Cây chùm ngây – Loại cây thảo dược đa công dụng
Chùm ngây một cái tên không còn mấy xa lạ với người dân Việt Nam. Đặc biệt là những người sống ở nông thôn. Theo các chuyên gia cho biết , giống cây chùm ngây là loài cây có giá trị dinh dưỡng cao. Các bộ phận cây vừa có thể làm dược phẩm vừa có thể làm thực phẩm rất hữu hiệu.
Vậy thực chất cây chùm ngây có hình dáng, đặc điểm ra sao ? Những công dụng tuyệt vời mà cây chùm ngây mang lại cho chúng ta là gì ? Có những lưu ý gì khi sử dụng loài cây này hay không ? Cùng WikiHow Việt Nam tìm hiểu tất cả những thông tin về cây chùm ngây cũng nhu thắc mắc của nhiều bạn đọc giả về loại cây này ngay sau đây nhé.

Tìm hiểu về cây chùm ngây
Cây chùm ngây là gì
Chùm ngây là loài thực vật thân gỗ thuộc họ chùm ngây (Moringaceae) và có tên khoa học là Moringa oleifera. Tại nhiều quốc gia, nó lại được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Bel-oil tree, Horseradish tree, Moringa tree hoặc Drumstick tree.
Tại Việt Nam, nhiều người vẫn gọi là cây Ba Đậu dại hoặc là rau chùm ngây. Mặc dù cây chùm ngây là loài thân gỗ nhưng được gọi như vậy bởi người dân ta thường dùng lá nó như một loại rau có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Đặc điểm cây chùm ngây
Là loài cây thân gỗ với tốc độ sinh trưởng nhanh. Thường cao khoảng 5-6m trong vòng 1 năm trồng, có đường kính thân khoảng 10cm. Và trong thời 3-4 năm thì cây có thể cao lên đến vài chục mét.
Chùm ngây có hoa màu trắng kem, thường nở vào tháng 1, tháng 2 hằng năm. Lá chùm ngây có màu xanh lục hoặc xanh ngọc, là loại lá kép. Có hình dáng như quả trứng, mọc đối xứng nhau từ 6-9 cặp và lá có chiều dài từ 12-20cm.
Quả chùm ngây có 3 cạnh, bên trong chứ hạt to bằng hạt đậu Hà Lan. Có chiều rộng khoảng 2cm và dài từ 25-40cm.
Nơi phân bố cây chùm ngây
Đây là loài cây mọc hoang dại ở nhiều nước ở khu vực Nam Á từ hơn 3000 năm trước. Sau đó, khi phát hiện ra công dụng tuyệt diệu mà nó mang lại, nhiều người đã nhân giống và đem trồng một cách rộng rãi. Từ đó cây chùm ngây được phân bố rộng rãi ra nhiều vùng trên thế giới.
Tại vùng đất Ấn Độ chùm ngây rất quan trọng trong cuộc sống thường ngày của họ và nó được gọi với cái tên Độ Sinh.
Nó có khả năng sinh sống và phát triển ở những nơi có nhiệt độ cao, nóng ẩm quanh năm như: Đông Nam Á, Nam Mỹ, Châu Phi,… Đối với Việt Nam, nó được phát hiện mọc hoang tại các tỉnh như: Ninh Thuận, Phú Quốc hay các tỉnh phía Bắc,… Khoảng vài chục năm gần đây cây chùm ngay được trồng và khai thác rộng rãi bởi có giá trị kinh tế cao.

Cây chùm ngây có tác dụng gì
Biết đến là loài thỏa dược quý, chữa và phòng ngừa được nhiều bệnh cho người sử dụng. Bên cạnh đó chùm ngây có lá giống như loại rau, được chế biến giúp bổ sung nhiều giá trị dinh dưỡng. Tất cả các bộ phận của cây chùm ngây đều được tận dụng hết từ lá, hạt, hoa, quả cho đến rễ.
Tác dụng của cây chùm ngây
Dưới đây là những công dụng của chùm ngây trong bảo vệ sức khỏe:
Thân cây chùm ngây có tác dụng gì
Ngăn ngừa ung thư: trong lá cây giàu chất chống oxy hóa, kẽm và vitamin C, giúp chống lại những chất gây ung thư và làm tổn thương đến DNA có trong tế bào. Bên cạnh đó hợp chất niazimicin chứa trong lá cây giúp ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của tế bào ung thư.
Bảo vệ gan: các chuyên gia đã phát hiện được lá chùm ngây có nhân tố sillymarin làm tăng chức năng men gan. Đồng thời nó cũng đẩy nhanh việc tiêu thụ các thực phẩm đầy chất béo, giúp gan an toàn, không bị tổn thương.
Ngăn ngừa thiếu máu: nhiều bác sĩ khuyên người thiếu máu nên ăn uống loại cây này. Bởi trong 100g bột lá chứa tới 28mg sắt. Cao hơn rất nhiều so với lượng sắc có trong các loại thịt động vật.
Giảm lượng đường trong máu: phù hợp với người bị đái tháo đường. Sử dụng có liều lượng sẽ giúp cơ thể người dùng giảm lượng đường và protein trong nước tiểu.

Cây chùm ngây trị bệnh gì
Giảm viêm hiệu quả: nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng isothiocyanates trong lá, vỏ và hạt cây chùm ngây có khả năng chống viêm vượt trội. Giúp những vết thương lành nhanh chóng không bị viêm nhiễm hay lây lan.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: lá chùm ngây có thể làm hạ cholesterol trong máu, giúp giảm nguy có gặp các vấn đề về tim. Chính nhờ chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong chiết xuất lá cây đã ngăn ngừa các ảnh hưởng đến tim. Và trả lại cho người sử dụng một trái tim khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.
Tăng cường sức đề kháng: chùm ngây được dùng như một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người. Với nhiệm vụ hỗ trợ cơ thể chống lại các triệu chứng cẩm cúm, dị ứng. Khiến cho cơ thể có sức đề kháng mãnh liệt, để luôn khỏe mạnh trong thời kỳ rất dễ bị bệnh như hiện nay.
Không chỉ là những dược liệu quý báu, hỗ trợ trong ngành y tế. Mà cây chùm ngây còn có công dụng làm đẹp cực kỳ hiệu quả. Điều này sẽ rất ít người biết, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ ngay dưới đây:
Tác dụng làm đẹp của cây chùm ngây
Giảm cân an toàn: một nghiên cứu tại trường đại học Rugers – Mỹ đã chỉ ra rằng hoạt chất isothiocyanate là thành phần cực kỳ hiệu quả trong công cuộc giảm cân. Nó có thể giảm thiểu tối đa việc cơ thể thu thập các chất béo hoặc cholesterol. Vì thế cây chùm ngây hoàn toàn có thể hỗ trợ chị em giảm cân cực kỳ hiệu quả và an toàn.
Nuôi dưỡng làn da, mái tóc khỏe mạnh: hạt chùm ngây chính là nguyên liệu tạo ra loại dầu được xem là tiên dược. Nó chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp cho làn da của bạn tránh xa lão hóa, lúc nào cũng căng bóng, mịn màng. Không những thế sitokinin một loại hormone giúp cho làn da, mai tóc của chị em luôn tươi trẻ và nhiều năng lượng.
Cách trồng và thu hoạch cây chùm ngây đúng cách
Chùm ngây có khả năng chịu hạn cực tốt và ở những vùng đất khô khốc, cằn cổi. Đặc biệt lại cực kỳ ưa sáng, nên việc trồng nó vô cùng đơn giản. Bạn có thể điều chỉnh và trồng nó quanh năm để sử dụng hoặc làm kinh tế.

Hiện nay có 3 cách để có thể trồng cây chùm ngây sau đây:
Trồng cây bằng hạt
Giống cây nên được hái tù cây mẹ trên 2 tuổi, để đảm bảo hạt giống đủ sức sống và tăng trưởng tốt. Sau khi thu hoạch hạt thì phân loại, bỏ đi những hạt nhỏ và các tạp vật. Tiếp đến, đem hạt đi phơi khô khoảng 2-3 ngày dưới trời nắng nhẹ. Hạt khô mang vào tách vỏ và làm sạch.
Để hạt có thể nảy mầm thì phải ngâm hạt giống vào nước ấm (2 sôi với 3 lạnh). Ngâm khoảng 8 tiếng thì vớt ra để cho ráo, rồi tiếp tục ủ vào cát ẩm khoảng 5 đến 7 ngày. Khi nào hạt hơi nức ra thì có thể cấy được.
Chuẩn bị những túi bầu có kích thước 10:18cm, chưa đất cát pha tro, trấu sẵn. Sau đó dùng tay ấn vào giữa những túi bầu, rồi lấy hạt đặt vào và phủ đất lại. Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết hạt giống, rồi dùng bình tưới một lượng nước vừa phải.
Thường xuyên tưới nước cho cây mỗi ngày, khoảng 3-4 ngày cây sẽ nảy mầm. Chờ đến khi nào cây chùm ngây cao khoảng 20-30cm thì có thể mang ra đất bình thường để trồng.
Hom rễ, củ
Đây có thể xem là cách trồng đơn giản nhất. Chỉ cần chọn phần rễ củ của những cây chùm ngây có độ tuổi trên 6 tháng. Đây là thời điểm cây đã phát triển phần rễ củ và có thể mang trồng được.
Tiếp theo mang bộ phận này vùi vào vùng cát ẩm, khoảng hơn nửa tháng thì phần rể củ này có thể phát triển thành cây mới. Lưu ý cát không quá ẩm ướt, vừa đủ để làm mát là được.
Bằng cách giâm cành
Chọn những cành non khỏe, chặt thẳng có chiều dài từ 0.5-1m, đường kính khoảng 3-5cm. Đất thì chuẩn bị tương tự như đất trồng bằng hạt.
Sau đó xới đất và chôn sâu cành khoảng 10cm phần gốc. Có thể dùng chân đạp xung quanh để cho gốc cành đứng vững. Thường xuyên tưới nước mỗi ngày cho cây, để cây phát triển. Thường thì khoảng sau 20 ngày thì cành sẽ bắt đầu đâm rễ và tăng trưởng chắc chắn hơn.
Trên đây là 3 cách để các bạn có thể trồng được cho mình những cây chùm ngây tốt nhất. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn hình thức nhân giống khác nhau. Nhưng lưu ý, dù trồng theo bất kỳ hình thức nào cũng phải tưới nước thường xuyên. Theo dõi và kiểm tra nhiệt độ, thời tiết đảm bảo cây không bị sâu bệnh hay gặp bất cứ vấn đề gì mà không thể sinh trưởng được.
Những điều cần biết khi sử dụng cây chùm ngây
Mặc dù tất cả bộ phận của cây chùm ngay điều chứa đựng nhiều lợi ích tuyệt vời. Nhưng không phải vì thế mà ta lại lạm dụng nó và sử dụng không đúng cách. Điều đó sẽ làm phản tác dụng vốn có mà loài cây này mang lại. Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, mọi người hãy nên lưu ý những điều sau đây khi sử dụng cây chùm ngây:
Điều cấm kỵ đầu tiên đó chính là không được dùng chùm ngây cho phụ nữ mang thai. Hãy rất cẩn thận với điều này, phụ nữ có thai tuyệt đối không được ăn hay sử dụng loài cây này. Vì trong cây có chứa alpha-sitosterol một loại chất gây co cơ trơn, có thể dẫn đến sảy thai. Đây là điều mà bất cứ chị em hay người thân nào cũng phải nên lưu ý.
Tiếp theo, không nên sử dụng chùm ngay vào ban đêm. Bởi trong cây chùm ngây giàu vitamin C. Đây là chất khiến tinh thần người dùng hưng phấn và tỉnh táo. Vì thế sẽ dễ gây mệt mỏi cho cơ thể vào ngày hôm sau.
Hình ảnh thân cây chùm ngây và những lưu ý khi sử dụng
Điều cần chú ý thứ ba đó là đừng nên nấu chín kỹ rau chùm ngây. Vì chùm ngây đã có vị ngọt rồi nên chỉ cần nấu vừa tới rồi nêm nếm vừa ăn là được. Việc nấu quá kỹ sẽ không đảm bảo được dinh dưỡng trong rau còn nhiều.
Và điều cuối cùng, chỉ nên chế biến và sử dụng chùm ngây trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Điều này sẽ đảm bảo dưỡng chất trong cây phát huy tác dụng cao nhất. Những lá chùm ngây tươi không dùng hết phải được bọc kín để bảo quản. Nếu để héo úa thì giá trị dinh dưỡng sẽ giảm đi cực kỳ nhiều.
Tổng kết về cây chùm ngây
Qua bài viết trên, ắt hẳn mọi người đã thấy được cây chùm ngây có quá nhiều lợi ích đúng không ? Vậy hãy xem xét và đưa nó vào nguồn thực phẩm thiết yếu cho chính những bữa ăn cúa gia đình mình ngay thôi. Hãy đọc kỹ những lưu ý để đảm bảo nhận được nhiều nhất lợi ích mà loài cây này mang lại nhé.
Mục lục nội dung