Ở một nước có nền nông nghiệp phát triển như Việt Nam ta thì các loại giống cây trồng mang lại tiềm năng kinh tế cao và kĩ thuật canh tác chúng luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân. Ngoài các loại cây trồng truyền thống như lúa, cà phê, cây ăn quả,… thì các viện nghiên cứu cũng đưa thêm nhiều giống cây trồng triển vọng về Việt Nam nhằm giúp đỡ người dân có thể canh tác, phát triển kinh tế tốt hơn.
Nói đến đây phải nhắc đến một loại cây khá có tiềm năng và đã bắt đầu có diện tích trồng được tăng nhanh ở nước ta đó là cây sachi. Với điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cũng như những lợi ích mà nó mang lại thì trong tương lai cây sachi chắc hẳn sẽ còn được nhân rộng hơn ở Việt Nam.
Vậy cây sachi là cây gì ? Kĩ thuật trồng cây sachi như thế nào để cây phát triển tốt ? Lợi ích của hạt cây sachi mang lại như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu về sachi cũng như tác dụng của cây sachi là gì nhé.

Giới thiệu chung về cây sachi
Cây sachi là gì
Cây sachi có xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, tên khoa học của nó là Plukenetia. Tên sachi được viết tắt của tên gốc sacha inchi, ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác như đậu núi inca, lạc inca,…
Cây sachi thuộc họ thầu dầu, dạng thân dây leo. Tuổi thọ của cây sachi cao, lên tới khoảng 20 năm nếu chăm sóc tốt và cho thu hoạch hạt quanh năm.
Hình dạng bên ngoài của cây, quả và hạt sachi
Cây sachi có thân chính quấn lấy cây trụ, mọc lớn dần phân thành nhiều cành ngang.
Lá cây co, hình trái tim, có lông ít, mép lá có hình răng cưa, lá non thì đuôi lá nhọn.
Hoa cây sachi mọc ở nách lá, có dạng chùm, mỗi chùm có khoảng 1-2 hoa cái, 15-20 hoa đực, hoa cái lớn nằm ở sát cuống, hoa đực nhỏ hơn nằm ở trên hoa cái.
Quả sachi có hình nang dài, quả non có màu xanh, vỏ bóng, khi quả già chuyển thành màu đen nâu. Mỗi quả có khoảng 4-8 khoang, trong mỗi khoang chứa một hạt.
Hạt sachi dẹp, vỏ cứng.
Khu vực phân bố cây sachi
Cây sachi hiện nay được trồng nhiều ở khu vực Nam Mỹ và Đông Nam Á (nhiều nhất là Việt Nam và Thái Lan).
Ở Việt Nam cây sachi phân bố rộng rãi ở các vùng cao nguyên, vùng núi, các vùng đất xám, đất cát, đất thịt nhẹ hay đất đỏ bazan. Như vậy có thể thấy cây sachi là một loại cây dễ dàng thích nghi với nhiều điều kiện thổ nhưỡng khác nhau.

Kĩ thuật trồng cây sachi
Chuẩn bị đất trồng
Với cây sachi yêu cầu về thổ nhưỡng không quá khó khăn, đất chỉ cần có độ PH trung tính từ 5.0 – 7.0, giàu mùn là được.
Đất phải được cày xới cho xốp, bằng phẳng. Cây sachi có thể chịu úng tốt nhưng nếu thời gian ngập úng kéo dài thì cây cũng không thể sống được, vì vậy có cần phải làm sao cho mặt đất thoát nước tốt.
+ Nếu là đất rừng đất đã có đồi thoát nước tốt thì chỉ cần san mặt bằng và đào hố trồng.
+ Nếu là đất có địa hình dốc cần tạo các gờ đồng tâm tránh bị rửa trôi, xói mòn.
+ Đối với đất có nguy cơ bị đọng nước nhiều thì đào, đánh các rãnh thoát nước.
Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất của cây sachi là từ 10 đến 35 độ C, tốt nhất là từ 22 đến 32 độ (rất phù hợp với nhiệt độ ở nước ta)
Cây sachi thích hợp với ánh sáng vừa, cần có cây che bóng vừa phải.
Mật độ trồng cây thích hợp
Quy cách và mật độ trồng sachi
2,5m x 2.5m (tương đương 1600 cây/ha)
2m x 3,3m (tương đương 1667 cây/ha)
2,5m x 3,3m (tương đương 1333 cây/ha)
3m x 3m (tương đương 1111 cây/ha)
Tuỳ theo khả năng canh tác và điều kiện khí hậu đất đai mà người ta sẽ chọn khoảng cách trồng phù hợp. Tuy nhiên không nên trồng với mật độ quá dày ( trên 2000 cây/ha) vì càng lớn về sau cây sachi sẽ có sự phát tán rất rộng, nếu trồng quá dày cây khó phát triển.

Cách làm giàn trồng cây
Cách làm giàn trồng sachi cũng giống như các loại giàn trồng cây tiêu, chanh dây. Nếu các hộ nào đang trồng tiêu hay chanh dây muốn đổi sáng trồng cây sachi có thể tận dụng luôn các giàn cũ. Những kiểu giàn phổ biến trồng cây sachi như:
Giàn chữ T
+ Đây là loại giàn được người dân đánh giá là phù hợp với cây sachi nhất vì kiểu giàn này giúp thân cành của cây phát triển tốt hơn, đón được nhiều ánh sáng đồng thời cũng giúp cho mọi người dễ dàng thuận tiện trong việc chăm sóc, thu hoạch.
+ Cách làm giàn khá đơn giản chỉ cần chôn sâu các cọc đứng (cọc bê tông, cây tre, cây gỗ,…) chiều cao mỗi cây 2 đến 2,5m khoảng cách giữa các cọc từ 3m đến 4m. Sau đó làm 2 thanh ngang, thanh dưới cách mặt đất 50cm, thanh trên cách đỉnh cọc 50cm rồi dùng dây kẽm buộc các thanh ngang, các đầu cọc, thân cọc lại với nhau để cố định lại là được.
Giàn chữ I
Cũng dùng các cọc đứng với chiều cao khoảng cách như giàn chữ T ở trên nhưng không cần làm các thanh ngang mà chỉ cần dùng các thanh kèm buộc các cọc cùng một hàng lại với nhau làm giá đỡ cho cây là được.
Tận dụng lại các giàn cũ từ của bầu, bí, chanh dây hay các trụ riêu cũ là cũng có thể trồng cây sachi mà không cần thiết kế lại.
Chăm sóc, bón phân cho cây sachi
Cây sachi có 4 thời kì bón phân là:
- Bót lót: Bón trước khi trồng cây xuống hố.
- Bón thúc: Từ khi trồng đến đợt ra hao đầu tiên cứ cách 15 ngày sẽ cần bón thúc phân đạm một lần.
- Bón định kì: Mỗi năm sẽ bón một đợt phân chuồng và 2 – 3 đợt phân NPK. Tuỳ theo độ tuổi và mật độ của cây mà cân đối lượng phân cho thích hợp.
- Phân bón lá: Phân bón lá thì mỗi năm phun 2 – 3 lần, sử dụng các loại phâ kích rễ và giàu trung vi lượng.
Cây sachi cũng cần được chăm sóc, cắt tỉa, tưới nước đầy đủ.
- Khi trồng cây sachi thì không nên trồng quá sâu dưới lòng đất, gốc cây cần được vun cao. Nếu sau khi trồng không có mưa phải tưới nước cho cây vì cây chịu úng tốt nhưng chịu hạn rất kém nên phải thường xuyên tưới nước để giúp cây sinh trưởng phát triển và ra hoa kết trái tốt.
- Khi cây lớn thì các hỗ trợ cân bám vào giàn trụ, các tán phát triển quá to hoặc những cành gãy, dập vàng úa có thể cắt tỉa bớt. Nên cắt tỉa vào tháng 5 và tháng 11 để tránh các loại nấm bệnh tấn công.

Về sâu bệnh thì nhìn chung cây sachi cũng chỉ mắc các bệnh thông thường như các loại cây khác như nấm rễ, bọ cánh cứng ăn lá, dế cắn thân,… nên dễ dàng phòng trị.
Thu hoạch và bảo quản hạt
Cây sachi cho thu hoạch quanh năm nên không có thời vụ nhất định, chỉ cần thấy quả già chuyển sang màu nâu đen là có thể thu hoạch được. Cần lưu ý khi thu hoạch nên dùng kéo cắt không giật bằng tay làm gãy thân cành, không hái quả còn xanh.
Vỏ hạt sachi rất cứng nên thu hoạch xong cần dùng máy tách vỏ chuyên dụng và bảo quản hạt nơi khô ráo, thoáng mát có độ ẩm từ 13 – 15%.
Cây sachi có tác dụng gì
Hạt sachi được mệnh danh là vua của các loại hạt vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của chúng ta như : Giúp giảm cân, giảm bớt căng thẳng, giảm viêm não tăng cường trí nhớ cho người sử dụng. Hạt còn giúp cải thiện thị lực, tăng cường canxi, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm bớt đau khớp và viêm khắp cơ thể. Các chị em phụ nữ còn dùng hạt sachi đểnuôi dưỡng tóc và làm đẹp da.
Với những chia sẻ trên đây về cây sachi có thể thấy rằng đây là loại cây dễ trồng, có tiềm năng kinh tế cao và sẽ mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Hi vọng những điều này có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại cây trồng này và có định hướng canh tác thích hợp cho mình.
Địa chỉ bán cây sachi uy tín
WikiHow Việt Nam ngoài cung cấp thông tin kiến thức cây trồng.. Chúng tôi còn cung cấp các loại giống cây trồng cho bà con nông dân. Mọi thông tin liên hệ mua giống sachi bà con có thể liên hệ trực tiếp để được chúng tôi tư vấn thêm.