Cây chó đẻ – Loài cây hoang dại nhưng có nhiều công dụng

Cây chó đẻ và những công dụng bất ngờ trong việc chữa bệnh

Cây chó đẻ còn có tên gọi khác là cây răng cưa, cây diệp hạ châu, trân châu thảo. Đây là loại cây thân thảo, chủ yếu phân bố ở các quốc gia nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam giống cây này được mọc nhiều ở những cánh đồng, bờ ruộng, lùm cây. Những nơi đất pha cát, khô ráo là môi trường tốt để cây phát triển.

Bài viết này WikiHow Việt Nam sẽ gửi đến bạn đọc thông tin đầy đủ về cây chó đẻ. Những công dụng chữa bệnh, cách trồng và chăm sóc cây chó đẻ ngay tại sân vườn. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Hình ảnh cây chó đẻ
Hình ảnh cây chó đẻ

Đặc điểm của cây chó đẻ

Cây chó đẻ là cây gì – Cây chó đẻ tiếng anh là gì

Cây chó đẻ có tên khoa học là Phyllanthus urinaria , thân nhẵn màu xanh hoặc đỏ. Chiều cao trung bình của cây từ 30 – 80cm và thường phân nhánh từ gốc. Cây sinh sôi và phát triển quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa hè.

Lá cây nhỏ, chiều dài 1 – 1,5cm, hình con thoi, có màu xanh nhạt và mềm. Lá xếp đều thành dãy ở 2 bên của cành cây, cuống lá rất ngắn và gắn chặt vào cành. Hoa của cây chó đẻ mọc xen kẽ lá, có màu vàng nhạt. Thường nở vào mùa hè từ khoảng tháng 4 – tháng 6. Quả có hình cầu, mọc thành hàng sát nhau dọc theo cành cây.

Cây chó đẻ có mấy loại

Ở Việt Nam có 3 loại cây chó đẻ thường hay gặp là cây thân đỏ, cây xanh đậm và cây chó đẻ thân xanh. Trong đó cây chó đẻ thân xanh là cây có nhiều ứng dụng nhất trong y học và là cây thuốc được người dân sử dụng để chữa bệnh. Sở dĩ loài cây này có nhiều tên gọi khác nhau đều xuất phát từ những điều đặc biệt như sau:

Cây chó đẻ

Tên gọi này bắt nguồn từ việc trước đây loài chó sinh con thì chúng thường ăn lá cây này. Theo giải thích của các nhà khoa học, ăn lá cây này giúp loài chó cầm máu. Giúp vết thương mau lành vết thương sau khi sinh nở.

Cây chó đẻ răng cưa

Tên gọi này xuất phát từ đặc điểm của lá cây. Nếu nhìn từ xa thì những chiếc lá nhỏ, hình thoi, xếp so le trông như  răng cưa.

Cây diệp hạ châu

Tên này có nghĩa là những hạt châu ở dưới lá, minh họa cho đặc điểm: quả của cây mọc sát nhau ở dưới lá và dọc theo cành trông như những hạt châu.

Thành phần hóa học

Theo Đông y, cây chó đẻ có tính mát, vị đắng, hơi ngọt. Các nhà khoa học đã phát hiện được trong loại cây này chứa rất nhiều chất. Có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người như:  flavonoit, alkaloid phyllanthin và một số hợp chất khác có thể kể đến như : phulteralin, nirathin, tamin, hypophyllanthin, axit hữu cơ…

Chính bởi những hoạt chất vô cùng quý giá đó mà hiện này cây chó đẻ đang được sử dụng để bào chế rất nhiều loại thuốc chữa các bệnh và gan, thận…

Những tác dụng của cây chó đẻ
Những tác dụng của cây chó đẻ

Tác dụng của cây chó đẻ có thể kể đến như

Cây chó đẻ được xem như là một loại thảo mộc. Hầu hết các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng. Lúc thu hoạch chỉ cần rửa sạch và bỏ đi phần rễ là bạn đã có được một vị thuốc quý giá ở ngay trong chính gia đình của mình rồi.

Cây chó đẻ có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý về gan

Nhất là các chứng viêm gan siêu vi B, C đều có thể trị khỏi nhờ sử dụng cây chó đẻ. Hiện nay ở nước ta, ung thư gan và các bệnh lý về gan là một căn bệnh thường gặp và chiếm tỷ lệ người mắc nhiều nhất. Người mang trong mình virus viêm gan siêu vi B, C nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới ung thư gan. Những phát hiện quan trọng về cây chó đẻ đã giúp rất nhiều người ức chế virus viêm gan hiệu quả.

Cách dùng: Sử dụng cây chó đẻ phơi khô và rửa sạch. Bạn cũng có thể sử dụng cây tươi, tuy nhiên nấu cây còn tươi sẽ có mùi hăng rất khó uống. Sau đó nấu sôi lên  cùng với một số loại cây như nhân trần, vỏ bưởi, thổ phục linh… Lấy nước được sắc uống ngày 2 – 3 lần sau khi ăn. Uống kiên trì từ 3 –  6 tháng sẽ cho kết quả tốt.

Tác dụng thanh nhiệt và giải độc gan

Chó đẻ là cây có tính mát vì vậy nước sắc từ cây kết hợp với một ít cam thảo. Sẽ có tác dụng thanh nhiệt và thải độc rất tốt.

Tác dụng điều trị mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa

Những người hay bị mẩn ngứa ngoài da có thể sử dụng cây chó đẻ giã nát với một ít muối. Sau đó đun sôi lên và uống. Ngoài ra có thể nấu nước cây này lên và tắm cũng có tác dụng rất tốt cho việc điều trị viêm da, mẩn ngứa. Lưu ý chỉ nên uống tới khi tình trạng trên hết thì ngưng lại. Tránh việc uống quá liều lượng sẽ không tốt cho sức khỏe.

Tác dụng trong chữa trị sỏi thận

Ngoài tác dụng trên một số bệnh lý về gan thì cây chó đẻ còn có hiệu quả trong việc bào mòn và thải sỏi thận. Uống nước sắc từ cây chó đẻ hàng ngày sẽ cho hiệu quả vô cùng rõ rệt.

Tác dụng giảm cân

Đây là một trong những công dụng mà ít người để ý tới. Uống nước cây chó đẻ hằng ngày sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả. Điều này chỉ nên sử dụng với những người thừa cân còn những người gầy không nên uống nhiều nước này sẽ khiến bạn gầy hơn đấy.

Ngoài ra cây chó đẻ còn có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh sốt rét, xơ gan cổ chướng, viêm ruột…

Cây chó đẻ
Cây chó đẻ

Một số lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ trong điều trị bệnh

Đối tượng sử dụng

Chỉ những ai bị các bệnh lý về gan, thận, mề đay, mẩn ngứa thì mới nên sử dụng loại cây này. Và chỉ sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chứ không nên tùy tiện.

Không nên sử dụng cây chó đẻ trong một số trường hợp sau

+ Người bị huyết áp thấp: Những người bị huyết áp thấp khi sử dụng cây chó đẻ sẽ dẫn tới tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt .. rất nguy hiểm.

+ Trẻ em: Không nên cho các bé uống nước từ loài cây này  bởi cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện để chống lại những tác hại của thuốc.

+ Phụ nữ có thai: Uống nước cây chó đẻ khi mang thai có thể dẫn đến trụy thai.

Liều lượng sử dụng

+ Chỉ uống khi  mắc bệnh với một lượng vừa đủ, khi khỏi bệnh thì ngưng thuốc. Nếu như phải điều trị trong thời gian dài thì uống theo từng đợt 30 ngày. Ngưng uống từ 5 -7 ngày sau đó uống tiếp.

+ Không nên sử dụng thay nước uống hàng ngày. Bởi vì khi sử dụng nhiều với thời gian dài như vậy sẽ gây vỡ hồng cầu, suy giảm hệ miễn dịch.

+ Nhiều người bị các bệnh lý về gan sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng sẽ dẫn tới suy giảm chức năng gan. Thay vì chưa hết bệnh thì lại khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng.

+ Cây chó đẻ có thể gây vô sinh nếu sử dụng trong một thời gian dài.

Lưu ý khi nấu nước uống từ cây chó đẻ, chúng ta nên kết hợp với một số loại cây khác như : Nhân trần, vở bưởi, thổ phục linh, cam thảo…nhằm tăng thêm hiệu quả cũng như làm cho mùi vị của nước sắc dễ chịu hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây chó đẻ

Loại cây này khá dễ trồng và chăm sóc nên bạn có thể trồng trong sân vườn nhà. Ngày xưa cây chỉ mọc tự nhiên ở những nơi bờ ruộng, cánh đồng. Lùm cây và người dân nhổ về để chữa bệnh. Hiện nay, cây chó đẻ đang được trồng rộng rãi với quy mô lớn. Nhằm phục vụ cho việc sản xuất thuốc chữa bệnh và nhiều ứng dụng khác.

Dưới đây là một số yếu tố liên quan đến việc trồng và chăm sóc cây thuốc quý giá này:

+ Giống: Có thể sử dụng cây con hoặc gieo hạt để trồng cây chó đẻ trên diện rộng.

Mùa thu hoạch hạt thích hợp nhất là vào mùa hè từ tháng 3 – 6. Lúc cây già thì tiến hành cắt ngang gốc và mang về phơi. Sau đó sử dụng máy hoặc đập tay để tách hạt của nó.

+ Đất: Cây chó đẻ khá dễ sống. Tuy nhiên đất cát hoặc pha cát, ẩm, tơi xốp sẽ giúp cây phát triển thuận lợi hơn. Nếu trồng theo quy mô lớn thì nên tiến hành làm luống cao 20 -30cm để chống ngập úng cho cây.

+ Ánh sáng và nhiệt độ: Là loài cây ưa sáng và nắng ấm nên sẽ thích hợp trồng ở những cánh đồng có nắng. Hay những nơ thoáng đãng có nhiệt độ vừa phải từ 20 – 350C.

Tổng kết về cây chó đẻ

Cây chó đẻ là một loại cây có tác dụng rất tốt trong điều trị một số bệnh về gan, thận… Tuy nhiên, khi sử dụng bạn phải tìm hiểu thật kỹ những thông tin liên quan đến nó cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *