Chi tiết bài tư vấn

Những người mắc ám ảnh cưỡng chế thường lặp đi lặp lại một số hành động thừa thãi. Người bệnh không thể kiểm soát bản thân ngừng các hành động trong vô thức được.

Ám ảnh cưỡng chế (OCD) là bệnh gì?

Ám ảnh cưỡng chế có tên đầy đủ là hội chứng ám ảnh cưỡng chế OCD. Đây là bệnh lý rối loạn tâm thần khi không kiểm soát được những hành động lặp đi lặp lại. Bệnh nhân luôn cảm thấy bị thôi thúc phải thực thi hành động đó ngay lập tức để ngăn chặn sự lo lắng.

Tuy rằng bệnh nhân vẫn nhận ra sự bất hợp lý trong các hành động, thế nhưng lại không kiểm soát được bản thân. Ví dụ: một người bị ám ảnh cưỡng chế vì sự sạch sẽ, sẽ luôn dọn dẹp mọi thứ xung quanh, dù rằng căn nhà đã rất sạch sẽ.

Các dấu hiệu của bệnh ám ảnh cưỡng chế

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến bệnh nhân có những hành vi ngăn nắp quá mức. Cụ thể những triệu chứng đó xảy ra theo hướng “cưỡng chế” – lặp đi lặp lại những hành vi có mục đích. Các hành vi của bệnh nhân ám ảnh cưỡng chế đều xoanh quanh các hành động:

  • Đếm: ví dụ đếm bậc cầu thang, đếm số thìa dĩa,…

  • Rửa: ví dụ như rửa tay nhiều lần, tắm rửa nhiều lần,…

  • Kiểm tra: ví dụ kiểm ra đèn đã tắt hay chưa nhiều lần, kiểm tra khóa cửa nhiều lần,…

  • Sắp xếp: ví dụ phân loại đồ đạc theo màu sắc, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp quá mức,…

Những hành vi cưỡng chế rất mất thời gian, gây nên những đau khổ cho bệnh nhân khi không thể kiểm soát được hành động của bản thân. Trên thực tế, bệnh nhân mắc ám ảnh cưỡng chế đều hiểu những điều bản thân làm có vấn đề, nhưng họ không kiểm soát được và lại thực hiện hành vi trong vô thức.

Nguyên nhân gây ra ám ảnh cưỡng chế

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân:

  • Di truyền: bệnh nhân dễ dàng mắc ám ảnh cưỡng chế hơn nếu gia đình có người mắc bệnh.

  • Bất thường từ não bộ: khi chất dẫn truyền thần kinh serotonin ít hơn hoặc nhiều hơn, tâm lý cũng vì thế mà xuất hiện những rối loạn ám ảnh.

  • Do ảnh hưởng từ một sự kiện: những sang chấn từ cuộc sống có thể khiến bệnh nhân mắc bệnh (bị bỏ rơi, bị bắt nạt, lạm dụng,…).

  • Do tính cách: những người có tiêu chuẩn cá nhân cao cũng có thể mắc ám ảnh cưỡng chế. Trong một số trường hợp, những người có trách nhiệm hoặc có những người hay lo lắng cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.

Khi nào cần điều trị ám ảnh cưỡng chế

Nếu như giống với một trong hai trường hợp dưới đây, bệnh nhân nên đến điều trị bệnh từ sớm:

  • Hội chứng rối loạn cưỡng chế gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hoặc công việc quá nhiều.

  • Bệnh nhân có những triệu chứng bất thường: đau ngực, đánh trống ngực không rõ nguyên nhân. Hoặc trong trường hợp bệnh nhân có ý định kết liễu cuộc sống, có ý định giết người.

Cách kiểm soát triệu chứng ám ảnh cưỡng chế

Bệnh nhân mắc ám ảnh cưỡng chế cần nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý để được điều trị đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý giúp kiểm soát triệu chứng bệnh OCD:

  • Trao đổi với những người có kiến thức về triệu chứng bệnh để nhận lời khuyên

  • Thường xuyên tập thể dục để giải tỏa đầu óc, rèn luyện sức khỏe

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định, theo đủ thời gian mà bác sĩ chuyên khoa đã kê

  • Hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi muốn kết hợp sử dụng thêm thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác

Bệnh nhân mắc ám ảnh cưỡng chế cần dành nhiều thời gian và tích cực hợp tác với bác sĩ. Hãy yêu cầu sự trợ giúp của bác sĩ nếu như có các vấn đề bất thường trong thời gian trị.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý

:

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Rate this post