Cây thủy sinh là gì – Top 8 các loại cây thủy sinh dễ trồng nhất

Cây thủy sinh là một trong các loại cây được nhiều người yêu thích nhất hiện nay. Tại Việt Nam, cây thủy sinh được nhiều người lựa chọn để làm cây cảnh để bàn. Nó cũng trở thành thú vui của nhiều người có đam mê, yêu thích cây cảnh.

Cây được dùng để trang trí sân vườn, nhà cửa, bể cá,… Tất cả tạo nên một khung cảnh hòa mình cũng thiên nhiên vô cùng trong lành và mát mẻ. Tuy nhiên, không phải ai yêu thích cũng hiểu đúng và đầy đủ về loài cây này.

Bài viết hôm nay WikiHow Việt Nam chia sẻ cho quý bạn đọc top 8 loại cây thủy sinh dễ trồng nhất. Và đương nhiên kèm theo đó là bí quyết, kinh nghiệm, cách trồng cây thủy sinh tại nhà. Nào cùng tìm hiểu tất tần tật về cây thủy sinh ngay sau đây nhé!

Cây thủy sinh là cây như thế nào
Cây thủy sinh là cây như thế nào

Giới thiệu chung về cây thủy sinh

Cây thủy sinh là gì

Đây là loài cây được trồng dưới nước, kể cả nước mặn hay nước ngọt đều được, tùy vào loại cây. Nó có khả năng sinh trưởng và phát triển trong môi trường đất ẩm và ngập nước như vậy.

Cây thủy sinh có thể sống hoàn toàn trong nước như các loài tảo biển. Hoặc sống một phần trong nước hay sống trong môi trường bùn lầy như hoa sen, hoa súng.

Ngoài ra cây thủy sinh còn được xem là nhân tố quan trọng trong quá trình cải thiện chất lượng nước và hạn chế sự sinh sôi của rong rêu. Bởi nó có khả năng hấp thụ khí amoniac trong nước, sau đó nhả khí CO2 và oxy để nuôi dưỡng bể thủy sinh. Nhiều người còn cho rằng, cây thủy sinh là một “cỗ máy” làm việc không biết mệt mỏi. Giúp mang lại môi trường sống xanh cho tất cả mọi người.

Những ưu điểm của cây thủy sinh

Cây thủy sinh cực kỳ dễ chăm sóc, khả năng sống cao. Không phải tưới nước cho cây bởi nó đã sống trong môi trường đó và nó hút nước trực tiếp từ bình thủy sinh. Rồi cũng tự mình điều tiết nước theo nhu cầu bản thân chứ không cần sự can thiệp của bất kỳ ai.

Cây được trồng trong nước nên không chứa bụi bẩn hay mùi hôi. Và đặc biệt có thể vệ sinh nhanh chóng bằng cách lau lá của nó.

Hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề sâu bọ, mầm bệnh từ nguồn đất. Rễ cây thủy sinh có thể tự hấp thụ tất cả dinh dưỡng có trong nước.

Cây thủy sinh để bàn đẹp
Cây thủy sinh để bàn đẹp

Có thể nói cây thủy sinh chính là lựa chọn cực kỳ hoàn hảo đối với các bạn nhân viên văn phòng. Nó giúp chúng ta có thể biến phòng làm việc hoặc căn nhà của bạn trở nên xanh và mát mẻ hơn. Không còn là những căn phòng nhạt nhòa, bí bách thay vào đó là một không gian dễ chịu, thoải mái. Bởi cây thủy sinh sống trong môi trường nước và rất phù hợp với những căn phòng mặt trời không tới cửa. Như đã kể nó cực kỳ dễ chăm sóc và dễ thương nên việc nhiều người yêu thích và lựa chọn là điều hiển nhiên.

Các loại cây thủy sinh dễ trồng nhất

Tại sao lại có sự phân biệt cây thủy sinh dễ trồng và khó trồng ? Theo admin thì mỗi loại cây thủy sinh đều có đặc điểm khác nhau, nếu hiểu rõ chúng ta sẽ có cách trồng đúng. Trồng cây sẽ phát triển tốt, và ngược lại sẽ cảm thấy khó trồng nếu bạn không có kinh nghiệm. Sau đây là một số loại cây thủy sinh ưa trồng nhất hiện nay.

Cây cỏ đồng tiền

Với giới yêu thích cây cỏ hoa lá.. có lẻ cỏ đồng tiền không còn xa lạ gì. Có thể nói đây là một loại cây cực kỳ quen thuộc với người Việt Nam. Cỏ đồng tiền nó có tên gọi khác đó chính là rau má. Không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và làm đẹp, cây rau má còn là vật phẩm trang trí vô cùng tuyệt vời.

Hình Cây cỏ đồng tiền
Hình Cây cỏ đồng tiền

Cách trồng cây này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt một nhúm rau má vào một bình thủy tinh. Nên chọn các loại bình kiểu đẹp xấu gì tùy bạn nhé, kết hợp với nước sạch.. Sau một thời gian thì chúng sẽ tự đâm chồi, nảy nở. Bản chất rau má sinh trưởng rất mạnh nên nó phân nhánh nhanh và đơn giản. Chỉ như vậy là bạn đã có một chậu cây thủy sinh đáng yêu và tươi mát.

Cây kim tiền

Nhắc đến cây kim tiền thì chắc chắn những ai đã và đang làm kinh doanh, văn phòng.. đều biết tên tuổi của loài cây này. Đây là loài cây được trồng nhiều trong các văn phòng làm việc. Bởi cái tên của nó là kim tiền chính là mang lại nhiều tài lộc và tiền bạc cho người làm ăn. Không những thế dáng cây thẳng đứng, bóng cây tỏa màu xanh ngọc hiện lên sự giàu sang, phú quý. Tổng thể cây toát lên sự may mắn và sự tươi sáng cho người sở hữu.

Cách trồng và chăm sóc cây kim tiền để bàn cũng khá đơn giản. Chỉ cần để một nhánh cây kim tiền vào chậu nước, sau 2 tuần bạn sẽ thấy điều kỳ diệu. Cây sẽ phát triển tươi tốt, lá cây sáng chói cả văn phòng của bạn. Nếu chưa có hãy nhanh tay chuẩn bị ngay đi nhé.

Cây kim tiền
Cây kim tiền

Bạn có thể xem chi tiết về Cây Kim Tiền – Cây Kim Tiền hợp mệnh gì, Giá bao nhiêu

Cây trúc phú quý

Trúc phú quý mang nhiều ý nghĩa may mắn, mang đến tài lộc cho gia chủ. Các nghệ nhân ngày nay đã tạo ra nhiều hình dáng cho loài cây này, để tăng thêm vận tài cho người sở hữu. Nó thường là món quà mà nhiều người vẫn tặng nhau vào dịp lễ tết. Món quà này mang đầy ấp ý nghĩa của người tặng, chính vì thế mà người nhận sẽ rất hạnh phúc và trân quý những món quà như vậy.

Trồng trúc phú quý cũng không có gì khó khăn. Chỉ cần cắm cây vào một bình nước thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ, tốt tươi. Nó sẽ không cần phân bón hay bổ trợ thêm chất dinh dưỡng nào.

Bạn nên xem chi tiết Cây Phú Quý có độc không ? Hợp với mệnh gì tuổi gì

Dây thường xuân

Một loại cây có nguồn gốc từ Tây Á với tên gọi khoa học là Hedera Helix. Thường xuân cố thể mộc ở bờ dốc đá cao khoảng 20-30 m. Vì thế bạn có thể bắt gặp nó ở các bức tường hay hàng rào trang trí nhà cửa.

Với khả năng hấp thụ các chất độc hại, chất khí ngột ngạt. Nó sẽ trả lại cho gia chủ bầu không gian thoải mái, thoáng mát. Khi đặt trên bàn làm việc cây thường xuân trườn nhẹ nhàng ra xung quanh chậu tạo nên những nét nghệ thuật say đắm lòng người. Không vì thế mà loài cây này yếu đuối, nó sống vô cùng mạnh mẽ. Bạn chỉ cần cho nó vào nước thì thường xuân sẽ tự mình vực dậy và sống tươi tốt.

Dây thường xuân là một trong những loại thủy sinh đẹp nhất
Dây thường xuân là một trong những loại thủy sinh dễ trồng nhất

Cây tiên ông

Một cái tên thật thánh thiện và dễ chịu đúng không nào? Đây là cây thuộc họ măng tây, sống lâu năm và phát triền từ củ. Nhìn nó giống như những củ hành tây với các lớp rễ rất đẹp. Nhiều người lựa chọn nó để trang trí trong nhà.

Khi trồng cây trong nước nó sẽ tạo nên bộ rễ trắng như râu của tiên ông, rất đẹp. Những bông hoa tiên ông đa dạng màu sắc cuốn hút. Nó mọc quanh tạo nên một trụ hoa hình tháo khoảng 20-25cm. Góp phần tạo nên nét nhẹ nhàng, tao nhã cho không gian.

Cây dây nhện

Cậy dây nhện được đánh giá là khó trồng nhất trong những cây vừa được giới thiệu. Nhưng vẫn nhiều người chọn nó bởi nét đẹp nhẹ nhàng, không phô trương .

Đây là loại cây thân cỏ, lá phát triển và mọc tỏa ra nhiều nhánh thành chùm. Khi quan sát bạn sẽ thấy nó như một dây nhện đang giăng. Cây có khả năng hấp thụ độc tố, ô nhiễm, rất thích hợp để trưng bày đảm bảo thanh lọc không khí.

Cây buồm trắng

Với những cánh hoa trắng tinh khôi vô cùng đài cát, toàn bộ tỏa ra sự tinh khiết như thiếu nữ đôi mươi. Với khả năng hút được các bức xạ xấu xa từ các thiết bị điện tử, giúp bảo vệ sức khỏe mọi người.

Cây buồm trắng còn có tên gọi là lan ý hoặc huệ hòa bình, với hương thom nhẹ nhành dễ chịu. Với nét đẹp nhẹ nhàng đem lại ý nghĩa may mắn. Cây cũng nằm trong top ưa chuộng của nhiều dân chơi cảnh.

Cây rất dễ sống trong môi trường mát mẻ của mấy lạnh. Không cần bỏ thời gian, công sức ra chăm sóc bạn cũng sẽ có thể sở hữu một cây buồm trắng đầy sức hút.

Cây buồm trắng
Cây buồm trắng thủy sinh

Cây trầu bà

Trầu bà với đa dạng màu sắc và chủng loại để bạn lựa chọn. Với ý nghĩa mang nhiều may mắn và thành đạt cho gia chủ. Theo ngũ hành tương sinh, cây phù hợp với những người mạng thổ, mạng hỏa.

Cây trầu bà còn đảm nhiệm vai trò hút đi các độc tố từ thiết bị điện tử. Mùi trong sơn, gỗ tường hay quấn áo mới. Đem lại cho cả ngôi nhà bạn một không gian trên cả tuyệt vời.

Top 5 loại cây thủy sinh không cần đất nền

Đối với nhiều bạn muốn trồng thủy sinh không cần đất nền thì có thể tham khảo một số loại cây sau.

Rong đuôi chồn một trong những loại cây thủy sinh không cần đất

Rong đuôi chồn còn có tên gọi khác đó chính là Egeria Densa. Loại cây này hiện nay khá phổ biến trên các group, cộng đồng cây cảnh. Rong đuôi chồn là loại cây thủy sinh không cần đất nên chúng rất dễ sống. Với những ai muốn cây nhanh hát triển thì nên chọn ngay rong đuôi chồn nhé. Dù vậy chúng lại có kích thước tương đối lớn, bạn phải chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên…

Hình rong đuôi chồn
Hình rong đuôi chồn

Bèo vẩy ốc cây thủy sinh không cần đất dễ sống

Bèo vẩy ốc là loại cây thủy sinh có tên trong sách khoa học là Salvinia Natans. Chúng thuộc họ Bèo Ong (Salviniaceae). Loại bèo này thường thấy trong các ao đầm hoặc ở các bể cá cảnh.

Mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy bèo vẩy ốc không có thân, sống thủy sinh. Rễ của chúng tạo thành một chùm mềm mại và nổi trên mặt nước. Lá bèo vẩy ốc gồm hai lá phụ dính nhau, lá chúng có màu xanh mịn không thấm nước.

Rau má dù

Loại rau má này được tìm thấy tại một số quốc gia, khu vực nóng ẩm như Nam Mỹ. Chúng ta có thể thấy rau má dù mọc thành bụi từ các vùng khô cằn, đến vùng ngập nước. Chính vì vậy rau má dù được xem là một trong những loại cây thủy sinh không cần đất nền.

Hình Rau má dù
Hình Rau má dù

Loại rau má này có kích thước tương đối nhỏ, chỉ cao khoản 2- 3 cm, mọc thành bụi. Chúng phát triển khá chậm,tuy nhiên một mẹo hay cho bạn nào yêu thích loại cây thủy sinh này đó chính là ánh sáng. Nếu cung cấp cho cây ánh sáng mạnh thì cây sẽ càng thấp bé, tốc độ lan ra của chúng sẽ càng nhanh.

Tảo cầu cây thủy sinh không cần đất nền dễ trồng

Tảo Cầu ở mỗi địa phương khác nhau có tên gọi khác nhau, một số nơi gọi là Marimo, bóng hồ, bóng rong biển. Theo một số tài liệu cho biết, chúng xuất hiện ở bán cầu Bắc. Tảo cầu có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Đúng như tên gọi, chúng không cần đất nền cũng có thể sống. Theo đó Tảo cầu có thể sống trên đá, hay sống trôi nổi tự do..

Rêu Java

Loại rêu này được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á, thường được sử dụng trong các loại bể nuôi cá nước ngọt. Có thể nói rêu java là loại cây thủy sinh khá dễ chăm sóc.

Kỹ thuật trồng cây thủy sinh

Để bổ trợ thêm cho các bạn kiến thức khi trồng và chăm sóc cây thủy sinh như thế nào ?  Tất cả sẽ được giải thích kỹ càng để mọi người có thể áp dụng tốt nhất. Để biến căn nhà và nơi làm việc của bạn trở nên có sức sống và tươi đẹp hơn.

Lưu ý về ánh sáng

Đây có thể xem là nhân tố quyết định loại cây bạn sẽ trồng là gì. Từ đó mới quyết định được vị trí đặt để chúng phù hợp. Đối với ánh sáng ở vùng trung tâm sẽ mạnh hơn vùng ánh sáng ngoài rìa bể. Cũng như ảnh sáng gần mặt nước mạnh hơn với vùng sát dưới nền và ánh sáng phía sau và trước bể sẽ phụ thuộc vào vị trí đặt đèn.

Những loài cây thủy sinh nào sinh trưởng nhanh và cần ánh sáng mạnh thì nên đặt ở khu vực nhiều ánh sáng và ngược lại. Chỉ khi đặt đúng điều kiện cây mong muốn thì nó mới xanh tốt và phát huy hết hiệu quả được.

Dinh dưỡng để cây thủy sinh phát triển

Dinh dưỡng sẽ bị kém đi sau khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng. Nếu muốn cây tiếp tục phát triển nhanh thì có thể thêm phân vào nước để cây tiếp tục hấp thụ dưỡng chất. Mỗi loại cây thủy sinh khác nhau sẽ đồi hỏi mức độ dinh dưỡng cũng như môi trường khác nhau. Hãy trồng những loại cây phù hợp nhất cho điều kiện hiện có của bạn.

Nồng độ CO2 cho cây thủy sinh

Nồng độ CO2 sẽ giúp duy trì sự ổn định độ ph và độ cứng của nước. Nhiều CO2 thì nước càng mềm, điều đó làm cho cây càng thích thú.

Nếu thiếu CO2 cây sẽ không phát triển mạnh mẽ và không phát huy hết khả năng của mình. Còn đối với thừa CO2 thì sẽ khiến cá và sinh vật trong bể không đủ oxy để hô hấp. Vì thế phải điều chỉnh liều lượng CO2 phù hợp nhất có thể.

Thay nước cho cây thủy sinh

Khoảng 2 tuần bạn nên thay nước cho chậu cây 1 lần, còn với bể cá thì 1 tháng 1 lần. Khi thay chỉ nên thay khoảng 50% lượng nước có trước đó. Đảm bảo nguồn nước thay là sạch và chất lượng. Lưu ý nước thay vào phải có cùng nhiệt độ với nước đã có trong hồ.

Không được dùng nước máy, nước bẩn chưa qua xử lý. Đấy chính là nguyên nhân giết hại sinh vậy cũng như cá có trong hồ.

Những lưu ý nên nhớ khi trồng cây thủy sinh

Có thể trộn ít đất sét với cát để tạo nền ở dưới đấy hồ, giống như nơi dính cây thủy sinh vào. Còn với đá, sỏi hay cát cho vào bể phải đảm bảo sạch không gây ô nhiễm nguồn nước.

Hãy thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện cây bị vàng và rụng lá thì biết đó là do cây thiếu ánh sáng. Di chuyển để cây hấp thụ được lượng ánh sáng cần thiết, giúp cây trao đổi chất tốt hơn.

Với trường hợp rễ cây bị nấm mốc thì các bạn có thể dùng vôi để rửa sạch đất, mốc còn bám do mới chuyển cây vào. Những cây đã mọc thành bụi, nếu muốn trồng dễ dàng phải tách nhỏ nó ra.

Cây thủy sinh là loại không quá khó trồng và chăm sóc. Chỉ cần bạn chú ý một xíu về các tiêu chí đã chia sẻ phía trên là có thể sở hữu nó ngay. Tùy vào mục đích cũng như điều kiện của mình mà bạn có thể chọn một loại cây thủy sinh phù hợp nhất. Nó sẽ là ý tưởng tuyệt hơn bao giờ hết, sẽ giúp cho căn phòng của bạn không còn nhàm chán nữa. Thay vào đó là nơi của tràn đầy nhựa sống, tràn đầy năng lượng.

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc các loại cây thủy sinh dễ trồng cũng như cây thủy sinh không cần đất nền. Ngoài ra một số kinh nghiệm, kỹ thuật,cách trồng cây thủy sinh đơn giản. Hy vọng bài viết sẽ có nhiều thông tin hữu ích cho các bạn yêu thích cây thủy sinh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *