Cây tràm hay còn gọi là chè cay, chè đồng, khuynh diệp… Loài cây này có nguồn gốc từ Úc, tên khoa học là Melaleuca cajuputi, thuộc họ Đào kim nương… Ở Việt Nam tràm phân bố rải rác khắp 3 miền đất nước, tập trung nhiều ở khu vực đồi núi Bình Trị Thiên và vùng ngập nước Nam Bộ.
Cây tràm tiếng anh là gì
Cây tràm tiếng Anh là Cajuput. Ngoài ra một số loại tràm khác có tên tiếng Anh bạn nên biết như : Cây tràm gió tiếng anh là Melaleuca quinquenervia. Cây tràm liễu tiếng anh là Callistemon citrinus. Cây tràm keo hay còn gọi là tràm bông vàng tiếng anh là Acacia auriculiformis. Cây tràm trà tiếng anh là Melaleuca alternifolia. Cây cừ tràm hay còn gọi là gỗ tràm tiếng anh là gì Melaleuca wood.
Đặc điểm giống Cây tràm
Tràm là loài cây thân gỗ có chiều cao trung bình từ 5 – 20m. Thân cây thẳng vút lên cao hoặc cong tùy vào vùng khí hậu nơi cây đang sống. Ở nước ta, tràm ở khu ngập mặn Nam Bộ sẽ có thân thẳng và nhỏ. Rừng tràm ngập mặn mọc tự nhiên và san sát nhau với diện tích lên đến hàng trăm ngàn hecta.
Còn ở khu vực đồng bằng, cây tràm sẽ phát triển với đường kính thân khá lớn và phân rất nhiều nhánh, tán rộng và dày. Ở khu vực đồi núi, cây tràm sẽ nhỏvà khẳng khiu trông giống như những cây bụi.Tuy nhiên tràm ở đồi núi sẽ cho chất lượng tinh dầu cao hơn hẳn những khu vực khác.
Vỏ cây tràm khá giống với cây bạch đàn. Lúc nhỏ cây sẽ có vỏ màu trắng xám và trơn mịn. Lớn lên vỏ cây sẽ chuyển sang màu nâu xám và sần sùi hơn. Vỏ cây thường bị bong ra theo từng lớp hoặc nứt nẻ thành những rãnh trên dọc thân cây.
Lá cây tràm xanh tốt quanh năm. Khi còn non lá sẽ có màu xanh nhạt và có lông trên bền mặt. Đến khi lá trưởng thành và già sẽ chuyển sang màu xanh đậm. Lá đơn mọc so le dọc theo cành. Lá tràm có rất nhiều hình dạng có thể là dài như hình mác hoặc hình trái xoan, hình kim…
Tìm hiểu về các loại cây tràm và cách phân biệt
Mùa hoa tràm thường diễn ra từ tháng 3 – 6 hàng năm. Hoa tràm mọc thành từng chùm dài hình ngón tay. Trên mỗi chùm đó có vô số những bông hoa li ti. Màu sắc của hoa tràm thường là màu vàng, màu trắng…
Quả tràm có hình cầu hoặc bán cầu. Khi chín sẽ nứt ra thành 3 cánh xoắn lại với nhau. Trong mỗi quả lại có vô số hạt tràm nhỏ.
Phân loại cây tràm
Melaleuca cajuputi thực chất là một loại nằm trong chi Tràm. Ở nước ta, người ta phân chia thành một số loại phổ biến nhất:
Tràm đồi
Loại này phân bố rất nhiều ở khu vực đồi núi Bình Trị Thiên. Trong dân gian người ta hay gọi cây này là tràm gió. Đặc điểm của tràm đồi là cây mọc thấp trông như cây bụi, lá to, nhiều nhánh. Hàm lượng tinh dầu và các thành phần hóa học trong cây tràm đồi rất cao.
Tràm cừ (hay còn goi là tràm nước)
Tràm cừ có đặc điểm là lá nhỏ, thân thẳng và cao. Cây mọc tự nhiên san sát nhau ở các vùng nước ngập mặn Nam Bộ. Những rừng tràm tự nhiên tập trung ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau với diện tích lên đến hàng trăm ngàn hecta. Tràm cừ có lượng tinh dầu thấp hơn nhiều so với tràm đồi.
Cây tràm liễu
Đặc điểm của loài này là lá nhỏ hình kim. Thân cây màu nâu đỏ và có hoa cũng màu đỏ. Các cành cây thường có xu hướng mọc cong rũ xuống trông rất đẹp. Chính bởi vậy cây thường được trồng làm dọc bờ hồ, con đường để làm đẹp cho cảnh quan.
Tràm hoa vàng
Đây là loại tràm có thân cao lớn. Cây xuất hiện nhiều ở vùng núi và có tán lá rộng, nhiều cành con. Qủa nó dạng dài màu đen và xoắn ốc.
…
Sự phân bố của các loại tràm
Trên thế giới cây tràm tập trung chủ yếu ở Úc, Papua New Guinea, một vài quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia và Trung Quốc…
Ở Việt Nam, tràm tập trung ở khu vực các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Ngoài ra chúng còn phân bố rải rác ở một vài tỉnh khu vực đồi núi phía Bắc, duyên hải miền Trung…
Thành phần hoá học trong cây tràm
Lá tràm là bộ phận tập trung nhiều tinh dầu tràm nhất. Trong lá tràm đồi chứa 1,8-cineol là thành phần chính (chiếm 46,0-72%), α¬terpineol (14,03-15,31%) limonen (3,69-3,98%), linalool (2,84-4,17%), α-pinen (0,90-1,24%) và ρ-cymen (0,90%)…
Hàm lượng các chất trong lá tràm cừ ở mức thấp hơn so với tràm đồi cụ thể như sau: hàm lượng 1,8-cineol chiếm (1,43-9,49%), các thành phần còn lại gồm α-pinen (13,82-14,5%), ρ-cymen (8,98-9,59%), limonen (1,7%), α¬terpinen (1,78-1,80%) và linalool (0,44-0,50%)…
Công dụng của cây tràm trong đời sống
+ Tràm có thể sử dụng làm gỗ trong xây dựng nhà cửa, ván đóng thuyền và chế tác thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gỗ.
+ Các rừng tràm nguyên sinh dọc cửa sông, cửa lạch có vai trò quan trọng trong việc giữ đất, chống xói mòn, sạt lở và ngăn nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
+ Với lượng tinh dầu chứa trong lá khá cao có thể chiết xuất lấy tinh dầu sử dụng trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cho con người.
Tác dụng của tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có tác dụng trị mụn và làm đẹp da. Với những thành phần tự nhiên sẽ giúp chị em có làn da mịn màng, căng bóng hơn và đẩy lùi các vấn đề mụn, tàn nhang, lão hóa…
Tinh dầu tràm cũng có tác dụng trong việc dưỡng tóc rất tốt. Sử dụng một lượng tinh dầu để ủ tóc khoảng 2 lần mỗi tuần sẽ làm cho tóc của chúng ta bóng mượt và chắc khỏe hơn. Ngoải ra tinh dầu tràm còn kích thích mọc tóc, rất thích hợp cho những ai bị rụng tóc.
Tinh dầu tràm chữa ho và cảm lạnh rất tốt đặc biệt với trẻ nhỏ. Chỉ cần nhỏ vài giọt dầu tràm vào nước và tắm cho bé sẽ giúp cơ thể bé ấm và không bị nhiễm lạnh. Buổi tối hoặc trước khi ra ngoài cũng có thể bôi một ít dầu tràm vào 2 bên thái dương, dưới bụng, dưới lòng bàn chân sẽ có tác dụng giữ ấm cơ thể và tránh gió.
Một số tác dụng của tinh dầu từ cây tràm
Khi bị muỗi đốt hãy dùng dầu tràm bôi lên vết đốt. Một lúc sau đó sẽ giảm sưng và giảm đau rất nhanh. Ngoài ra để phòng tránh bị muỗi đốt thì bạn có thể tắm bằng nước pha dầu tràm hoặc xoa dầu tràm lên cơ thể khi đi buổi tối hoặc vào rừng….
Dùng tinh dầu tràm xoa bóp lên chỗ bị đau nhức sẽ cho tác dụng rất tốt. Khi bị đau nhức xương khớp, nhức mỏi thì hãy dùng dầu tràm xoa và mát xa chỗ bị đau đó.
Chữa sổ mũi, ngạt mũi: Khi bị ngạt mũi hãy lấy dầu tràm xoa ngay đầu mũi và hít sâu vào. Mùi thơm nồng của loại dầu này sẽ làm cho đường thở của chúng ta thông thoáng và dễ chịu hơn.
Ngoài ra có thể dùng tinh dầu tràm để xông nhà giúp căn phòng của chúng ta thông thoáng. Diệt khuẩn và có mùi thơm vô cùng dễ chịu.
Giá cừ tràm mới nhất 2020 trên thị trường
Ngoài chiết xuất làm tinh dầu có nhiều công dụng cho sức khỏe. Gỗ cừ tràm còn được sử dụng làm cọc cừ giúp gia cố nền móng nhà, bờ kè, kênh mương.. Những nơi có địa thế không tốt sẽ được đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số thông tin về giá các loại cừ tràm mà WikiHow Việt Nam khảo sát nắm bắt.
Loại cừ tràm | Đơn vị | Quy cách | Đơn Giá | ||
Gốc | Ngọn | Dài | |||
(cm) | (cm) | (m) | |||
Cừ tràm gốc 10 -12 cm | |||||
Giá Cừ tràm | Cây | D>=10 | d>=4.0 | 4.2 – 4.3 | 30.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=10 | d>=4.0 | 3.7 – 3.8 | 35.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=10 | d>=5.0 | 3.7 – 3.8 | 48.000 đ |
Cừ tràm gốc 8 -10 cm | |||||
Giá Cừ tràm | Cây | D>=8 | d>=3.5 | 4.5 | 38.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=8 | d>=3.2 | 4.5 | 36.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=8 | d>=3.6 | 4.2 – 4.3 | 36.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=8 | d>=3.6 | 4 | 30.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=8 | d>=3.2 | 4 | 28.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=8 | d>=3.3 | 3.7 – 3.8 | 28.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=8 | d>=3.0 | 3.7 – 3.8 | 25.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=8 | d>=3.5 | 3.0 | 24.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=8 | d>=3.5 | 2.7 – 2.8 | 22.000 đ |
Cừ tràm gốc 6 -8 cm | |||||
Giá Cừ tràm | Cây | D>=6 | d>=3.0 | 3.5 – 3.6 | 19.000 đ |
Giá Cừ tràm | Cây | D>=6 | d>=3.0 | 2.6 – 2.7 | 16.000 đ |
Trên đây chỉ là giá cừ tram tham khảo so sánh với giá thị trường khi mua. Nhu cầu tăng giảm cũng như số lượng cừ tràm, quá trình thương lượng của người mua và người bán để có được giá tốt. Hiện nay thị trường cũng có rất nhiều đơn vị quảng cáo rầm rộ nhưng chất lượng cừ thường không đạt chất lượng. Quý khách hàng khi mua cần lưu ý để không tiền mất tật mang.