Đất đồng sở hữu là gì? Các hình thức đồng sở hữu tài sản là đất đai

bất hữu là gì
bất hữu là gì

Đất đồng sở hữu là gì? Có bao nhiêu loại hình thức đồng sở hữu khi tài sản là đất đai? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Đất đồng sở hữu là gì?

Cụm từ “đất đồng sở hữu” thực ra là cụm từ phổ biến được người dân dùng để chỉ những người có chung quyền sử dụng đất, như vợ chồng, bố mẹ và con cái, anh em ruột, anh em họ, hoặc là các cá nhân mua chung đất,… Tuy nhiên, để gọi một cách chính xác, phải dùng cụm từ “đất đồng sử dụng” hoặc “đồng sử dụng đất” vì Hiến pháp và Luật Đất đai có quy định, người sử dụng đất có quyền “sử dụng” mà không phải là “sở hữu”. Như vậy, những người có chung quyền sử dụng đất sẽ được cùng đứng tên trên giấy chứng nhận, có các quyền liên quan đến việc sử dụng phần đất.

2. Các hình thức đồng sở hữu tài sản là đất đai

Theo quy định tại Điều 209, Điều 210 Bộ luật dân sự năm 2015 thì sở hữu chung bao gồm 02 trường hợp:

Sở hữu chung theo phần: sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Sở hữu chung hợp nhất: là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Như vậy, khi đất đồng sở hữu (đồng sử dụng), những cá nhân liên quan có thể chọn cách cùng nhau quản lý hoặc tự thỏa thuận để “chia phần”.

Ngoài ra, còn có các hình thức đồng sở hữu khác.

Sở hữu chung của cộng đồng

Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Sở hữu chung của các thành viên gia đình (Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015)

Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật Dân sự.

Sở hữu chung của vợ chồng (Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015)
  • Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
  • Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

Đối với sở hữu chung của vợ chồng, vợ chồng là chủ thể của đất đồng sở hữu, cần tham khảo thêm các quy định tại Luật hôn nhân và gia đình liên quan đến xác định tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Sở hữu chung hỗn hợp (Điều 215 Bộ luật Dân sự)
  • Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
  • Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định của pháp luật.
Đọc thêm:
  • Những điểm cần chú ý để phân biệt sổ thật, giả và tránh bị tráo sổ giả
  • Muốn bán/ thế chấp nhà nhưng sổ đỏ cũ phải làm sao? Thủ tục đổi sổ đỏ cũ sang sổ mới
  • 4 trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng
  • Top 10 phần mềm đăng tin bất động sản hiệu quả, miễn phí năm 2023

Hãy điền thông tin đăng ký TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ Homebase theo số (+84) 948 230 033 hoặc email: customer@gethomebase.com. Đội ngũ Homebase sẽ liên hệ lại với bạn và cung cấp thêm thông tin chi tiết trong thời gian sớm nhất.

Rate this post