Xóa bỏ ‘Cầu cá’ miền Tây

Nhiều người dân miền Tây cho rằng cầu cá có nhiều hữu dụng như tận dụng phân người để nuôi cá. Các loại cá trong môi trường như vậy cũng có khả năng lớn nhanh và chất lượng ngon hơn. Tuy nhiên, vấn đề môi trường nông thôn và khu vực đã và đang phản bác việc này. Hiện nay, Nhà nước có chủ trương xóa cầu cá và thay vào đó là những cầu tiêu hợp vệ sinh.

Theo những nghiên cứu của các nhà y tế và môi trường, cầu cá mang lại những hậu quả xấu và bất lợi cho người sử dụng, kể cả người sống xung quanh khu vực. Sốt xuất huyết, tiêu chảy, đường ruột… là những bệnh mà hệ thống vệ sinh môi trường không được cải thiện. Nguyên nhân chính là do cầu cá trên ao, kênh, sông.

Thêm vào đó, cầu cá thường được xây xa nhà, nên rất bất tiện và nguy hiểm cho trẻ em, người già, người khuyết tật… Hơn thế nữa, vấn đề vệ sinh cá nhân cho người sử dụng rất bị ảnh hưởng vì hầu như họ không rửa tay sau khi sử dụng.

Cầu cá – loại hình nhà vệ sinh không an toàn cho môi trường và xã hội mà người dân hay sử dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh do tác giả cung cấp

Hiện nay, mỗi vùng nông thôn, người dân cũng tiếp cận nhà vệ sinh khác nhau, chẳng hạn giữa người giàu và người nghèo trong cùng một cộng đồng, giữa phụ nữ và đàn ông, trẻ em và thanh niên, người già và thanh niên, và các nhóm dân tộc thiểu số. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, khoảng 40% dân số Việt Nam chưa tiếp cận được nhà vệ sinh vào năm 2010, và con số này khác nhau tại các đô thị cũng như các vùng miền trong nước. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, ước tính 35% người chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Nếu cứ kéo dài, vấn đề vệ sinh môi trường và sức khỏe ở những vùng dân này rất đáng báo động. Trong đó, trẻ em, phụ nữ và người già là những đối tượng dễ bị tác động và ảnh hưởng nhất.

Một số chương trình đang thực hiện nhằm khuyến khích, vận động và hỗ trợ người dân xây dựng nhà vệ sinh nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Ví dụ, một số chương trình chỉ chú trọng việc xây dựng nhà vệ sinh, phần kiến thức thì không quan tâm và ngược lại. Sau khi người dân có nhà vệ sinh, việc họ dùng như thế nào và thói quen dùng cũng rất quan trọng, nhưng hầu như chương trình chưa mang tính bền vững.

Tôi nghĩ, điều quan trọng nhất cho việc khuyến khích và vận động người dân trong vùng là làm sao tác động đến người trong việc thay đổi việc cư xử xã hội (social behavior change) dùng nhà vệ sinh cho người dân. Việc xây dựng và lắp đặt nhà vệ sinh sẽ đi song song với hành động này. Chúng ta phải làm sao vừa cung cấp kiến thức, vừa cung cấp vật chất.

Từ ngày 27/2 đến 27/8, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi “Bảo vệ môi trường” dưới dạng bài viết, bài ảnh, video mô tả thực trạng môi trường ô nhiễm không khí, nước…; đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với bài dự thi là ảnh, độc giả gửi tối thiểu là 5 bức và tối đa 10 bức. Các bức ảnh cần có chú thích rõ ràng, dễ hiểu, có chú thích về địa danh, bối cảnh chụp. Chiều ngang của ảnh là 480 px. Dung lượng mỗi ảnh không vượt quá 10 MB. Đối với bài dự thi là clip, video, thời lượng tối thiểu 90 giây, thời lượng tối đa 3 phút, dung lượng dưới 100 MB.

Bài viết được thể hiện trên Word có độ dài không quá 1.500 từ, ảnh minh họa cho bài viết được gửi riêng, không “dán” vào Word và phải có chú thích rõ ràng cho ảnh.

Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây.

Gửi bài dự thi tại đây.

Lý Quốc Đẳng

Rate this post