Trú quán là gì? Các thông tin cần nắm về trú quán

Trú quán là gì? Không phải ai cũng phân biệt rõ được khái niệm trú quán với tạm trú, thường trú, lưu trú là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm này trong bài viết dưới đây của Homedy

Những thuật ngữ liên quan đến cư trú như tạm trú, thường trú, trú quán,… là những cụm từ hết sức quen thuộc. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ những định nghĩa của chúng, nhất là trú quán. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về câu hỏi trú quán là gì một cách chi tiết nhât.

Trú quán là gì?

Trú quán là nơi sinh sống liên tục, thường của một người bất kỳ. Điều này được xác định bởi các cơ quan hành chính cấp xã, huyện và tỉnh. Hiện tại, pháp luật Việt Nam về luật cư trú vẫn chưa có định nghĩa chính thức về trú quán mà chỉ có định nghĩa về nơi cư trú.

Dựa trên Điều 11 Luật Cư trú 2020 đã quy định nơi cư trú của cá nhân là chỗ họ thường xuyên sinh sống, có tính hợp pháp. Được xác định dưới dạng thường trú hoặc tạm trú.

Đăng ký cư trú là thực hiện các thủ tục đăng ký địa chỉ thường trú, tạm trú, khai báo lưu trú, điều chỉnh một số thông tin về lưu trú.

NHư thế, về bản chất, thuật ngữ trú quán là nơi cư trú của một công dân, được xác định bằng thường trú hoặc tạm trú.

Cách phân biệt thuật ngữ Thường trú – Tạm Trú – Lưu trú

Bên cạnh khái niệm về trú quán, chúng ta cũng cần phân biệt rõ các thuật ngữ thường trú, tạm trú và lưu trú để tránh nhầm lẫn không đáng có sau này.

Thuật ngữ thường trú

Thường trú là nơi người dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không xác định thời gian thường trú. Công dân có nhà hợp pháp được xây dựng tại các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, nếu đáp ứng các điều kiện tại địa phương sẽ được đăng ký thường trú tại các cơ quan hành chính theo quy định.

Công dân sẽ được cấp sổ hổ khẩu khi thủ tục đăng ký thường trú được hoàn thành và chấp thuận.

Trên đây là nội dung giải đáp cho trú quán là gì và thuật ngữ thường trú. Việc xác định nơi cư trú sẽ ảnh hưởng quan trọng đến giấy tờ tùy thân của công dân như giấy khai sinh, căn cước công dân,…

Thuật ngữ lưu trú

Lưu trú là thuật ngữ chỉ hoạt động của công dân tại một địa điểm, không phải nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú và có thời gian hơn 30 ngày.

Khi có người đến lưu trú, cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình phải có trách nhiệm đến các cơ quan chức năng để thông báo việc lưu trú. Những trường hợp đến lưu trú tại nhà ở cá nhân hoặc hộ gia đình mà không có mặt người đại diện thì người đến lưu trú phải đến các cơ quan chức năng đăng ký cư trú.

Nội dung thông báo về hoạt động lưu trú gồm:

  • Họ và tên

  • Số định danh (CCCD/CMND)

  • Sở hộ chiếu

  • Lý do đến lưu trú

  • Thời gian lưu trú

  • Địa chỉ đến lưu trú.

Việc thông báo lưu trú nên được thực hiện trước 23h của ngày bắt đầu đến lưu trú. Trong trường hợp, lưu trú sau 23h thì cần thực hiện thông báo trước 8h ngày hôn sau. Trong trường hợp, các thành viên trong gia đình đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo đến cơ quan chức năng một lần.

Thuật ngữ tạm trú

Thuật ngữ tạm trú chỉ nơi công dân sinh sống trong một thời gian nhất định, ngoài nơi được đăng ký thường trú.

Công dân đến sinh sống và hoạt động tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi thường trú để học tập, làm việc hay vì mục đích khác, mà ở lại từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Hướng dẫn ghi quê quán trong giấy khai sinh

Giấy khai sinh là giấy tờ rất quan trọng, là hộ tịch gốc của mọi cá nhân. Thông tin trên giấy khai sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các giấy tờ sau này. Do đó, nội dung trên giấy khai sinh được kiểm tra và xác định chính xác theo quy định pháp luật.

Xác định quê quán giấy khai sinh theo bố hoặc mẹ

Đối với việc ghi thông tin quê quán giấy khai sinh, tại Khoản 8 Điều 4 của Luật hộ tịch năm 2014, đã có quy định: “Quê quán của các nhân sẽ được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ, dựa trên thỏa thuận của cha mẹ hoặc dựa trên tập quán được điền vào tờ khai khi đăng ký.Hướng dẫn ghi quê quán trong giấy khai sinh

Để hiểu rõ hơn, mời bạn cũng tham khảo một số ví dụ dưới đây nhé!

Ví dụ: Quê quán của bố tại Quận 7 – TP.HCM, mẹ có quê quán tại Đống Đa – Hà Nội. Vật khi đăng ký giấy khai sinh cho con, bố mẹ có thể thỏa thuận với nhau để quyết định cho con theo quê quán nà. Do đó, con có thể theo quê của bố tại Quận 7 – TP.HCM hoặc tại Đống Đa – Hà Nội theo mẹ.

Xác định quê quán khai sinh theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề trên, còn có cách xác định bằng nơi sinh cho bé. Cụ thể cách ghi thông tin nơi sinh sẽ được quy định tại Khoản 3 Điều 31 của Thông tư số 04/2020/TT-BTP, cụ thể như sau:

  • Trường hợp trẻ được sinh tại bệnh viện, trạm y tế, nhà hộ sinh, cơ sở khám chữa bệnh (gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên lên cơ sở ý tế và địa chỉ chị của cơ sở đó.

  • Trường hợp trẻ sinh ngoài cơ sở y tế sẽ được ghi danh nơi trẻ sinh ra, đảm bảo đầy đủ 3 cấp đơn vị hành chính.

  • Trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì sẽ được ghi theo tên thành phố và quốc gia đó.

Trên đây là toàn bộ thông tin về trú quán là gì cũng với những vấn đề liên quan xoay quanh. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm trú quán và phân biệt với tạm trú, lưu trú, thường trú là gì. Đừng quên truy cập Homedy để đón đọc các bài viết hữu ích khác!

Rate this post