Các loại địa Lan quý – Thống kê tên các loại địa Lan truyền thống

Các loại địa Lan – Thật ra trong chúng ta, những người đam mê lan đều có những hiểu biết về rất nhiều loại. Lan được biết đến là loài hoa đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên nếu có câu hỏi đặt ra như : Tại sao Họ lan lại có sự phân loại về phong lan, địa lan, hay thạch lan..? Thì chắc rằng sẽ rất ít người trả lời được.

Bài viết hôm nay WikiHow Việt Nam sẽ trả lời câu hỏi này. Cùng tìm hiểu về một số loài địa Lan xem chúng gồm có các loại địa lan nào ? Đặc điểm mỗi loại địa lan này ra sao nhé.

Tại sao lại có sự phân loại Địa Lan, gồm có các loại địa Lan nào

Phần lớn mọi người đều lầm tưởng tất cả các loại cây thuộc Họ lan là Phong Lan. Thật ra họ lan có tên theo khoa học là Orchidaceae. Đây là loài hoa nằm trong danh sách những loài hoa đẹp và giá trị nhất Việt Nam. Theo tác giả Trần Hợp (trong cuốn sách Phong lan Việt Nam). Thì hoa lan Việt Nam có khoảng 140 chi, trong đó gồm có hơn 800 loài.

Tên các loại địa lan quý địa lan truyền thống
Tên các loại địa lan quý địa lan truyền thống

Cũng theo sách về các loại địa Lan thì Lan mọc được ở nhiều nơi. Theo đó có thể chia ra làm ba loại: các loài lan mọc được trên các cây cao. Chủ yếu đón gió và nhờ ánh sáng được gọi là phong lan ( tên khoa học Epiphytes). Còn những loài lan mọc trên đất. Sống nhờ các chất dinh dưỡng trong đất gọi là địa lan ( Tên khoa học Terestrials). Còn lại là một số loài lan sinh sống được trên đá gọi là thạch lan ( Tên khoa học Lithophytes).

Đặc điểm chung của các loài địa lan

Địa Lan là những loài lan sống và phát triển trên đất. Rễ bám vào và có thể ăn sâu vào trong đất hoặc len lỏi giữa các lớp đá trong đất. Tùy loại cây mà Thân của chúng có thể nổi trên mặt đất ( đây là loại bán địa lan) hay thân ngập trong đất (địa lan thật). Các loài địa lan thường ra hoa vào mùa đông hoặc xuân năm sau.

Nhóm những loại Lan đất 

Đây là những loại lan rất dễ tìm và dễ trồng. Chúng có thể mọc trong các bãi cỏ hoang ở ven rừng, cạnh các bờ ruộng. Cây thích hợp ở những nơi mà đất chứa nhiều khoáng sét. Nên có thể dễ dàng trồng trong chậu như các cây cảnh khác. Chỉ cần một cái chậu bạn cho đất vườn vào và bổ sung thêm mùn bắng than mùn, hoăc tro trấu. Một số loại trong nhóm này :

Lan Hạc đính nâu ( tên khoa học Phaius takervilleae)

Là loại cây có thân cao khoảng 50-60cm, lá lớn, có củ giả lớn. Cụm hoa mọc thẳng từ nách lá khi củ già, cụm hoa có thể cao khoảng 70cm, hoa rất to. Có nhiều hoa với các cánh màu trắng ở mặt ngoài, màu nâu ở mặt trong. Cánh môi có màu đỏ và vạch vàng. Cây sống rải rác ở các vùng sình lầy độ cao trung bình thấp.

Loài Hạc đinh nâu dễ trồng, ưa sống dưới bóng râm, và thích hợp vùng sình lầy. Nên bạn cần Tưới nước thường xuyên nhưng không để ngập úng. Đất trồng cần bảo đảm thông thoáng và xốp, hoặc có thể trộn thêm rêu và dơn mục vào đất.

Nên Bón thêm phân hữu cơ để giúp cây ra hoa đẹp và bền hơn. Hoa thương nở vào khoảng đầu tháng 2-3. Kéo dài gần 1 tháng. Cùng chi với Hạc đính có thêm một số loài khác ( hạc đính vàng, trắng, hồng ). Chúng có hoa vàng, trắng hay hồng nhưng số lương cũng rất ít.

Lan Chu đinh tím ( Tên khoa học Spathoglottis plicata)

Là loại cây có thân cao khoảng 40-50cm, lá thuôn dài, có củ giả nhỏ. Cụm hoa cũng mọc thẳng từ nách lá khi củ già, cụm hoa thường có khoảng 6-10 hoa, hoa lớn có màu trắng hoặc tím. Cánh môi có màu tím đậm và có họng nhỏ màu vàng. Cây sống ở các vùng phía nam, các vùng núi có dộ cao thấp. Đây cũng là 1 loài cây rất dễ trồng, ưa ánh sáng. Cây có thể được trồng trong chậu cảnh hoặc trồng ven tường thành hàng hoa dài sẽ rất đẹp. Hoa nở không theo mùa và thường nở quanh năm.

Nên Tưới nước thường xuyên nhưng không để ngập úng. Đất trồng cần bảo đảm thông thoáng và xốp, hoặc có thể trộn thêm rêu và dơn mục vào đất. Nên Bón thêm phân hữu cơ để giúp cây ra hoa đẹp và bền hơn. Chu đinh tím được nhiều người biết đến là giống Lan ưa sáng rất dễ trồng. Loại lan này các bạn có thể trồng trong chậu cảnh, ven bờ tường xung quanh nhà.. Hoa của chúng có thể nở quanh năm, không có mùa xác định.

Hình ảnh lan chu đinh tím - Spathoglottis plicata
Hình ảnh lan chu đinh tím – Spathoglottis plicata

Một số lưu ý khi chăm sóc Chu đinh tím, trong quá trình tưới nước không được để cho nước ứ đọng lại. Nên tưới thường xuyên để cây phát triển tốt hơn. Nên dùng loại đất trong vườn tơi xốp hòa với giá thể hữu cơ, các loại phân hữu cơ để bón. Bởi chúng có nhiều trong việc sinh trường phát triển của cây.

Nhóm cây lan Gấm

Đây là nhóm dược trồng chủ yếu để làm cảnh vì màu sắc của lá rất nổi bật. Nhóm này thường mọc nên núi đá hoặc núi đất. rễ bám và ăn sâu các lớp đất của rừng.

Cây là thân rễ bò dài rồi vươn lên mặt đất. Lá màu đỏ, hình bầu dục, có phiến lá màu đen nhung. Với các đường gân mảnh nổi dọc theo lá. Cụm hoa mọc vươn thẳng từ gốc, các hoa mọc thưa và có màu trắng. Lan gấm thường gặp ở các cùng có độ cao thấp.

Nhóm Lan này có màu sắc đặc biệt không như những loài hoa khác. Chúng ta thường thấy chúng xuất hiện trên các vách núi đá, thân ngầm nổi. Rễ ăn sau vào các lớp thảm mục của rừng. Phần lớn các loài cây nhóm này thường ra hoa vào mùa đông hoặc đầu xuân.

Lan lá Gấm ( Tên khoa học Ludisia dicolor)

Đây là Loài tương đối trồng khó. Cây ưa sống dưới bóng râm và độ ẩm cao. Nên tưới nước thường xuyên nhưng tránh ngập nước ở phần thân lá. Dùng chậu lót than bên dưới, rải rêu lên trên, hoặc xơ dừa pha thêm một ít đất và than bùn. Khi trồng bạn nên chỉ đặt thân cây lên mặt, rồi dùng rêu hoặc lá khô phủ thân lại. Tuyệt đối không được chôn sẽ làm cho cây bị thối thân.

Cây ra hoa vào khoảng tháng 2-3, bền màu có thể từ 30-45 ngày. Lan la gấm được trồng làm cảnh do lá có màu sắc đẹp nên sẽ rất thích hợp trang trí để bàn, trang trí nội thất. Vì có kích thước nhỏ và không chịu ánh sáng trực tiếp..

Hình ảnh lan Ludisia dicolor
Hình ảnh lan Ludisia dicolor

Các Loài đáng chú ý khác trong nhóm lan gấm

Các loài trong chi Kim tuyến và loài Gấm đất có cấu trúc của thân và lá tương tự như Lan lá Gấm. Đây cũng là những loài có tiềm năng để trang trí nội thất giá trị cao. Tuy nhiên, những loài này không ưa ngập nước,lại không chịu được nhiệt độ cao trong mùa hè. Nên chỉ thích hợp trang trí bên cửa sổ trong các phòng có máy điều hòa.

Nhóm những loài lan Hài

Ở nước ta, loài lan hài được trồng nhiều nhất ở tỉnh KhánhHòa. Những nơi có độ cao khoảng 800-1300m. Cây sống và phát triển nhờ vào đất. Đây cũng là loại lan dễ trồng.

Cây thường có lá dạng hình bầu dục dẹp, thường có màu xanh. Lá có 2 dạng có vân và không vân ( Loại có vân thì thích nghi với nơi có ánh nắng và nhiệt độ ấm ở đồng bằng. Nhóm lá không có vân lại thích hợp vơi nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ, vùng núi cao)

Hoa lan hài có đủ các màu trong cầu vòng, và có cả sự pha trộn giữa các màu. Đặc biệt cánh môi có hình dạng rất đặc biệt, trông giống như một chiếc hài. Lan hài thường nở hoa vào đầu mùa đông, độ bền hoa 30-40 ngày, có hương rất thơm.  Mỗi Cụm hoa thường mang từ 1-2 hoa, mỗi hoa có kích thước khoảng 7 x 9 cm,

Lan Hài liên ( Tên khoa học là Paphiopedilum tranlienianum)

Loài hài này dược trồng nhiều ở Thái Nguyên, nơi độ cao trung bình. Đây là loại cây dễ trồng, cánh hoa có màu nâu với đài hoa màu trắng. Cây mọc trên đất nhưng đôi khi lại mọc được trên đá. Cây thường có lá màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, mép lá có màu xanh hoặc là màu trắng.

Mỗi cụm chỉ mang 1 hoa, hoa có kích thước khoảng 6x7cm, hoa có hương thơm. Nhiệt  độ thích hợp cho cây từ 18 – 35 độ,Cây ưa ẩm nhưng thoáng,. Giá thể thích hợp để trồng cây là dớn và xơ dừa và sau một thời gian nên bổ sung đá vôi.

Hình ảnh lan hài liên Paphiopedilum tranlienianum
Hình ảnh lan hài liên Paphiopedilum tranlienianum

Lan Hài Heri (Paphiopedilum henryanum)

Loại lan này được phát hiện nhiều nhất ở hà giang, với độ cao khoảng 1000-1200m. Cây mọc trên đất, hoa thường có màu đỏ sen. Phần cánh có màu nâu đỏ pha xanh và đài trên luôn mang màu xanh vàng có các chấm to màu nâu đỏ.

Cây có lá cứng và hơi dày, mặt trên có màu xanh đậm với phần mép lá vàng hoặc trắng vàng. Mặt dưới lá có màu xanh nhạt với những chấm nhỏ dày đặc màu nâu đỏ ở phần gốc lá. Mỗi Cụm hoa mang 1 hoa, kích thước hoa thường là 7x8cm. Hoa thường nở vào cuối mùa thu hoăc đầu đông, độ bền hoa hơn 1 tháng. Giá thể thích hợp nhất là dớn và sơ dừa.

Loài lan hài Việt ( Tên khoa học là Paphiopedilum vietnamense)

Loại lan này được phát hiện nhiều nhất ở Thái Nguyên với độ cao khoảng 1000m. Đây là loài cây dễ trồng, hoa thường có màu hồng pha trắng,chúng hay mọc trên đất hay bám trên đá. Cây có lá màu xanh to, dạng xoăn, mặt trên dai và bóng, với các vân đậm nhạt. Mặt dưới có nhiều chấm nâu đỏ đến đồng màu nâu đỏ dày đặt.

Mỗi Cụm hoa thường chỉ mang một hoa, hoa có kích thước trung bình là 9x12cm. Hoa hay nở vào mùa đông xuân, độ bền hoa 1- 1,5 tháng, và thơm ít. Nhiệt  độ thích hợp cho cây từ 18 – 35 độ, Cây ưa ẩm nhưng thoáng,. Giá thể thích hợp để trồng cây là dớn và xơ dừa và sau một thời gian nên bổ sung đá vôi.

Hình ảnh lan Paphiopedilum vietnamense
Hình ảnh lan Paphiopedilum vietnamense – Các loại địa lan quý hiếm

Loài Lan Hài hằng (Paphiopedilum hengianum)

Loại lan này được phát hiện nhiều nhất ở Tuyên Quang, Bắc Cạn. Với độ cao trung bình khoảng 800 – 1000m. Cây có lá thuôn dài, to cứng. Mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới có màu xanh nhạt. Hoa thường có màu vàng đến vàng nhạt hoặc vàng xanh. Cây có thể mọc trên đất hay bám trên đá.

Mỗi Cụm hoa thường mang 1 hoa kích thước hoa khoảng 9 x 12 cm. Hoa hay nở vào mùa đông xuân, độ bền của  hoa hơn 1 tháng, hoa đẹp nhưng lại ít thơm. Cây ưa ẩm và thoáng, ánh sáng tán xạ che 10-40%, nhiệt độ 8-350C. Giá thể thích hợp là dớn, xơ dừa hoặc mùn và nên bổ sung đá vôi.

Một số loài địa lan thuộc chi lan Kiếm

Đại diện cho loài này có các loài như Trần mộng( tên khoa học là Cymbidium sp). Đông Lan ( Tên khoa học là  Cymdibium sp). Loại lan này được phân bố nhiều nhất ở vùng Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.. và các tỉnh vùng núi phía Bắc giáp với Trung Quốc.

Cây thuộc loài này thường có bộ lá đẹp, cứng. Loại hoa này chúng ta có thể bắt gặp chúng nở vào những ngày xuân, tết nguyên đáng… Có một số loài địa lan cũng thuộc chi lan Kiếm nhưng  hoa lại nở từ tháng 9 – 11( dương lịch). Đây là loài mà Hoa có mùi thơm rất hấp dẫn, đặc biệt là Mạc Đại Hoàng Biên (Cymbidium sp)

Cây Lan sậy (Arudina graminifolia)

Loại lan sậy này được phát hiện rãi rác ở các bãi cỏ ven núi từ Bắc vào Nam. Đây cũng là một trong các loại địa Lan có thân cây mảnh, lá dạng như lá cỏ. Cụm hoa mọc từ đỉnh mỗi cụm có nhiều hoa, Hoa lớn và hoa nở dần chứ không nở 1 lượt như những loại địa lan khác. Hoa có màu hồng ,họng có màu tía với các đốm vàng. Đặc biệt là không có mùa nở hoa cố định.

Các loài địa lan lai tạo (Địa lan hoa to)

Theo như phân loại thì địa lan lai tạo có khoảng 48 loài, có thể chia ra làm hai loại : hoa nhỏ và hoa to. Hiện nay có khoảng 20 loại lan được dùng để làm giống để lai tạo, gồm có các loại như : Lan đầu hổ, Lan đầu hổ Tây Tạng, Lan bích ngọc, Lan mỹ hóa. Lan độc chiếm xuân, đại tuyết lan ,phong lan tím, phong lan châu Âu, phong lan đức thị,…

Từ những giống lan này đã lai tạo thành vài nghìn giống lan mới. Hiện nay loài địa lan rất đa dạng về loại như : loại ra hoa sớm, ra hoa muộn. Có loại cho ra hoa rất to, có cả loại hoa xanh (loại hoa mới), hoa nhiều màu sắc….

Thật ra chúng ta có thể hiểu Địa Lan là loài lan được phát hiện, được trồng trực tiếp trên đất. Và tùy thuộc các điều kiện của từng loài mà chúng ta có các trồng và chăm sóc khác nhau. Qua bài viết này hi vọng sẽ giải đáp được phần nào đó thắc mắc về loại địa Lan rồi. Chúc các bạn có thêm những thông tin kiến thức mới về giống lan của mình nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *