Cây cau là cây gì – Cây cau gồm bao nhiêu loại
Từ xưa, cây cau là một trong những loại cây quá quen thuộc với mọi người, từ trẻ con đến người già. Nhưng đa số, rất ít người biết cây cau gồm bao nhiêu loại hay đặc điểm của cây cau là gì. Bên cạnh đó, vẫn có một số người không hề biết cây cau là cây gì. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu loại cây này, hãy cùng WikiHow Việt Nam xem tiếp bài viết nhé!
Cây cau là cây gì
Đây là loại cây thuộc họ cau dừa Arecaceae, có thân trụ và chùm lá mọc ở ngọn. Đặc biệt, lá có bẹ khá dày, với phiến xẻ có dạng hình lông chim. Bên cạnh đó, cụm hoa gồm có hoa cái được mọc phía dưới và hoa đực sẽ mọc phía trên với mùi thơm dịu nhẹ.
Ngoài ra, quả hạch thường có hình dạng tương đương như một quả trứng. Bên trong là một hạt tròn có nội nhũ cuộn với nhau. Đồng thời, khi quả hạch già thường có vị hơi chát và mang một màu nâu nhạt.

Ứng dụng của cây cau trong Đông Y
Theo Đông Y, hạt của cây có vị chát, the, tính ấm, nên chúng có khả năng thông khí. Trừ giun sán, rút nước và sát trùng hiệu quả. Còn vỏ quả, thì có tính ấm, the và một chút vị ngọt với công dụng là thông khí. Thông đại tiểu tràng và rút nước, nên được điều chế làm thuốc lợi tiểu. Chữa cước khí, bụng trướng đầy, tiêu chảy và thù lũng.
Cách dùng cau chữa bệnh
Bạn cần chuẩn bị khoảng 0,5 đến 1gr hạt cau khô, sau đó sắc uống mỗi ngày. Nhằm kích thích hệ tiêu hóa, giúp chữa viêm ruột.
Để chữa sán, bạn cần ăn 40gr đến 100gr hạt bí ngô đã lột vỏ vào mỗi buổi sáng. Sau đó khoảng 2 giờ, người bệnh cần uống nước hạt cau đã sắc cỡ 150ml. Sau 30 phút tiếp theo, tiếp tục uống một liều thuốc tẩy. Đợi đến khi buồn đi ngoài thì sẽ đi vào chậu chứa nước ấm.
Ngoài ra, hạt cau được mài lấy bột và phơi khô, sau đó hòa trộn với dầu vừng. Loại thuốc này, có công dụng trị chốc đầu ở trẻ em.
Cách làm hạt cau ngâm rượu
Vì rượu có nồng độ cồn cao và có tính sát khuẩn mạnh. Nên khi kết hợp với hạt cau sẽ làm cho tính sát khuẩn này tăng mạnh hơn nữa. Đặc biệt, sẽ tốt hơn trong việc trị sâu răng và làm chắc khỏe răng.
Đầu tiên, bạn cần có 1 lít rượu trắng và 20 đến 25 quả cau tươi. Sau đó, loại bỏ hết vỏ xanh của quả cau và tước luôn cùi trắng, tiếp tục thái bốn hoặc thái đôi hạt cau. Bắt đầu hòa trộn hạt và cùi trắng, cho tất cả vào rượu đã chuẩn bị vào chai và đậy nắp lại. Chờ khoảng 1 tháng, đến khi nước cau chuyển sang màu vàng cánh gián, khi đó bạn đã sử dụng được. Lưu ý, càng ngâm lâu chất lượng sẽ càng tốt, nên bạn có thể ngâm nhiều chai và để sử dụng dần.
Cách dùng rượu cau
Do rượu hạt cau khá cay, nên khi sử dụng lần đầu bạn có thể ngậm khoảng 15 phút sau mỗi lần đánh răng và nhổ đi. Tốt hơn, bạn nên đánh răng lại sau khi ngậm để tránh trường hợp rượu thấm vào nướu răng. Đặc biệt, nếu là trẻ em bạn cần pha loãng và nhắc bé không nên nuốt.

Cây cau gồm bao nhiêu loại
Hiện tại, cau có rất nhiều loại cây cùng họ, nhưng chỉ có một vài giống cây được trồng rộng rãi. Trong số đó có thể kể đến như cau bẹ trắng, cau đuôi chồn, cau vua, cau đỏ, cau vàng. Đặc điểm mỗi loại cau đó như sau :
Cây cau bẹ trắng
Hầu như, đây là loại thực vật ra hoa quanh năm và hoa thường có màu trắng tinh khôi. Bởi vậy, đó chính là lý do mà người ta thường gọi là cây cau bẹ trắng.
Khi cây ra hoa, cụm hoa sẽ tỏa ra và chúng sẽ bắt đầu kết trái. Loại trái này, có dạng hình xoan và khá cứng. Lúc trái còn nhỏ sẽ có màu trắng xanh nhưng khi chín, trái sẽ chuyển sang màu đỏ rất tươi và bắt mắt.
Cây cau đuôi chồn
Loại cau đuôi chồn này, được khá nhiều người biết đến, vì chúng mang cái tên độc đáo và hình dạng lá rất khác biệt so với các loại cau cùng họ còn lại, vì lá được xếp vòng và tủa ra như đuôi chồn. Đây là loại cau có tuổi thọ rất lâu năm và thân hình trụ, với nhiều đốt khá nhẵn màu xanh xám.

Cây cau vua
Khoảng một vài năm trước, nếu bất kỳ gia đình nào trồng từ 5 đến 10 cây cau vua thì nhìn rất bề thế và giá trị. Bởi vì, trong thời gian đó cây cau vua rất hiếm và có giá khá cao.
Nhưng hiện nay, loại cau này đã được nhân giống rất nhiều tại Việt Nam, gồm 2 loại đó là Cau vua Đài Loan và Cau vua Pháp.
Đối với Cau vua Đài Loan thì có thân nhỏ dần từ gốc lên ngọn. Còn cây Cau vua Pháp cũng có thân to dần từ ngọn xuống gốc, nhưng thân ở giữa phình to hơn Cau vua Đài Loan.
Hiện tại, giống Cau vua Pháp đang được dùng phổ biến hơn và chúng được trồng nhiều nhất trong những công trình. Bởi vì, kiểu dáng của loại cây này trông khá thon gọn và đẹp mắt.
Cây cau đỏ
Cây cau này còn có tên gọi khác là cây cau bẹ đỏ, với tên khoa học là Cyrtostachys renda. Đây là loại cây thuộc thân gỗ bụi, chúng thường mọc thẳng giống như những giống cau khác. Cũng phân đốt khá dài, với một màu đỏ đặc trưng. Nhưng khi cây già, phần thân cây thường có màu xanh.
Đối với lá của cây cau đỏ, chúng luôn mọc thành từng tàu khá lớn, đối nhau. Các lá này là loại lá kép, với hình dáng mũi mác dài. Ngoài ra, từng cuốn lá thường tạo thành bẹ và ôm sát vào nhau.
Đặc biệt, đây là một trong những loại cau có dáng khá đẹp. Thường được nhiều người trồng trong chậu và được đặt tại các công viên, lối đi, sân vườn. Hoặc tại những con đường trong khu biệt thự, xí nghiệp, nhà máy,…nhằm tạo bóng mát, làm cảnh,… Hơn thế nữa, cây cau đỏ cũng có thể được trồng trong nhà, để bố trí nội thất được sinh động và bắt mắt hơn.
Cụ thể như, có thể đặt cây tại hành lang, sảnh hay trong phòng khách hoặc gần cửa ra vào để cây sinh trưởng tốt hơn. Vì sẽ giúp cây cau đỏ hấp thụ ánh sáng tự nhiên một cách dễ dàng.

Cây cau vàng
Cây cau vàng còn được gọi là cau cảnh hay cau kiểng vàng. Một số người còn gọi là cau Nhật vì chúng được xuất xứ từ Nhật Bản. Tuy đây là loại cau có giá thành khá thấp, có thể nói là thấp nhất trong các loại cau. Nhưng chúng là loại cau khỏe nhất, sinh trưởng tốt nhất trong các loại cau còn lại.
Ngoài ra, cây cau cảnh còn có rất nhiều công dụng, mang lại nhiều giá trị cho con người. Cây được trồng làm cây cảnh trong nhà và lá còn được dùng để trang trí cắm hoa tươi. Đồng thời, loại cau này còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt cho gia chủ.
Ý nghĩa phong thủy của cây cau
Theo quan niệm của người Việt Nam, cây cau là biểu tưởng cho sự bình yên và luôn mang đến mọi điều tốt đẹp cho gia chủ.
Khi trồng cây cau trong nhà, mang ý nghĩa như sự án ngữ. Người ta thường khẳng định rằng chúng là vật che chắn bảo vệ gia chủ tránh khỏi những điều xui xẻo hay những luồng năng lượng tiêu cực. Do đó, cây cau sẽ giúp khai thông vượng khí, gia chủ sẽ nhanh chóng may mắn phát tài.
Vì đây là loại cây có lá màu xanh mướt và cũng là màu bản mệnh của hành Mộc. Nên khá tương sinh với mệnh của hành Hỏa. Bởi vậy, cây cau rất thích hợp với những người thuộc mệnh Hỏa và Mộc. Đối với người mệnh Hỏa, trồng cây cau như tiếp thêm năng lượng, sức mạnh. Còn người trồng cau thuộc mệnh Mộc sẽ có thêm nhiều may mắn trong cuộc sống.
Cách trồng cây cau tại nhà
Để cây cau phát triển nhanh chóng, bạn cần biết rõ các kỹ thuật cũng như cách trồng cây thế nào là đúng cách. Vậy bạn cùng tham khảo cách trồng cau phía dưới nhé!
Nhân giống
Đây là một trong những loại thực vật rất dễ nhân giống, vì bạn có thể trồng bằng hạt. Bạn chỉ cần chuẩn bị quả cau khô và sau đó gieo vào vị trí mà bạn muốn chúng sinh trưởng, nên trồng tại những nơi thoáng mát. Mặc dù, khá dễ trồng nhưng thời gian để cây nảy mầm là rất lâu.
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, thì có thể tìm mua cau đã được trồng sẵn tại những cửa hàng uy tín. Sau đó, bạn sẽ mang cây về và tiếp tục chăm sóc đến khi cây trưởng thành. Khi mua cây được trồng sẵn, sẽ giúp bạn chăm sóc cây dễ dàng hơn và cũng hạn chế được một số bệnh cho cây.
Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm chi phí và thời gian, bạn có thể thử nhân giống cây cau bằng cách chiết bẹ lá và giâm vào đất. Lưu ý, vị trí giâm bẹ lá cần thoáng mát, tránh ánh nắng gắt chiếu vào, tránh những nơi có gió mạnh. Đây cũng là cách nhân giống mất khá nhiều công sức hơn việc mua cây đã được trồng sẵn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết đinh.
Đất trồng cau
Đối với những cây cau được mua, bạn cần thay đất cho cây. Sau một thời gian trồng từ 4 đến 6 tháng, bạn cũng nên tiếp tục thay đất và bón thêm phân cho cây. Nhằm giúp chúng có thể phát triển nhanh và tốt hơn.
Tuy thân cây cau sinh trưởng chậm, nhưng rễ thì lan dài rất nhanh. Khi rễ quá dài, bạn có thể cắt tỉa hoặc thay chậu lớn hơn.
Vì là cây rất thích hợp với loại đất màu mỡ, bạn nên kết hợp thêm ít xơ dừa và tro trấu, nhằm giúp cây cau giữ ẩm và thoát nước tốt hơn. Khi trồng cây ngoài vườn hay trên mặt đất tự nhiên, thì rễ cây sẽ bò sâu hơn để tìm chất dinh dưỡng, do đó bạn không cần bón thêm phân. Nhưng khi trồng trong chậu, rễ cây không thể tự tìm chất dinh dưỡng để nuôi cây. Vì vậy bạn cần phải bón thêm phân hữu cơ, phân NPK.

Chăm sóc cây
Sau khi đã trồng được cây, thì trong thời gian cây sinh trưởng bạn cần chăm sóc cây đúng cách. Để cây có thể tránh khỏi sâu bệnh, giúp cây phát triển tốt.
Nhiệt độ
Cây cau rất thích hợp sinh sống tại những nơi có nhiệt độ từ 18 đến 28 độ C. Vì vậy, khi trồng cây trong nhà cần giữ điều hòa ở mức nhiệt độ đó. Đối với việc trồng cây ngoài trời, nhiệt độ có thể cao hơn nhưng cây vẫn phát triển. Tuy nhiên, lá cây sẽ có màu xanh nhạt và không đẹp như những cây cau được trồng trong nhà.
Tưới nước cho cây
Cây cau rất ưa ẩm, nên chúng thường cần khá nhiều nước. Nhưng tuyệt đối không làm ngập cây, vì cây sẽ dễ chết. Do đó, mỗi ngày chỉ nên tưới cây một lần với lượng nước vừa phải, có thể làm ướt đất là đủ. Thỉnh thoảng, người trồng cây nên phun sương cho lá, nhằm làm sạch bụi bẩn bám trên lá và giúp lá cây có thể thanh lọc không khí tốt hơn.
Bón phân cho cây
Bạn nên thường xuyên kiểm tra cây, có thể cắt tỉa những lá vàng úa hay một số bẹ lá khô. Ngoài ra, cần phải phun thuốc ngừa sâu bệnh như rệp lá, nấm,…
Lời kết về cây cau
Tóm lại, Đây là loại cây vừa làm cây cảnh vừa làm cây phong thủy. Ngoài ra, còn có thể giúp con người chữa bệnh rất hiệu quả. Để cây sinh trưởng nhanh chóng, bạn cần xem thật kỹ những cách trồng và chăm sóc được tổng hợp trong bài viết. Hy vọng, bạn đã có được những kiến thức thật bổ ích sau khi đọc bài viết.