Cây an xoa và Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Cây An Xoa là cây gì – Cây an xoa có công dụng chữa bệnh gì 

Cây An Xoa Là một trong những loại cây được cộng đồng mạng quan tâm hiện nay. Bởi nó có nhiều công dụng hữu ích trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên nhiều đọc giả còn chưa biết thực công dụng của nó để làm gì. Trong bài viết này WikiHow Việt Nam sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết của loại cây này. Hãy cùng tìm hiểu xem nguồn gốc đặc điểm và công dụng của cây an xoa chữa bệnh gì nhé.

Đặc điểm cây an xoa 

Cây an xoa còn gọi là cây gì

Cây an xoa có tên khoa học là Helicteres Hirsuta Lour, nhiều nơi còn gọi là cây tổ kén lái, cây thâu kén lông, cây dó lông… Cây an xoa là một loại thuốc nam được phát hiện và sử dụng đầu tiên tại các bộ tộc ở Campuchia trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Còn tại Việt Nam, người gốc Campuchia ở Bình Phước đã sử dụng cây an xoa trong việc hỗ trị điều trị các bệnh. Nhất là về gan như xơ gan, men gan, viêm gan, làm mát gan, giải độc…

Cây an xoa tiếng Anh là gì - Chữa bệnh gì
Cây an xoa tiếng Anh là gì – Chữa bệnh gì

Cây an xoa phân bố chủ yếu ở đâu

Tập trung ở ven sông, ven suối, trong rừng sâu, nhiều nhất ở các tỉnh phía bắc: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, và các tỉnh phía nam: Tây Nguyên, Tây Ninh, Bình Phước…

Đặc điểm nhận biết cây an xoa

+ Cây an xoa là một dạng cây mọc thành từng bụi, hoang dại ở trong rừng nhiều năm với chiều cao khoảng hơn 1m. Bạn đọc có thể nhận biết cây an xoa bằng cách xem lá có hình xoan, nhám. Mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới có màu trắng, hoa màu tím. Mọc thành từng cụm dưới gốc lá, xung quanh là những sợi lông li ti. Quả có hình sâu róm vì có lông dài.

Nếu không phải là người am hiểu về cây thuốc nam thì không ai phân biệt được nó là cây thuốc chữa bệnh. Cứ nghĩ là một loại cây dại mọc hoang trong rừng.

+ Là một loại thảo dược sống lâu năm ở trong rừng nên được thu hái quanh năm. Nhưng chủ yếu là vào mùa thu đông từ tháng 9 đến tháng 12 với thời tiết giá lạnh, ít mưa nên các dược chất trong an xoa được hội tụ lại, hàm lượng cao hơn.

+ Là thảo dược mọc trong rừng, có rất nhiều loại cây khác giống cây an xoa. Thế nên khi đi thu hái cần cẩn thận chọn kỹ đúng cây.

Thành phần hóa học trong cây an xoa

Cây an xoa là loại thực vật có chứa nhiều hoạt chất tốt như: Flavonoid, Alkaloid, nhiều enzyme khác.

Hoạt chất Flavonoid: kháng lại các tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển các khối u.

Hoạt chất Alkaloid: chống oxi hóa, bảo vệ các tế bào miễn dịch, ngăn chặn hoạt động các tế bào dễ gây bệnh.

Các enzyme: ức chế quá trình hoạt động của các tế bào tự do gây bệnh.

Hình ảnh cây an xoa
Hình ảnh cây an xoa

Cách thu hoạch và sơ chế

Các bộ phận của cây an xoa đều có giá trị sử dụng như thân, cành, lá. Khi thu hái nên chặt cả cây rồi cắt thành từng khúc nhỏ, sau đó phơi/ sấy khô riêng ra thân và lá. Bởi vì lá thường khô nhanh hơn thân cây. Nên phơi cho thật khô để bảo quản được lâu và tránh bị ẩm mốc. Sau khi phơi/ sấy khô xong thì trộn chung chúng lại với nhau, để khi nấu nước uống thì sẽ tốt hơn.

Cách bảo quản cây an xoa làm thuốc

Sau khi phơi/ sấy khô để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, những nơi ẩm mốc. Khi thuốc có dấu hiệu bị ẩm mốc thì không nên sử dụng vì dược chất khi đó không còn tác dụng.

Tính vị của cây an xoa

 Là loại thuốc nam có vị thơm, rất dễ uống, có mùi nhẹ, có thế nấu nước uống hàng ngày như nước trà.

Cách dùng cây an xoa

Trước khi nấu, lấy khoảng 100g cây an xoa rửa sạch với nước để cho sạch bụi bẩn. Sau đó cho vào ấm đun sắc khoảng 1,5 lít nước. Đun cho thật sôi, rồi sau đó đun với lửa nhỏ khoảng 15 phút nữa là được. Sau khi sắc xong, có thể uống hàng ngày thay nước trà.

Nếu bệnh của người bệnh nặng hơn thì nên uống nhiều hơn trong một ngày. Nếu ban đầu uống chưa quen thì uống ít, sau đó quen dần thì tăng liều lượng lên. Tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh mà sử dụng với liều lượng khác nhau.

Chỉ định khi dùng cây an xoa chữa bệnh

+ Là loại dược liệu có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Ngoài ra điều trị các bệnh về gan như: viêm gan B,C, xơ gan, men gan, nóng gan, suy giảm chức năng gan.

+ Phòng ngừa, giải độc gan, làm mát gan, hạ men gan, tăng cường chức năng gan.

+ Tốt cho người mất ngủ, biếng ăn, suy nhược cơ thể, đau lưng, nhức mỏi, vàng da, gầy yếu.

+ Giảm cân, giảm béo, giảm mỡ bụng cho người bị thừa cân kinh niên.

+ Tốt cho người thường xuyên tiếp xúc với bia rượu, thức ăn nhiều dầu mỡ, uống thuốc tây nhiều làm mát gan, giải độc.

Cây an xoa có tác dụng gì

Cây an xoa có tác dụng gì

Chống chỉ định khi dùng cây an xoa

+ Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

+ Không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

+ Khi đang dùng thuốc nam an xoa thì không dùng với thuốc Tây.

+ Nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây an xoa thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

+ Không dùng cho người bị huyết áp thấp, người mắc các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng

Lưu ý khi dùng cây an xoa

+ Cây an xoa có tác dụng thanh nhiệt cơ thể nên sẽ gây ra hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong một ngày. Khi dùng bạn nên chú ý tới điều này để có những điều chỉnh liều lượng.

+ Cây an xoa là loại cây có tính lành, không có độc tố, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên sau khi uống xong một vài ngày sẽ cảm thấy bụng khó chịu, cồn cào. Bạn không nên lo lắng vì điều này, vì lúc này dược chất của thuốc mới phát huy tác dụng của nó. Đây là lúc cơ thể đào thải độc tố, giúp phục hồi chức năng gan.

+ Nên tiếp tục uống sau một vài tuần tới, lúc này cơ thể sẽ hết tình trạng khó chịu. Thay vào đó là cơ thể khỏe mạnh, phục hồi tốt. Bạn nên kiên trì uống hàng ngày để có hiệu quả tốt hơn.

Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều thuốc nam an xoa, bạn nên thận trọng trong việc chọn mua. Theo đó bà con cần tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc, tìm mua ở các cửa hàng uy tín. Cây thuốc an xoa nằm trong các vị thuốc quý của cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”. Y học hiện đại đang điều chế một số vị thuốc có tác dụng chữa bệnh về gan, thận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *