Lá lốt chữa bệnh gì, lá lốt có tác dụng gì – Công dụng của lá lốt

Đã từ lâu cây lá lốt (Còn được gọi lá lốp) được biết đến như một loại nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn nhằm làm tăng mùi vị thơm ngon, hấp dẫn và làm cho các món ăn có giá trị hơn. Nhưng rất ít người biết được loại cây này cũng là một vị thuốc góp phần chữa tri hiệu quả rất nhiều bệnh dân gian.

Như vậy lá lốt có công dụng như thế nào, các bạn theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về loại rau đặc biệt này nhé.

Cây lá lốt là gì

Cây lá lốt ( hay mọi người còn gọi là lá lốp ), là loại cây thân thảo sống lâu năm và thường mọc ở những nơi đất đai ẩm ướt như ở miền núi và trung du. Cây phát triển nhanh ở những nơi râm mát và có ánh nắng trực tiếp.

Lá lốt
Lá lốt

Cây lá lốt có chiều cao trung bình khoảng từ 30 – 40cm. Phần thân cây yếu và có nhiều đốt ngắn. Lá mọc so le, thuộc dạng lá đơn hình trái tim và lá có bẹ ở gốc. Lá có mùi thơm nhẹ, mặt trên lá bóng và mặt dưới có 5 gân chính phân ra từ cuống lá. Lá cây gần giống với lá hồ tiêu, trầu không và trầu rừng nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Lá cây được dùng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn.

Cây lá lốt có hoa đơn mọc thành từng bông kết ở kẽ lá, hoa thường trỏ vào khoảng tháng 8 – 10. Quả cây mọng chứa một hạt .

Thân, lá, rễ  đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo y học  cây có công dụng trong việc giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả.

Trong đông y,  lá lốt có vị cay nhẹ, tính nóng ấm. Cây thường được dùng trực tiếp hoặc kết hợp với một số cây thuốc khác để chữa trị bệnh lý ở người.

Nguồn gốc phân bố của cây lá lốt

Cây có nguồn gốc từ các nước Đông Dương như là Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây là khu vực có khí hậu thích hợp để cây sinh sống và phát triển tốt. Hiện nay cây lá lốt được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, cây thường mọc trong những khu vườn bỏ hoang. Hay ở các khu vực rừng núi ẩm thấp và được trồng ở khắp các tỉnh thành.

Thành phần hóa học của cây lá lốt

Theo các nghiên cứu gần đây thì trong cây lá lốt chứa các thành phần hóa học như:

Thân và lá cây có chứa chất ancaloit, flavonoid, tinh dầu ( với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen ).

Rễ cây cũng chứa rất nhiều tinh dầu ( với thành phần chủ yếu là benzylaxetat ).

Theo nghiên cứu của Trường Đại Học Dược Hà Nội cho biết: Lá lốt chứa thành phần chính là : tinh dầu với tỷ lệ 0.57%, piperidin và piperin.  Và kết quả thực nghiệm cũng cho thấy cây lá lốt có công dụng kháng viêm và kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả.

Công dụng của cây lá lốt 

Lá lốt làm nguyên liệu nấu ăn

Chắc hẳn chúng ta không ai còn xa lạ với món như : thịt bò nướng lá lốt. Với hương vị thơm ngon dặc trưng của một nguyên liệu không thể thay thế, lá lốp được dùng để chế biến một số món ăn như: Thịt quấn lá lốt, ếch xào lá lốt, gà rang lá lốt, nấm nướng lá lốt…

Lá lốt chữa trị đau nhức xương khớp, mồ hôi ở tay chân

Ngoài việc sử dụng làm gia vị chế biến các món ăn thì cây lá lốt còn là vị thuốc dùng để chữa đau xương khớp, phong tê, thấp khớp, đổ mồ hôi tay chân….rất an toàn và hiệu quả. Dùng 50g nhánh lá lốt tươi rửa sạch, sau đó cho vào nồi, thêm 1 thìa cafe muối hột, đổ vào 1,5 l nước, sau đó nước đun sôi 3p tắt bếp.

Nếu đau nhức xương khớp  dùng để xông, khi đỗ mồ hôi tay chân thì bạn đợi đến khi nước ấm dùng để ngâm khoảng 15 – 20phut trước khi đi ngủ thực hiện liên tục trong 1 tuần.

Tác dụng chữa bệnh của lá lốt
Tác dụng chữa bệnh của lá lốt

Lá lốt chữa trị đau bụng

Lấy khoảng 20g lá lốt tươi rửa cho thật sạch rồi cho lá vào nồi đun sôi cùng 300ml nước cho đến khi cạn còn lại 100ml thì tắt bếp. Trong ngày bạn chia ra làm 2 lần uống hết bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi rất nhiều.

Lá lốt trị tiêu chảy nhiều lần ở trẻ

Bạn lấy 20g lá lốt rửa sạch,và 10g củ riềng gọt vỏ rửa sạch. Cắt nhỏ và trộn  2 nguyên liệu này với nhau giã lấy nước cốt đặc chia là 2 -3 lần uống cho trẻ, và mỗi lần uống cách nhau khoảng 90 phút.

Cây lá lốt giúp chữa rắn cắn và say nấm

Lấy 50g lá lốt, 50g lá đậu ván trắng , 50g lá khế. Rửa sạch và trộn tất cả các nguyên liệu vào rồi giã nát cùng một ít nước. Vắt lấy nước cốt cho người bệnh uống trước nhằm làm kéo dài thời gian trong khi đưa đến bệnh viện chữa trị.

Cây lá lốt giải cảm lạnh

Chuẩn bị : 2g gừng tươi xắt nhuyễn, ½ củ hành tây bào mỏng, 1 tép tỏi băm nhuyễn, 1 nắm gạo, 20 lá lốt và vài nhánh hành lá cùng thái cho nhuyễn, 1 nắm gạo và các gia vị khác. Cho gạo vào nồi nấu cho đến khi gạo nở thì cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào, cháo chín tắt bếp. Cho người bệnh ăn khi còn nóng để xuất hôi giải cảm, và phải nhớ lau phần mồ hôi đi.

Lá lốt chữa viêm nhiễm âm đạo

Bạn cần chuẩn bị: 20g phèn chua, 40g nghệ và 50g lá lốt. Tiếp theo bạn cho hết nguyên liệu chuẩn bị vào nồi rồi đổ ngập nước đun sôi khoảng 15 phút. Đợi khi nước ấm dùng nước để rửa vệ sinh âm đạo.

Chữa sưng, đau nhức đầu gối

Dùng 20g rau ngải cứu và 20g lá lốt rửa sạch và giã nát. Sau đó bạn dùng hỗn hợp này kết hợp cùng với giấm để đắp lên phần đầu gối bị đau nhức. Sử dụng 1 tuần liên tục bạn sẽ thấy giảm đau rõ rệt.

Cây lá lốt chữa mụn nhọt

Bạn cần chuẩn bị: Lá ráy, lá chanh, lá lốt, cây chanh và  lá tía tô, mỗi loại cân 15g. Sau đó phơi khô,rửa sạch, giã nát rồi đem đắp lên phần da bị mụn nhọt, Sử dụng liên tiếp trong 3 ngày bệnh sẽ khỏi.

Điều trị bệnh viêm xoang

Bạn lấy 3 cái lá lốt rửa sạch và giã nhỏ. Sau đó, bạn nhét lá đã giã vào mũi cho tinh dầu trong lá tác động vào các xoang trong. Nên thực hiện mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

Hỗ trợ chữa phù thũng do thận

Bạn cần Chuẩn bị và rửa sạch các nguyên liệu: cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, mã đề, lá đa lông, mỗi loại 10g, và 20g lá lốt .Cho tất cả các nguyên liệu vào sắc cùng nữa lít nước.khi nước sôi, nhỏ lửa đến khi còn 150ml thì tắt bếp. nước chia làm nhiều lần uống uống sau bữa ăn, và dùng hết trong ngày, dùng đều đặn và liên tục từ 3 -5 ngày bệnh sẽ giảm đi rất nhiều.

Tổng hợp những công dụng của cây lá lốt
Tổng hợp những công dụng của cây lá lốt

Cách dùng cây lá lốt

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng  nên sẽ có nhiều cách dùng lá lốt khác nhau. Một số cách dùng lá lốt phổ biến hiện nay là:

Dùng lá làm gia vị chế biến các món ăn ngon cho gia đình.

Dùng lá giã nát để uống hoặc đắp lên các vết thương ngoài da điều trị bệnh

Dùng thân, lá, rễ cây tươi và phơi khô kết hợp với các vị thuốc nam khác sắc lấy nước uống để điều trị bệnh.

Lá lốt là loại cây lành tính và có nhiều công dụng trong việc phòng và chữa trị một số bệnh ở người. Nhưng nếu như sử dụng không cẩn thận có thể dẫn đến tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người sử dụng. Khi dùng loại cây này bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây :

Một số lưu ý khi dùng lá lốt 

Nên dùng khoảng 50 – 100g  trong ngày là đủ. khi lạm dụng quá nhiều có thể gây ra một số phản ứng phụ khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi….

Không nên sử dụng cho người bị bệnh nhiệt miệng, táo bón, nóng trong người….. Vì lá cây tính ấm nhiệt có thể khiến cổ họng, lưỡi khô, hàm và lợi có thể bị sưng đỏ.

Ăn hoặc uống nước sắc từ loại cây này quá nhiều, trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nóng dạ dày gây  ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động của cơ quan tiêu hóa.

Đối với những  người bị đau dạ dày và khó khăn trong việc tiểu tiện thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng.

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì không nên dùng nhiều lá lốt…..

Với những thông tin về giá trị của cây lá lốt mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm nhiều về loại cây này và có thêm những bài thuốc quý sẽ giúp ích cho các bạn khi cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *