HPV type 18 có thể gây bệnh gì? Phải làm sao khi bị nhiễm?

18 cộng là gì
18 cộng là gì

HPV type 18 là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư nguy hiểm và u nhú sinh dục ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng mỗi người, thời điểm phát hiện, liệu trình điều trị,… Hãy cùng VNVC tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

hpv type 18

1. Phân nhóm virus HPV

Virus HPV là một loại virus có khả năng gây mụn cóc, u nhú và đặc biệt là bệnh ung thư ở người. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai nhiễm virus HPV cũng sẽ đều bị ung thư, điều này còn tùy thuộc vào phân nhóm virus HPV người bệnh mắc phải.

Virus HPV chia làm 2 phân nhóm: Nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao.

  • Nhóm virus nguy cơ thấp bao gồm: các type 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 70, 72, 81. Đây là những type virus ít có nguy cơ gây bệnh nặng, nổi bật trong đó là type 6 và 11 là nguyên nhân chính dẫn đến mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, u nhú đường hô hấp,…
  • Nhóm virus HPV nguy cơ cao gồm: các type 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68. Nổi bật là HPV type 16, 18 với khả năng gây các bệnh ung thư ở cả nam và nữ như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, hậu môn, vòm họng,… và các u nhú sinh dục.
virus hpv
Virus HPV là một loại virus có khả năng gây mụn cóc, u nhú và đặc biệt là bệnh ung thư ở người

2. HPV type 18 là gì?

Virus HPV type 18 là chủng virus nguy hiểm, tiến triển nhanh khi xâm nhập cơ thể, đặc biệt là khi có các nhân tố thuận lợi khác như có nhiều bạn tình, quan hệ sớm, quan hệ không an toàn,… Theo thời gian, nếu không có sự kiểm soát và điều trị phù hợp, virus HPV type 18 có khả năng làm biến đổi cấu trúc các mô, hình thành tế bào nguy hại gây ung thư cho người bệnh. Virus HPV type 18 là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại ung thư nguy hiểm và u nhú sinh dục ở nam và nữ. [1]

Bất cứ ai có hành vi quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm virus HPV. Mặt khác, virus có thể lây truyền khi người lành dùng chung các vật dụng cá nhân có chứa virus của người bệnh, như: cắt móng, kim bấm sinh thiết, đồ lót,… Tuy nhiên, virus HPV không lây lan qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm, ăn chung bát đũa. Virus HPV không có tính di truyền.

3. HPV type 18 gây nên những bệnh gì?

Do thể trạng của mỗi người là khác nhau, khi nhiễm virus HPV type 18 có thể gây ra những căn bệnh và dấu hiệu nhiễm HPV khác nhau.

3.1. Ung thư cổ tử cung do HPV type 18

Ung thư cổ tử cung là 1 trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam và là bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp hàng đầu ở phụ nữ, đứng sau ung thư vú. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 99.7% trường hợp ung thư cổ tử cung có virus HPV hiện diện.

Ung thư cổ tử cung thường diễn tiến âm thầm, rất khó nhận biết bệnh trong giai đoạn đầu vì các triệu chứng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như nhiễm trùng âm đạo, tử cung dẫn đến tâm lý chủ quan.

Ung thư cổ tử cung thường tiến triển theo nhiều giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Hay giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô tại chỗ đã bắt đầu xuất hiện các tế bào bất thường nhưng chỉ ở trong lớp lót cổ tử cung chưa xâm lấn các mô chính và các bộ phận khác của cơ thể. Các tế bào bất thường này có khả năng tiến triển thành ung thư trong tương lai.
  • Giai đoạn I: Các tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung nhưng chưa khu trú sang các cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh chưa có những biểu hiện bất thường trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn II: Ung thư bắt đầu lan ra ngoài cổ tử cung xâm lấn các mô xung quanh, nhưng chưa đến mô lót trong khung chậu hoặc phần dưới âm đạo. Tùy vào mức độ tế bào ung thư xâm lấn, giai đoạn này sẽ được chia thành IIA, IIB.
  • Giai đoạn III: Là giai đoạn ung thư phát triển mạnh mẽ nhất. Các tế bào lúc này đã xâm lấn xa hơn, tấn công vào phần dưới âm đạo và khắp vùng trong khung chậu. Người bệnh có triệu chứng, dấu hiệu ung thư rõ rệt nhưng chưa di căn.
  • Giai đoạn IV: Là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này khối u đã di căn sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến gan, phổi. Người bệnh suy giảm sức khỏe nhanh, ít cơ hội chữa lành.

Tùy theo mức độ tiến triển, xâm lấn và di căn của tế bào ung thư, mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân, kết hợp các phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, buồng trứng.

ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là 1 trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam

3.2. Ung thư âm đạo

Ung thư âm đạo xảy ra khi các tế bào ở âm đạo vượt quá khả năng kiểm soát của cơ thể. Có nhiều loại ung thư âm đạo khác nhau, thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy.

Một số triệu chứng ung thư âm đạo thường gặp có thể kể đến như chảy máu sau quan hệ tình dục, ra khí hư âm đạo, rong kinh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể đau trong quá trình quan hệ tình dục. Khi phát hiện một số triệu chứng lâm sàng nghi ngờ ung thư, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán.

  • Soi cổ tử cung: bác sĩ sử dụng ống soi phóng đại gắn đèn để quan sát âm đạo và cổ tử cung kỹ lưỡng.
  • Sinh thiết: lấy một phần nhỏ tế bào âm đạo để làm xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác ung thư.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Là phương pháp chụp X-quang đặc biệt giúp thấy được hình ảnh chi tiết khối ung thư.
  • Chụp cộng hưởng từ: Thay vì dùng tia X, phương pháp chụp cộng hưởng từ sử dụng bước sóng radio và sóng từ trường để ghi hình. Phương pháp nhằm đánh giá mức độ lan tràn của ung thư.
  • X-quang ngực: nhằm đánh giá các tế bào ung thư đã di căn đến phổi hay chưa.
  • Chụp PET: sử dụng một loại đường nhìn thấy được đưa vào cơ thể bằng một camera đặc biệt. PET giúp bác sĩ đánh giá mức độ lan tràn và di căn của ung thư.

Trong trường hợp đã xác định bệnh nhân mắc ung thư âm đạo, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ xâm lấn và di căn ung thư để lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị ung thư âm đạo thường được áp dụng gồm xạ trị, hóa trị, phẫu thuật.

3.3. Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn là tình trạng các tế bào niêm mạc hậu môn phát triển quá mức, tạo thành các khối u ác tính có khả năng di căn ra các vùng lân cận. Ung thư hậu môn thường là ung thư dạng biểu mô, biểu mô tế bào vảy, biểu mô dạng mụn cóc và u tế bào hắc tố.

Ung thư hậu môn thường phát triển theo 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng:

  • Giai đoạn 1: là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Kích thước khối u lúc này nhỏ hơn 2cm, không di căn hạch hay di căn sang các bộ phận khác.
  • Giai đoạn 2: Khối u lớn hơn 2cm, chưa di căn hạch hay di căn xa.
  • Giai đoạn 3: Khối u lúc này đã xâm lấn sang hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận, nhưng vẫn chưa di căn sang các cơ quan xa hơn.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của bệnh, khối u đã di căn sang các cơ quan xa.

Bệnh ung thư hậu môn trong giai đoạn đầu thường chưa có những dấu hiệu rõ rệt. Triệu chứng tương tự như bệnh trĩ. Ở những giai đoạn sau, bệnh nhân thường có những dấu hiệu như: Đau vùng hậu môn, chảy máu hậu môn hoặc trực tràng, ngứa hậu môn kéo dài, có khối u phát triển ở lỗ hậu môn, tiết dịch, mủ và nhầy từ hậu môn, thay đổi thói quen đi đại tiện, đi nhiều hoặc ít hơn bình thường, sưng hạch bạch huyết ở hậu môn hoặc bẹn.

Các phương pháp chẩn đoán nhằm phát hiện ung thư hậu môn như khám bằng tay, nội soi ống hậu môn, sinh thiết, xét nghiệm Pap, siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ. Các phương pháp điều trị ung thư hậu môn gồm xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.

ung thư hậu môn
Bệnh ung thư hậu môn trong giai đoạn đầu thường chưa có những dấu hiệu rõ rệt, triệu chứng tương tự như bệnh trĩ

3.4. Ung thư dương vật

Ung thư dương vật thường gặp ở nam giới trên 60 tuổi. Những biểu hiện bất thường xảy ra ở phần da dương vật, bao quy đầu, bìu, nổi hạch,… Ung thư dương vật có thể chia thành nhiều loại như: Ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư tế bào hắc tố và Sarcoma (bựa sinh dục).

Thay đổi trên da là biểu hiện phổ biến nhất ở ung thư dương vật. Cụ thể, người bị ung thư dương vật thường thay đổi độ dày và màu sắc da dương vật, xuất hiện các nốt sần nhỏ hoặc phát ban trên dương vật, nổi cục u trên dương vật, dịch tiết dưới bao quy đầu có mùi hôi, sưng dương vật, đau hoặc chảy máu khi cương cứng hoặc khi quan hệ tình dục, nổi cục dưới da vùng háng.

Khi có những biểu hiện bất thường ở vùng dương vật, đừng vội kết luận mà hãy đến bệnh viện để được khám và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, vì có thể đây là triệu chứng nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng.

Ung thư dương vật bao gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Thay đổi màu da vùng kín, đau nhẹ hoặc đau âm ỉ dương vật, đau hơn khi cương cứng hoặc khi va chạm, vết loét nhỏ giống súp lơ gây cảm giác đau, nóng rát, dịch tiết ra có mùi hôi.
  • Giai đoạn 1: Các vết loét tăng kích thước và ăn sâu vào trong. Da có dấu hiệu hoại tử, tiết chất nhờn, có mùi hôi. Ung thư lan đến các mô dưới da, có thể lan rộng đến tuyến, hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác.
  • Giai đoạn 2: Bước sang giai đoạn 2 các tế bào ung thư có thể đã lan đến các mô cương cứng hoặc niệu đạo và các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Giai đoạn 3: Ung thư lan đến các mô liên kết dưới da, hạch bạch huyết ở háng và các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Giai đoạn 4: Người bệnh gầy, suy kiệt, chán ăn và nôn ra máu. Các tế bào ung thư đã lan đến khu vực gần dương vật như xương mu, bìu,… Việc điều trị lúc này chủ yếu nhằm duy trì mạng sống cho người bệnh.

Để chẩn đoán chính xác ung thư dương vật, các bác sĩ không chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng của người bệnh, mà còn thực hiện các xét nghiệm như sinh thiết; X-quang, chụp CT, siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm các khối u và các dấu hiệu cho thấy ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Điều trị ung thư dương vật bằng phương pháp áp lạnh, phẫu thuật Mohs, cắt laser, phẫu thuật cắt bao quy đầu (nếu ung thư chỉ tập trung ở phần quy đầu).

4. Có thể phát hiện sớm bị nhiễm HPV type 18 bằng cách nào?

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, phụ nữ thực hiện đầy đủ hai phương pháp, gồm: Tiêm phòng và tầm soát định kỳ sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Do đó, HPV type 18 có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào vấn đề chủ động kiểm soát và bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân. Đối với nam giới hiện nay chưa có phương pháp xét nghiệm tầm soát các bệnh ung thư do virus HPV, chính vì vậy phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin Gardasil 9 (được chỉ định ở nam giới) để phòng bệnh.

4.1. Xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV thường được chỉ định cho phụ nữ trên 30 tuổi. Xét nghiệm HPV không thể khẳng định bạn có ung thư hay không, nhưng có thể giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ ung thư.

Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm Pap, nhằm kiểm tra sớm những bất thường hoặc phát hiện tế bào ung thư. Trước khi xét nghiệm HPV, bạn sẽ được bác sĩ khám phụ khoa, sau đó đặt dụng cụ vào mâ đạo để mở rộng thuận tiện cho việc lấy mẫu tế bào trong cổ tử cung.

Kết quả xét nghiệm HPV thường là dương tính hoặc âm tính. Nếu kết quả âm tính cũng không có nghĩa rằng cơ thể không nhiễm bất kỳ chủng virus HPV nào có khả năng gây ung thư, mà là do có hàng trăm chủng virus HPV khác nhau, phương pháp tầm soát hiện tại chỉ phát hiện được tối đa 40 chủng. Nếu kết quả dương tính, bạn đã nhiễm virus HPV. Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: Soi cổ tử cung bằng cách sử dụng ống kính phóng đại, sinh thiết và theo dõi định kỳ.

xét nghiệm hpv
Xét nghiệm HPV giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ ung thư

4.2. Xét nghiệm Pap

Xét nghiệm Pap là phương pháp đặc biệt hiệu quả để phát hiện kịp thời biến đổi của tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tùy theo tình trạng sức khỏe, độ tuổi, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm này khi nào và lặp lại xét nghiệm bao lâu một lần.

Thông thường xét nghiệm Pap được khuyên dùng ở độ tuổi 21 trở đi, lặp lại sau 2-3 năm. Từ 30 trở đi Pap được khuyến cáo thực hiện sau 3-5 năm, kết hợp cùng xét nghiệm HPV. Với những phụ nữ nguy cơ cao như: phết Pap phát hiện tế bào tiền ung thư, người nhiễm HIV, từng hóa trị, ghép nội tạng, sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid kéo dài,… cần được xét nghiệm thường xuyên hơn.

xét nghiệm pap
Xét nghiệm Pap là phương pháp nhằm phát hiện kịp thời biến đổi của tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung

4.3. Chưa có phương pháp xét nghiệm HPV cho nam giới

Ở nam giới, hiện chưa có phương pháp tầm soát cho các bệnh ung thư do virus HPV. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu bất thường nên đến để được các bác sĩ tầm soát và chẩn đoán, tăng khả năng điều trị khỏi từ giai đoạn sớm.

5. Bị nhiễm hpv type 18 phải làm sao?

Nếu không may bị nhiễm virus HPV type 18 đừng nên quá lo lắng. Nhiễm HPV type 18 không đồng nghĩa với việc bạn bị ung thư. Việc bạn cần làm khi phát hiện bản thân nhiễm virus HPV tiếp tục theo dõi theo sự hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo tái khám đúng lịch và tiêm vắc xin phòng virus HPV để tránh mắc phải những chủng virus HPV có trong vắc xin.

6. Cách phòng ngừa virus HPV type 18

Để phòng ngừa virus HPV hiệu quả, bạn nên tập thói quen sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HPV đồng thời tạo thiện cảm cho bạn tình, duy trì mối quan hệ 1 vợ 1 chồng từ 2 phía. Virus HPV vẫn có thể gây nhiễm trùng ở những vị trí bao cao su không bao phủ, do đó để chủ động phòng bệnh an toàn, hiệu quả, bạn nên tiêm vắc xin phòng HPV.

Vắc xin Gardasil phòng 4 type virus HPV 6, 11, 16, 18 được chỉ định dành cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi có lịch tiêm gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.

Vắc xin Gardasil 9 thế hệ mới được chỉ định sử dụng cho cả nam – nữ, bảo vệ khỏi 9 type virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 hiệu quả lên đến trên 94%.

Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.

Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng

Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.

Người đã từng quan hệ hoặc đã dương tính với virus HPV vẫn có thể tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa những chủng virus chưa mắc phải và đã có trong vắc xin.

7. Các câu hỏi thường gặp

7.1. HPV type 18 có tự đào thải không?

CÓ THỂ. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV có thể tự đào thải. Hệ thống miễn dịch lúc này giữ vai trò như một tấm lá chắn ngăn ngừa virus tái phát. Tuy nhiên, mụn cóc, tiền ung thư hoặc ung thư có thể xuất hiện trở lại sau khi đã lui triệu chứng. Nguyên nhân do suy yếu đáp ứng miễn dịch của những người có thể trạng yếu, người có nhiều bệnh nền, phụ nữ có thai, người đang điều trị ung thư, ghép tạng, người nhiễm HIV,…

7.2. HPV 18 có lây nhiễm khi hôn không?

KHÔNG. Hiện chưa có nghiên cứu nào kết luận mối quan hệ giữa nụ hôn và việc lây truyền virus HPV. Tuy nhiên, một số nghiên cứu vẫn chỉ ra rằng, một nụ hôn sâu vẫn có khả năng lây truyền virus HPV cao hơn. Hôn không được xem là đường lây truyền phổ biến của virus HPV, nhưng cần có thêm nhiều cuộc nghiên cứu để loại trừ hoàn toàn khả năng này.

Virus HPV type 18 là chủng virus nguy cơ cao có khả năng gây ung thư ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, đây cũng là chủng virus đã có trong vắc xin phòng HPV hiện được lưu hành tại Việt Nam. Liên hệ Hotline 028 7102 6595 hoặc truy cập fanpage trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn đặt lịch tiêm vắc xin phòng HPV.

Rate this post