Ý nghĩa và công dụng loài cỏ lan chi
Cỏ lan chi là cỏ gì ? Bạn có thể bắt gặp hình ảnh cỏ lan chi ở những bàn lễ tân công ty, khách sạn,… hoặc tại ban công của những ngôi nhà. Với thân hình mảnh mai, nhỏ bé, cỏ lan chi vẫn vươn mình sống thanh tạo, nhã nhặn. Đó là những ưu điểm làm nhiều người mê mẫn loài cây này. Thế nhưng vẫn có nhiều người chưa biết về giống cỏ lan chi này cũng như tác dụng của nó.
Trong bài viết hôm nay, WikiHow Việt Nam gửi đến bạn đọc thông tin về cây cỏ lan chi. Hãy cùng tìm hiểu xem cỏ lan chi có công dụng gì ? Việc trồng và chăm sóc loài cây cảnh này có dễ dàng không ? Cùng chúng tôi tìm hiểu thật chi tiết và đầy đủ ngay sau đây.
Những điều thú vị về cỏ lan chi có thể bạn chưa biết
Cỏ lan chi là cỏ gì
Cỏ lan chi còn được biết đến với cái tên thảo lan chi, cái tên mang nét đẹp mỹ miều. Cỏ lan chi thuộc họ Asphodelaceae có tên khoa học là Chlorophytum bichetii.

Loại Thảo lan chi được tìm thấy đầu tiên ở Châu Phi. Sau đó lan rộng xuất hiện ở nhiều nước có khi hậu nhiệt đới như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines,…
Loài cỏ lan chi này có hai loại cơ bản: thứ nhất là lan chi dài. Thoạt nhìn rất giống như lá hẹ, vẻ ngoài không bắt mắt cho lắm. Thứ hai là lan chi lá sọc, loại này thì được ưa chuộng nhiều hơn. Bởi vẻ ngoài tươi tắn, thu hút ánh nhìn của nhiều người hơn. Lan chi sọc cũng được làm cây cảnh, trưng bày, trang trí nhiều nơi.
Đặc điểm của cỏ lan chi
Đặc điểm về hình thái cỏ lan chi
Thuộc loại cây thân thảo, thường xanh và thường mọc thành nhiều bụi nhỏ. Cây có chiều cao trung bình khoảng 40-50cm. Cây cỏ lan chi rất đặc biệt với 1 thân rễ ngắn. Rễ cây thường phát triển thành những củ thị to, với màu trắng ngà và xốp.
Lá cỏ lan chi thì có hình chiếc kiếm thon dài, rất mềm mịn và nhọn về phía ngọn lá. Các cuốn lá thì cong ngược lại, màu xanh nhạt cùng với đó là xen kẽ với các vân sọc màu trắng ngà. Lá mảnh mai với chiều dài độ khoảng 15-40cm, rộng khoảng 2,5cm. Khi mọc sẽ sát từ thân lên nên sẽ không có cuống như những cây bình thường.
Hoa lan chi thì có kích thước khá nhỏ, với dáng dấp hình ngôi sao, nhưng khó thấy. Hoa thường mọc thành cụm, mỗi hoa có 6 cánh với màu trắng tinh khôi, điểm chính giữa là nhụy vàng xinh xắn.
Đặc điểm về sinh trưởng
Cỏ lan chi là loại cây ưa bóng râm, có tốc độ sinh trưởng và phát triển mạnh. Cường độ ánh sáng cao rất dễ làm cỏ héo và mất màu xanh đẹp.
Bộ rễ cỏ lan chi xốp, khá yếu, vì thế rất dễ bị ngập úng nếu không có hệ thống đất thoát nước tốt.
Cỏ lan chi cần đất có độ ẩm và một môi trường không khí trong lành để phát triển tốt.
Bạn có thể nhanh giống loài cỏ này bằng cách tách bụi, vô cùng hiệu quả.
Ý nghĩa phong thủy loài cỏ lan chi
Trong phong thủy, cỏ lan chi mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra nó còn được xem là lá bừa hộ mệnh, giúp người sở hữu xua đuổi tà ma, điều xui rủi. Luôn mang đến cuộc sống yên bình, hạnh phúc và phát tài cho chủ nhân của nó.
Còn trong quan niệm ông bà, theo dân gian thì cỏ lan chi chính là đại diện cho sức sống bền bỉ, thanh cao. Mặc dù thân hình nhỏ bé, nhưng thảo lan chi vẫn luôn vươn mình vượt qua thử thách, khó khăn. Một đời lan chi sống trong kiên cường, tinh khiết không mưu cầu danh lợi.

Tác dụng của cỏ lan chi
Cỏ lan chi có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả
Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cỏ lan chi có khả năng hấp thụ lên tới 95% khí cacbonic và nhiều chất độc hại khác. Giúp thanh lọc bầu không khí, trả lại một môi trường trong lành, mát mẻ cho mọi không gian. Chính vì thế nó còn được mệnh danh là chiếc máy hút bụi thần kỳ của kỷ nguyên mới.
Tác dụng chữa bệnh của cỏ lan chi
Không những thế, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cỏ lan chi còn có thể chữa trị nhiều loại bệnh cho con người. Chẳng hạn như: kiết lị, khó tiêu, tiêu chảy,.. vô cùng hiệu quả. Không những thế, thân cây lan chi còn được dùng làm thuốc, giúp tiêu sưng tán viêm, thanh nhiệt giải độc.
Với những vết thương ngoài da, bạn có thể giã nát thân cỏ rồi đắp lên sẽ nhanh chóng lành lại. Mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và đời sống cho mọi người. Đây là điều đáng trân quý khi nhắc đến loài cỏ này.
Không dừng ở đó, lá thảo lan chi có chứa Chlorophyll, một chất với khả năng hút những tia điện. Các tia bức xạ có hại từ các thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại,…
Theo nghiên cứu đến từ NASA, màu xanh của lá cỏ lan chi giúp tăng thêm 20% trí nhớ cho con người. Còn hỗ trợ tăng 10% hiệu quả công việc mỗi ngày.
Và công dụng không thể bỏ qua của loài cỏ này, đó chính là giúp trang trí không gian thêm mát mẻ và tươi tắn hơn. Sắc xanh giúp mọi thứ tràn đầy năng lượng và mang nhiều hy vọng hơn.
Chính những công dụng ấy mà cỏ lan chi được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Họ thường mang trưng bày ở không gian phòng ngủ, nơi làm việc. Hoặc có thể là trên bàn ăn hoặc kệ, quầy thanh toán ở nhà hàng, khách sạn.
Cách trồng và chăm sóc cỏ lan chi tại nhà
Cách nhân giống
Phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay để nhân giống cỏ lan chi chính là phương pháp tách gốc. Cách này thì vừa đơn giản lại mang đến hiệu quả cao.
Thường người ta sẽ thực hiện việc tách gốc này vào mùa xuân. Đây là khoảng thời gian mát mẻ, thời kỳ của lộc cành đâm chồi nảy nở. Để mang lại hiệu quả, nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt, có gốc phân nhiều nhánh. Cứ một cây mẹ thì trung bình 3 năm sẽ có thể tách gốc được 1 lần.
Việc tách gốc này không hề khó, chỉ cần bạn lưu ý và tỉ mỉ là được. Đảm bảo khi tác gốc, mỗi cụm phải có ít nhất 5 gốc nhánh đang nối với nhau.
Sau khi chuẩn bị một chậu chứa đất và đá trộn chung với xơ dừa, cát thì đặt từ rừ cỏ vào chậu. Cuối cùng mang chậu đặt ở vị trí thoáng mát. Không chiếu trực tiếp ánh nắng mặt trời vào. Mỗi ngày nên tưới cho cây 2 lần nước, để cây có thể đầy đủ năng lượng phát triển.
Cách trồng loài cỏ lan chi
Để trồng được cỏ lan chi, việc chuẩn bị đất trồng là khâu không thể bỏ qua. Như đã đề cập phía trên, muốn cỏ lan chi sinh trưởng và phát triển tốt thì đất trồng phải chứa nhiều dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt. Để làm được điều đó phải chọn đất mùn, nhiều dinh dưỡng và đô PH đạt 6-7,5 độ. Nên trộn thêm các xơ dừa, tro trấu, và phân chuồng vào với đất. Để vừa tăng độ dinh dưỡng và hỗ trợ cho việc thoát nước.
Sau khi có một chậu đất hoàn hảo thì quy trình trồng cỏ lan chi đúng cách, bạn cũng không thể bỏ qua. Nếu muốn bạn có thể đặt cây trồng trong chậu hoặc trồng trực tiếp ở đất sân vườn đều được. Nhớ đặt cây thật chắc ở giữa chậu hoặc hố trồng. Sau đó nén chặt đất để cố định cây không bị đổ, ngã. Cuối cùng là tưới nước thật đẫm để cây có thể tiếp đất và sinh trưởng trong môi trường mới.

Kỹ thuật chăm sóc cỏ lan chi
Chăm sóc là yếu tố quyết định để bất kỳ loại cây nào có thể tươi tốt, phát triển mạnh mẽ. Dưới đây là những điều kiện, bạn cần quan tâm khi chăm sóc loài cỏ lan chi.
Ánh sáng
Là loại cây thường xanh, ưa bóng râm nên rất dễ bị héo, cháy khi tiếp xúc trực tiếp với nắng. Nên không được để cây chịu tác động cực gắt của ánh sáng mặt trời.
Nhiệt độ
Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất để cỏ lan chi phát triển nằm độ khoảng 17-25 độ C. Khi nhiệt độ hạ thấp, bạn có thể sử dụng ánh sáng đèn điện để tăng nhiệt độ lên. Còn trường hợp thời tiết tăng nhiệt độ lên cao, có thể dùng hệ thống phun sương hoặc che chắn để đảm bảo nhiệt độ an toàn cho cây.
Cách tưới nước
Nên tưới nước 1 lần trên một ngày cho cây. Như vậy mới cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, đảm bảo nước tưới phải sạch, không ô nhiễm, hay chứa bệnh tật.
Phân bón
2 tuần/1 lần, bạn nên bón phần chuồng ủ mục quanh gốc cây. Có thể bón thêm một ít phân đạm mỗi khi cây có dấu hiệu ra hoa. Để hoa lâu tàn và tươi tắn hơn. Việc bón phân cho cỏ lan chi không quá cầu kỳ và tốn nhiều công sức. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua công đoạn này, nó sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây.
Cắt tỉa cho cỏ dại làm hại cây
Đây là công đoạn đảm bảo nét thẩm mỹ cho cây. Cứ 2 tháng thì bạn nên cắt tỉa 1 lần. Như vậy sẽ giúp loại bỏ những lá vàng úa, sâu bệnh,… giữ lại màu sắc xanh tươi cho không gian. Và như vậy cũng hạn chế sâu bệnh lây lan cho toàn bộ cây.
Các loại bệnh thường gặp với cỏ lan chi
Việc chăm sóc không đúng cách hoặc thời tiết, khi hậu thay đổi thất thường rất dễ gây ra nhiều loại bệnh cho cỏ lan chi. Dưới đây là 2 loại bệnh thường gặp nhất, bạn cần lưu ý:
Bệnh héo lá, gốc cỏ bị mốc trắng
Đây chính là dấu hiệu của việc để cây bị ngập úng, cơ chế thoát nước của đất có vấn đề. Với điều kiện như vậy, các loại nấm mốc phát triển rất nhanh.
Để giải quyết được tình hình này, bạn cần cải tạo lại đất. Đồng thời có thể sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật mang tên Quintozene. Hoặc cũng có thể dùng tro bếp khắc phục ngay hậu quả. Tình trạng này càng kéo dài thì cây sẽ không trụ nổi và có thể chết úng ngay sau đó.
Bệnh than trên cỏ lan chi
Bệnh này xuất hiện khi chất dinh dưỡng nuôi cây không đủ. Đồng thời độ ẩm cung cấp chưa phù hợp. Để giải quyết được căn bệnh này, cần nhanh chóng bổ sung dinh dưỡng và độ ẩm cho cỏ. Cùng với đó, bạn nên kết hợp sử dụng dung dịch Topsin – M 50%, đem pha loãng với nước. Sau đó mang tưới cho cây độ 2 tháng/lần. Như vậy cây mới nhanh chóng phục hồi và tươi tốt trở lại.
Bất kỳ loài cây nào, muốn cây tươi tốt, sinh trưởng bình thường, bạn phải quan tâm và chú ý thường xuyên. Nếu cây có bất kỳ biểu hiện nào lạ, phải nhanh chóng kiểm tra và khắc phục. Có như vậy mới đảm bảo cho chất lượng cây như mình mong muốn.

Tổng kết về giống cỏ lan chi
Với những chia sẻ chi tiết về loài cỏ lan chi ở bài viết trên. Hy vọng rằng tất cả mọi người đã hiểu hết được ý nghĩa, đặc điểm cũng như cách trồng và chăm sóc cỏ lan chi. Nếu muốn tận hưởng những ý nghĩa tuyệt vời mà loài cỏ này mang lại. Đừng chần chừ, hãy trồng ngay một cây trong nhà, nơi làm việc.. để thỏa sức với những điều tuyệt vời mà cỏ lan chi mang đến. Chúc các bạn thành công!