Câu hỏi phỏng vấn Marketing Online và cách đối phó hoàn hảo
Chuyện gì xảy ra nếu bạn không có bộ câu hỏi câu hỏi phỏng vấn Marketing Online trong tay trước khi đi phỏng vấn? Tưởng tượng mà xem, bạn có thể trở thành đối tượng lúng túng, lắp bắp không trả lời được câu hỏi. Hoặc bạn có thể là người ba hoa chích chòe trả lời sai hết những điều nhà tuyển dụng đặt ra. Và để tránh tình huống trớ trêu này, hãy đọc bài viết này của chúng tôi ngay!
Phần 1: Marketing Online là gì và tầm quan trọng của Marketing Online với doanh nghiệp
Trước khi nắm được các câu hỏi phỏng vấn Marketing Online, chúng ta cần hiểu rõ về vị trí này.
Marketing Online được hiểu theo nghĩa là tiếp thị trực tuyến. Nó là lĩnh vực quảng bá hình ảnh, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng thông qua các phương tiện Internet.

Lĩnh vực Marketing Online gồm nhiều vị trí công việc khác nhau nhưng tựu chung mục tiêu vẫn là hướng tới việc đưa doanh nghiệp đến gần với khách hàng mục tiêu của họ hơn. Do đó, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn trên toàn cầu đều hết sức chú trọng đến Marketing Online và xem nó là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của mình.
Một số lĩnh vực mảng Marketing Online gồm
+ Social Media Marketing: Quảng bá tiếp thị dựa trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo …
+ SEO Web: Tối ưu thứ hạng tìm kiếm cho Website
+ Google Adwords: Quảng cáo trả phí theo từ khóa trên Google Adwords.
+ Email Marketing: Tiếp thị bằng cách gửi email đến khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ hành động.
Như vậy, nếu bạn được tuyển dụng vào vị trí Marketing Online, đồng nghĩa với việc bạn sẽ đảm nhận nhiệm vụ lên chiến lược, thực hiện các kế hoạch để đưa hình ảnh doanh nghiệp mình đến với khách hàng. Cũng như, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm để khách hàng biết tới sản phẩm/dịch vụ của công ty nhiều hơn và từ đó thu về thông tin của họ hoặc thúc đẩy doanh số bán hàng.
Phần 2: Trọn bộ các câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời vị trí Marketing Online
Buổi phỏng vấn là lần gặp gỡ trực tiếp đầu tiên của bạn và nhà tuyển dụng. Người phỏng vấn sẽ dùng rất nhiều dạng câu hỏi để khai thác và tìm hiểu về bạn. Và nếu bạn không chịu tìm hiểu, bạn chắc hẳn sẽ phải “khóc thầm hối hận”. Sau đây là những câu hỏi khi đi phỏng vấn marketing online mà bạn cần thuộc lòng.

#1: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp Marketing Online đánh giá chuyên môn
Câu hỏi 1: Trước khi thực hiện kế hoạch Marketing Online của mình, bạn cần trả lời những câu hỏi nào
Đây là một trong những câu hỏi hay về Marketing Online xem xét cách thức phản ứng của ứng viên trong công việc. Nhà tuyển dụng sẽ biết bạn tư duy thế nào để bắt đầu một kế hoạch Marketing trực tuyến của mình. Những ứng viên có suy nghĩ sai lầm ngay từ đầu sẽ mất rất nhiều thời gian để đào tạo lại. Đối với các công ty cần người thực hiện công việc gấp, họ sẽ thường không ưu tiên tuyển dụng những người như vậy.
Gợi ý trả lời:
Trước khi bắt đầu một kế hoạch Marketing Online, bạn cần phải trả lời kỹ càng được 5 câu hỏi quan trọng sau:
+ Tầm nhìn, mục tiêu của doanh nghiệp bạn là gì?
+ Mục tiêu của kế hoạch Marketing Online của bạn là gì? Đó là phát triển danh tiếng, tăng nhận thức thương hiệu, kiếm thêm khách hàng mới, thúc đẩy khách hàng cũ tăng nhu cầu ….?
+ Ai là đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn? Tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn? Bạn có thể tìm thấy họ ở kênh trực tuyến nào? Điều gì khiến bạn khác biệt?
+ Làm cách nào để khách hàng của bạn tìm thấy bạn?
+ Ngân sách và thời gian bạn có là gì?
Câu hỏi 2: Mất bao lâu để việc SEO website của bạn có kết quả
Bạn buộc phải có hiểu biết cơ bản về việc bao lâu công việc bạn sẽ đưa ra kết quả. Nhà tuyển dụng sẽ dùng câu hỏi phỏng vấn Marketing Online này để biết liệu bạn có phải người thực sự biết được công việc của bạn sẽ đến đi đến đâu hay không. Những ứng viên lơ mơ sẽ bị đánh giá thấp.
Gợi ý trả lời:
Thời gian để một kế hoạch SEO phát triển tốt và ổn định là khoảng 3 tháng. Bất kỳ câu trả lời nào về thời gian ngắn hơn sẽ bị đánh giá là thiếu hiểu biết. Vì một website mới được đánh giá tốt và ổn định đối với Google thường là 3 tháng, không thể nhanh hơn. SEO web luôn là kế hoạch lâu dài và giúp lượng người truy cập ổn định cho bạn. Vì vậy, nó cũng cần một thời gian đủ dài để hoạt động hiệu quả.

Câu hỏi 3: Mạng xã hội nào phù hợp với công ty của chúng tôi
Nếu không có kiến thức chuyên môn, bạn sẽ khó lòng trả lời được câu hỏi này. Nó không chỉ giúp nhà tuyển dụng khám phá ra được kiến thức của bạn mà còn cho thấy bạn có nghiên cứu về công ty trước đó hay không. Thêm nữa, câu hỏi này rất độc đáo cũng bởi vì kể cả bạn có chuyên môn nhưng không tìm hiểu về công ty, bạn cũng khó lòng có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn Marketing Online này một cách rõ ràng.
Gợi ý trả lời:
Để trả lời được câu hỏi này, hãy nghiên cứu công ty bạn ứng tuyển một cách rõ ràng. Nếu công ty bạn ứng tuyển thuộc hình thức B2B, bạn sẽ cần sử dụng công cụ LinkedIn. Nếu công ty đó thuộc hình thức B2C, bạn sẽ cần sử dụng mạng xã hội Facebook hoặc Twitter.
Câu hỏi 4: Làm cách nào để thu hút sự chú ý trên các bài đăng trên mạng xã hội
Đây là không chỉ là câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho vị trí Marketing Online mà còn là câu hỏi phỏng vấn Content Marketing quen thuộc. Khi làm vị trí Marketing trực tuyến, bạn sẽ cần phải biết được cách để tạo hiệu quả cho các bài đăng tiếp thị của mình. Nếu bạn thất bại ở các bài đăng này, nhà tuyển dụng không chỉ lãng phí thời gian mà còn lãng phí rất nhiều tiền bạc cho một chiến dịch không hiệu quả.
Gợi ý trả lời:
Đầu tiên, để thu hút sự chú ý trên các bài đăng mạng xã hội, bạn phải cho người đọc thấy nhiều giá trị. Chỉ khi cảm thấy có giá trị, họ mới có động lực thích, bình luận hoặc chia sẻ. Thêm nữa, hãy khiến bài đăng của bạn thật sinh động với hình ảnh, video hoặc GIF vui nhộn. Theo nghiên cứu, các bài đăng có hình ảnh trực quan thu hút lượng lớn tương tác từ người đọc.

#2: Câu hỏi đánh giá năng lực tổ chức và xử lý tình huống của ứng viên
Những câu hỏi tình huống được đặt ra trong buổi phỏng vấn Marketing Online sẽ khiến không ít ứng viên bối rối. Đặc biệt là ứng viên còn non kinh nghiệm. Và bạn cần phải thật bình tĩnh trả lời. Hãy luôn nhớ rằng bạn cần luôn phải bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp và hướng đến giải pháp thay vì đổ lỗi cho ai đó.
Câu hỏi 1: Nếu khách hàng liên tục phàn nàn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của công ty trên Fanpage, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Những bình luận tiêu cực trên Fanpage là điều rất bình thường và có thể xảy ra. Các khách hàng bực tức có thể được xoa dịu dễ dàng bởi cách nói chuyện khéo léo và biện pháp xử lý nhanh nhạy của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn mắc sai lầm, bạn có thể khiến công ty, doanh nghiệp, cửa hàng đối mặt với khủng hoảng truyền thông chưa từng có.
Gợi ý trả lời:
Cách đầu tiên để xử lý về bình luận tiêu cực của khách hàng trên Fanpage là xin lỗi họ một cách công khai dưới bình luận và nhắc nhở họ rằng đã có đội ngũ nhắn tin riêng cho họ. Tiếp theo đó, hãy xin lỗi lần nữa về trải nghiệm không tốt của họ về sản phẩm/ dịch vụ. Hãy hỏi họ thêm về chi tiết trải nghiệm để khắc phục các nhược điểm này. Cuối cùng, đừng quên một khoản đền bù. Ví dụ như voucher giảm giá 5 – 10%, hoặc một sản phẩm miễn phí cho lần mua tiếp theo. Cơn giận dữ của họ có thể bay biến ngay khi được lắng nghe, xin lỗi và đền bù thích đáng.
Câu hỏi 2: Kế hoạch Marketing Online của bạn vì một số nguyên nhân mà ngay từ giữa tháng bạn đã biết bạn không đạt được KPI đề ra. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Các kế hoạch đề ra không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng rơi vào hoàn cảnh kế hoạch không như ý muốn. Và nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ mong muốn một ứng viên có thể xử lý nhanh chóng khi nhận ra vấn đề. Để trả lời câu hỏi phỏng vấn Marketing Online này, bạn hãy nhớ rằng, mọi sự im lặng là không phù hợp.
Gợi ý trả lời:
Câu hỏi tình huống cho nhân viên Marketing Online này sẽ cần bạn phải trung thực và xử lý nhanh nhất có thể. Ngay khi bạn phát hiện ra vấn đề, hãy báo ngay cho cấp trên. Trình bày rõ vấn đề và đưa ra biện pháp để đạt được kế hoạch đặt ra. Đừng bao giờ nghĩ rằng im lặng là phù hợp, nó thể hiện sự thiếu chủ động của bạn và sự không nhiệt tình công việc của bạn. Điều mọi công ty cần là người có khả năng xử lý vấn đề, không phải người im lặng và khiến các vấn đề không được xử lý, gây ra thiệt hại.
#3: Câu hỏi đánh giá thái độ, cách ứng xử của ứng viên
Ngoài kiến thức chuyên môn, cách thức xử lý tình huống của ứng viên, thái độ và cách ứng xử cũng là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm. Người nhiệt tình, ứng xử tốt luôn được lòng người phỏng vấn hơn cả. Và bạn sẽ cần chuẩn bị một số câu hỏi phỏng vấn sau:
Câu hỏi 1: Vì sao bạn muốn làm việc trong lĩnh vực Marketing
Đam mê công việc luôn là động lực khiến các nhân viên làm việc tốt. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng câu hỏi phỏng vấn Marketing Online này để khám phá xem lý do bạn làm việc, các động lực khiến bạn gắn bó với công việc.
Gợi ý trả lời:
Những câu trả lời tập trung vào tiền lương luôn bị đánh giá thấp và cho thấy rằng thái độ làm việc, khả năng gắn bó của bạn không cao. Do đó, hãy loại ngay yếu tố này trong câu trả lời của mình. Bạn có thể sử dụng một số ý tưởng như:
+ Khả năng thăng tiến
+ Niềm yêu thích nghiên cứu thị hiếu khách hàng
+ Yêu thích làm việc mạng xã hội, website, làm việc với các con chữ
+ Phù hợp với ngành học của bạn
+ Năng khiếu của bạn về việc xây dựng kế hoạch, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng.
Câu hỏi 2: Những điều khiến bạn nổi giận ở nơi làm việc là gì
Các ứng xử của bạn tại nơi làm việc sẽ được thể hiện trọn vẹn với câu hỏi hay ho này. Và điều bạn cần làm là gì?
Gợi ý câu trả lời hay:
Đừng thể hiện bất kỳ sự bối rối và mất tự tin nào khi trả lời câu hỏi. Hãy hít thở thật sâu và bình tĩnh nói về việc bạn thường không tức giận trong công việc. Và tiếp theo đó, hãy giải thích rằng bạn luôn có kinh nghiệm hợp tác thuận lợi với tất cả đồng nghiệp cũ cũng như những vấn đề rắc rối trong công việc cũ bạn đều giải quyết trơn tru.
Cuối cùng, đừng quên nói rằng bạn có đôi chút khó chịu với những kẻ lười biếng và phá hoại nhưng đều có thể giải quyết ổn thỏa để đạt được mục tiêu đề ra.
Phần 3: Một số kinh nghiệm khác khi đi phỏng vấn Marketing Online
Muốn trúng tuyển công việc, chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn Marketing Online là chưa đủ, ứng viên còn phải chú ý đến một số lưu ý hết sức quan trọng dưới đây. Chúng sẽ là điều hỗ trợ bạn rất tốt để ghi điểm và được nhà tuyển dụng ấn tượng tốt. Cụ thể:
1/ Nên đàm phán lương Net hay Gross
Mức lương luôn là chủ đề chưa bao giờ ngừng hot giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng biết cách đàm phán lương Net hay Gross có lợi cho mình. Trong buổi phỏng vấn Marketing Online của bạn, hãy nhớ rằng đàm phán lương Gross sẽ đảm bảo được quyền lợi của bạn hơn. Nếu không được, hãy yêu cầu công ty xuất trình thêm về những khoản thuế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội họ đóng cho bạn để biết được chính xác quyền lợi của mình.
2/ Nên mặc gì khi đi phỏng vấn
Đó là các bộ cánh lịch sự, trang điểm nhẹ nhàng và một đôi giày kín mũi. Đừng bao giờ xuất hiện trước mặt nhà tuyển dụng với một bộ quần áo nhăn nheo, tóc tai bù xù và một gương mặt thiếu sức sống. Tùy vào tính chất công ty, nữ giới đi phỏng vấn có thể mặc áo vest, áo sơ mi sáng màu, chân váy đen hoặc quần đen.
Một đôi giày cao gót từ 3 – 5cm sẽ giúp bạn tự tin và có các bước đi chắc chắn hơn. Đối với nam giới, hãy luôn mặc áo sơ mi, quần tây, giày tây. Nếu phỏng vấn ở tập đoàn lớn, bạn có thể mặc vest, thắt cà vạt để có vẻ ngoài lịch lãm, chuyên nghiệp.
3/ Luôn mang theo CV xin việc
Sự cẩn thận và chu đáo của bạn sẽ được thể hiện trọn vẹn trong cách viết CV xin việc đúng chuẩn nhất. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng thuận tiện theo dõi kỹ năng của bạn và ghi chú lại.
4/ Một ứng viên đúng giờ sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng
Không ai thích kẻ chậm trễ, không tôn trọng thời gian của người khác. Vì vậy, để không trở thành người đáng ghét như vậy, bạn hãy xuất hiện đúng giờ trong buổi phỏng vấn Marketing Online của mình. Hãy xuất hiện sớm khoảng 10 phút đồng hồ. Khoảng thời gian này thích hợp để bạn chỉnh lại đầu tóc và trang phục cũng như chuẩn bị tâm lý để đối diện với nhà tuyển dụng.
Phần 4: Tổng kết
Những ứng viên xuất sắc nhất cho vị trí Marketing Online luôn có trong tay bộ câu hỏi phỏng vấn Marketing Online độc đáo và hiệu quả. Chúng bao gồm các câu hỏi kiến thức chuyên môn, kiểm tra năng lực và kỹ năng xử lý tình huống cũng như kiểm tra thái độ và cách cư xử của ứng viên. Và nếu bạn cũng muốn là những người tài giỏi này, bạn sẽ cần lấy giấy bút ghi chép để có được cách đối phó hoàn hảo với người phỏng vấn.
Hy vọng rằng, những kiến thức hữu ích của bài viết này sẽ hỗ trợ bạn một cách tốt nhất để có được công việc mơ ước. Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại.