loại không thấm nước (water-resistance hoặc very water-resistance) và dạng sử dụng theo ý thích của mình (kem, dầu, lotion, gel hay xịt).

Tuy nhiên, khi sử dụng kem chống nắng, chúng ta cần lưu ý:

  • Thoa trước khi ra nắng 30 phút, lặp lại sau mỗi 2 giờ;
  • Thoa kem chống nắng lên những vùng tiếp xúc với nắng với liều lượng 2mg (hoặc ml)/cm2 da;
  • Tránh nuốt kem chống nắng.

Sau khi sử dụng kem chống nắng cần rửa tay sạch sẽ; tránh tiếp xúc lên vùng vừa thoa kem chống nắng trước khi kem khô; tuyệt đối không sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì lúc này da của trẻ còn rất mỏng và nhạy cảm.

3.2. Trang phục

Khi ra nắng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Cơ thể bạn sẽ phải chịu tác hại của tia cực tím. Vì vậy, cần dùng nón, mũ rộng vành, quần áo, kính mắt để bảo vệ làn da mỏng manh của mình. Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn nên sử dụng vải màu tối và được dệt dày hoặc loại vải có độ bóng. Trang phục màu tối khiến bạn có cảm giác nóng hơn so với màu sáng vì hấp thu tia cực tím nhiều hơn. Nhưng chính nhờ các đặc điểm này, chúng có khả năng bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím tốt hơn. Vải bóng lại giúp phản chiếu lại ánh nắng mặt trời nên cũng rất hữu ích.

3.3. Ăn uống

Dùng nhiều nước và trái cây là biện pháp giúp làn da đẹp từ bên trong. Không nên ăn đồ quá ngọt hoặc quá chua. Một số loại rau giàu kali như: rau má, mồng tơi, rau đay, bồ ngót… hoặc trái cây giàu vitamin như dâu tây, dưa hấu, cam bưởi, táo, chuối… tốt cho bạn trong những ngày mùa nắng, nhất là khi đi biển.

Ngoài ra, để an toàn, cần giảm thời gian phơi nắng, tránh tác hại của tia UV: tránh làm việc và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu. Vào mùa hè, tránh phơi nắng, tắm nắng nhiều tại các bãi biển và hồ bơi…

3.4. Sử dụng công cụ chống nắng cơ học

Chống nắng cơ học là biện pháp tận dụng những công cụ chống nắng như mũ, áo vải chống nắng, ô dù, găng tay, khẩu trang và kính chống nắng để bảo vệ da mỗi khi đi ra ngoài.

Chống nắng bằng việc che chắn không gây tổn hại cho sức khỏe nhưng hiệu quả mang lại không cao. Tia UVA có bước sóng dài nên vẫn âm thầm xuyên qua lớp kính xe, vải áo chống nắng, bóng râm để tác động đến lớp hạ bì của da. Hậu quả là, tác hại của tia UV gây sạm nám tàn nhang, lão hóa và ung thư da.

Rate this post